1. Có sự khác biệt giữa UVA và UVB
Mặt trời không chỉ phát ra một loại tia cực tím khó chịu. Mặt trời phát ra tia cực tím ở dạng UVA và UVB. UVB là những tia đốt cháy phá hủy các lớp nông của da gây ra cháy nắng. Chúng cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển ung thư da.
Tia UVA xuyên vào da sâu hơn, gây lão hóa da và tổn thương ADN, dẫn đến ung thư da. Trước đây, UVA được xem là ít gây hại hơn UVB (gây tổn thương ADN trực tiếp), nhưng giờ đây người ta đã biết rằng UVA góp phần gây ung thư da thông qua tổn thương ADN gián tiếp.
Một số nghiên cứu cho thấy việc không có bộ lọc UVA có thể là nguyên nhân gây ra tỷ lệ mắc u ác tính cao hơn ở người sử dụng kem chống nắng so với người không dùng".
2. Vì vậy, bạn cần kem chống nắng “phổ rộng”
BS Dehaven, Giám đốc lâm sàng của iS Clinical cho biết: "SPF (hệ số chống nắng) là một số đo tác dụng bảo vệ da của kem chống nắng trước tia UVB. Nhưng SPF không phải là chỉ dấu của mức độ bảo vệ cũng quan trọng không kém trước tia UVA.
Về mặt này bạn cần phải nhìn vào hệ thống sao UVA, được in ở mặt sau của lọ kem chống nắng. Số sao (từ 0-5) sẽ cho biết tỷ lệ % bức xạ UVA được hấp thụ bởi kem chống nắng.
Hội Da liễu Anh tuyên bố kem chống nắng SPF30 có xếp hạng UVA từ 4-5 sao được xem là tiêu chuẩn chống nắng tốt.
3. SPF cao không đồng nghĩa với tác dụng bảo vệ cao hơn
Kem chống nắng với SPF cao, như SPF 75 hoặc SPF 100, không mang lại sự bảo vệ nhiều hơn đáng kể so với SPF 30 và làm cho người ta tưởng nhầm rằng chúng bảo vệ tốt hơn. Thực ra, SPF30 ngăn chặn 97% tia UVB và SPF50 ngăn chặn 98%", BS Dehaven bổ sung.
4. Rám nắng “giả” và SPF không đi đôi với nhau
Nếu bạn đã từng bị cám dỗ bởi những sản phẩm kỳ diệu được quảng cáo là mang đến cho bạn làn da rám nắng mà vẫn có tác dụng bảo vệ, thì hãy cảnh giác.
Bởi thành phần chính trong các sản phẩm “giả rám nắng” là chất Dihydroxyacetone (DHA). DHA hoạt động bằng cách tạo ra phản ứng hóa học trên da. DHA là một hóa chất mạnh đến mức nó tấn công các chất khác trong công thức sản phẩm.
Nếu bạn chế tạo kem chống nắng phổ rộng và đưa DHA vào đó, nó sẽ rời khỏi nhà máy và vượt qua tất cả các xét nghiệm. Nó sẽ có SPF và nó sẽ có UVA, nhưng qua hai hoặc ba tuần mà DHA sẽ phá hủy sự bảo vệ UVA.
Nếu bạn tiếp thị một sản phẩm là “mang lại làn da giống như rám nắng”, nhưng lại thêm SPF, thì thậm chí bạn đừng bận tâm đến UVA, bởi vì bạn đang không tiếp thị một sản phẩm chống nắng, là mà một sản phẩm “giả rám nắng” có lợi ích phụ là chống nắng".
Vậy phải làm gì nếu bạn muốn có làn da rám nắng? Hãy bôi kem “giả rám nắng” vào tối hôm trước, hoặc một vài ngày trước kỳ nghỉ, miễn là bạn không bôi cùng một ngày, kem chống nắng phổ rộng sẽ hoạt động tốt.
5. “Độ ổn định quang học” cũng là một vấn đề
Độ ổn định quang học (photostability) đề cập đến khả năng chống chịu ánh nắng của sản phẩm - nghĩa là nếu một sản phẩm đó có độ ổn định quang học thì nó sẽ không bị phân hủy khi phơi dưới nắng. Nhưng bạn vẫn cần bôi lại vì có nhiều yếu tố khác liên quan..
Vậy những yếu tố này là gì? Bơi, tắm, và lau khô người, tất cả đều lấy mất lớp kem chống nắng. Cho dù bạn chỉ nằm và thưởng thức cốc nước mát thì mồ hôi cũng có thể làm trôi mất kem chống nắng.
Nói chung, cần bôi lại mỗi 2 giờ/ lần, hoặc 30 phút một lần nếu trong tiết trời nóng ẩm. Cho dù trên nhãn kem chống nắng có ghi là “chịu nước”, thì bạn cũng chỉ có 40 phút bảo vệ khi đang ướt.
6. Kem chống nắng dạng xịt không phải lúc nào cũng tốt
Kem chống nắng dạng xịt có chứa nhiều cồn, làm giảm độ ổn định quang học và làm khô da đúng lúc bạn cần da ẩm nhất. Tuy nhiên, bạn chỉ cần tránh những sản phẩm liệt kê cồn trong danh sách một vài thành phần đầu tiên trong công thức và kiểm tra nhãn khi của các sản phẩm xịt, gel và bất cứ thứ gì nói rằng chúng có tác dụng "làm mát".
7. Thực phẩm chức năng để tối ưu hóa làn da rám nắng có thể “lợi bất cập hại”
Các thuốc uống làm tăng rám nắng thường được mời chào như một cách để có làn da nâu khỏe mạnh trước kỳ nghỉ. Tuy nhiên, những sản phẩm này không thể hiện ngưỡng tăng sản sinh melanin, vốn thực sự là một dấu hiệu của tổn thương da, do đó tốt nhất là nên tránh dùng.
8. Có những loại kem chống nắng không gây nổi mụn
Không phải các chất lọc tia UV gây ra mụn, mà đa phần là do các chất phối hợp. hãy tránh những loại kem có cấu trúc nhờn và không tan vào da sau vài phút. Tốt nhất là bắt đầu với những loại kem chống nắng mà trên bao bì có ghi “không chứa chất nhờn”. Vì thế không có loại kem chống nắng nào dùng chung cho cả mặt và trên người. Hãy dùng riêng từng loại kem cho hai vùng này.