Sự kiện & Bình luận

75 gương điển hình tiên tiến được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Phan Anh 15:02 12/06/2023

Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2023), ngày 11/6, tại Hà Nội, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương long trọng tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc.

hhhh.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao tặng Bằng khen cho 75 gương điển hình tiên tiến. Ảnh: Hải Nguyễn.

Về dự Hội nghị sẽ có 1.175 đại biểu, gồm: Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương; đại diện tập thể, cá nhân "Anh hùng Lao động", "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân"… và đặc biệt là 700 điển hình tiên tiến được các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương giới thiệu, là các tập thể, cá nhân tiêu biểu, người trực tiếp lao động sản xuất, công tác trên các lĩnh vực, vùng miền, gồm: Kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, ngoại giao và các lĩnh vực khác; đại diện nhân sĩ, trí thức, dân tộc, tôn giáo, doanh nhân tiêu biểu, tài năng trẻ...

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết cách đây 75 năm, ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, chính thức phát động phong trào thi đua yêu nước trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Người chỉ rõ: "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất", "Với tinh thần quật cường và lực lượng vô tận của dân tộc ta, với lòng yêu nước và chí kiên quyết của nhân dân và quân đội ta, chúng ta có thể thắng lợi, chúng ta nhất định thắng lợi...".

Lời kêu gọi của Bác như lời hiệu triệu non sông, đã cổ vũ, truyền cảm hứng, động viên, khích lệ toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, có nhiều sáng kiến cải tiến trong lao động, sản xuất và chiến đấu, góp phần thiết thực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Từ đó đến nay, thi đua yêu nước đã thực sự trở thành phong trào rộng khắp từ miền xuôi đến miền núi, biên giới, hải đảo; từ thành thị tới nông thôn với sự tham gia tích cực của người dân, từ các cụ già cho đến các cháu nhỏ và đạt được những kết quả to lớn. Đây là một động lực quan trọng để cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác…

Cũng theo Thủ tướng, từ trong phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến, tiêu biểu trên các lĩnh vực. Đó là những tấm gương anh dũng hi sinh để bảo vệ Tổ quốc, vì cuộc sống bình yên của nhân dân; những tấm gương thầm lặng cống hiến cho khoa học, cho sự nghiệp trồng người; những công nhân vệ sinh môi trường lặng lẽ làm việc ngày đêm; những người cần mẫn trồng cây gây rừng… hay những tấm gương trong phòng chống đại dịch Covid-19...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lưu ý, với các điển hình tiên tiến, luôn giữ vững tinh thần, nhiệt huyết, tiếp tục cố gắng, nỗ lực phấn đấu, không ngừng vươn lên, cống hiến nhiều hơn nữa cho cộng đồng và xã hội, cho Tổ quốc và cho nhân dân. Thực sự là những tấm gương sáng cho mọi người học tập, như lời Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”.

"Trọng trách này đặt lên vai các bạn và mỗi chúng ta, bởi để đạt được thành công, sự tôn vinh đã khó, nhưng giữ được danh hiệu, lòng yêu mến còn khó hơn rất nhiều. Mỗi điển hình tiên tiến là một bông hoa tỏa sáng, tỏa hương về tinh thần, đạo đức, ý thức trách nhiệm và sự cống hiến. Hương sắc đó sẽ tỏa ngát trong cộng đồng, lan tỏa, truyền cảm hứng về những điều tốt đẹp", Thủ tướng mong muốn.

Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tặng Bằng khen cho 75 gương điển hình tiên tiến tiêu biểu dự Hội nghị.

Thành phố Hà Nội có 8 cá nhân tham dự Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc lần này, gồm: Nhà giáo nhân dân Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị, nguyên Bí thư Chi bộ, nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm - Hà Nội; Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm (thế danh Đặng Minh Châu), Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố; PGS.TS Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội; Nhà thơ Bằng Việt, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội; ông Lê Đình Duật, hội viên Hội Cựu chiến binh phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân; bà Đặng Thị Cuối, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất rau hữu cơ ứng dụng CNC Cuối Quý, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng; ông Lý Văn Phủ, nguyên Trưởng thôn Yên Sơn, xã Ba Vì, huyện Ba Vì; em Lê Hà My, học sinh lớp 12 sinh Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
  • Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
75 gương điển hình tiên tiến được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO