27 đường, phố Hà Nội có tên mới

KTĐT| 09/12/2020 13:12

Thành phố Hà Nội đặt tên và điều chỉnh độ dài một số đường, phố trên địa bàn Thành phố năm 2020, gồm 27 đường, phố đề nghị đặt tên mới (trong đó, 10 đường, phố mang tên địa danh và tên khác; 17 đường, phố mang tên danh nhân) và 3 phố điều chỉnh độ dài của 11 quận, huyện, thị xã...

 Sáng nay (9/12), tại Kỳ họp thứ 18 HĐND TP Hà Nội khóa XV, với 93/93 đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP đã thông qua Nghị quyết về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài một số đường, phố trên địa bàn TP Hà Nội năm 2020.

Theo đó, đặt tên và điều chỉnh độ dài một số đường, phố trên địa bàn TP Hà Nội năm 2020, gồm 27 đường, phố đề nghị đặt tên mới (trong đó 10 đường, phố mang tên địa danh và tên khác; 17 đường, phố mang tên danh nhân) và 3 phố điều chỉnh độ dài của 11 quận, huyện, thị xã.

Cụ thể: Đặt tên 27 tuyến đường, phố mới gồm: Phố Hạ Yên Quyết (quận cầu Giấy) dài 400m, rộng 35m; phố Nguyễn Thị Duệ (quận cầu Giấy) dài 791m, rộng 17,5m; phố Hồ Văn Chương (quận Đống Đa) dài 800m, rộng 6,5-8,5m; phố Nguyễn Hy Quang (quận Đống Đa) dài 485m, rộng 9-11m; phố Phú La (quận Hà Đông) dài 700m, rộng 13-15m; phố Hoàng Công (quận Hà Đông) dài 1.300m, rộng 21,5m; phố Hoàng Đôn Hòa (quận Hà Đông) dài 1.320m, rộng 14,5-15,5m; phố Nguyễn Phan Chánh (quận Hoàng Mai) dài 1.270m, rộng 10,5-22,5m; phố Bùi Quốc Khái (quận Hoàng Mai) dài 850m, rộng 13-15,5m; phố Đạm Phương (quận Hoàng Mai) dài 550m, rộng 14,5-16,5m; phố Nam Sơn (quận Hoàng Mai) dài 550m, rộng 13,5-40,5m; phố Văn Tân (quận Hoàng Mai) dài 550m, rộng 13,5-40,5m; phố Phủ Hựu (quận Long Biên) dài 588 m, rộng 22m; phố Hoàng Minh Đạo (quận Long Biên) dài 1.141m, rộng 17,5-22m; phố Phạm Khắc Quảng (quận Long Biên) dài 965m, rộng 19,5m; phố Nguyễn Thời Trung (quận Long Biên) dài 1.100m, rộng 13,5m; đường Phú Mỹ (quận Nam Từ Liêm) dài 850m, rộng 6-7m; phố Hà Kế Tấn (quận Thanh Xuân) dài 1.400m, rộng 10,5-13m; đường Mỹ Trung (thị xã Sơn Tây) dài 1.200 m, rộng 7,9m; đường Cổng Ải (huyện Ba Vì) dài 630m, rộng 5-7m; đường Đông Hưng (huyện Ba Vì) dài 1.000m, rộng 5-8m; đường Vũ Lâm (huyện Ba Vì) dài 2.150m, rộng 17m; đường Đặng Công Chất (huyện Gia Lâm) dài 1.900m, rộng 43m; đường Giáp Hải (huyện Gia Lâm) dài 4.200m, rộng 22m; đường Lý Thánh Tông (huyện Gia Lâm) dài 4.200m, rộng 40m; phố Thượng Phúc (huyện Thường Tín) dài 400m, rộng 25m; phố Nguyễn Phi Khanh (huyện Thường Tín) dài 1.162m, rộng 10,5m.

Bên cạnh đó, điều chỉnh độ dài 3 tuyến đường, phố gồm: Phố Lâm Hạ (quận Long Biên) kéo dài 160m, rộng 30m; phố Nguyễn Lam (quận Long Biên) kéo dài 755m, rộng 30m; phố Vũ Đức Thận (quận Long Biên) kéo dài 405m, rộng 30m.

Để tổ chức thưc hiện, HĐND TP giao UBND TP tổ chức thực hiện việc phân định ranh giới, gắn biển tên đường, phố và tuyên truyền để Nhân dân hiểu ý nghĩa của 27 đường, phố mới được đặt tên và 3 phố điều chỉnh độ dài theo Nghị quyết này; Thường trực HĐND, các Ban, tổ đại biểu HĐND TP giám sát thực hiện Nghị quyết này.

Điều hành việc thông qua nghị quyết này, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị các quận huyện trong quá trình thực hiện việc đặt lại tên hoặc điều chỉnh độ dài đường phố trên địa bàn cần song song với tiếp tục thực hiện kịp thời công tác trật tự văn minh đô thị, chỉnh trang đường phố…

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc trong vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Từng bước đưa phường Hà Đông (mới) phát triển ngày càng hiện đại, văn minh, giàu đẹp
    Thay mặt Thành ủy Hà Nội, đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí Thường trực Thành ủy Hà Nội đã trao các Quyết định, Nghị quyết của Thành phố về công tác nhân sự tại phường Hà Đông (mới) để phường vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7/2025.
  • Xây dựng hệ thống chính trị phường Dương Nội (mới) tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại
    Chiều 30/6, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong làm Trưởng đoàn công tác của Thành phố, dự lễ trao các quyết định của Thành phố Hà Nội về công tác cán bộ thuộc Đảng ủy – HĐND – UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Dương Nội (mới).
  • “Tiết kiệm thông minh – làm chủ tài chính” cùng VietinBank
    Bạn đang ở giai đoạn khởi đầu của sự nghiệp, xây dựng gia đình nhỏ hay lên kế hoạch cho tương lai của con trẻ? Hãy để VietinBank đồng hành cùng bạn trên hành trình làm chủ tài chính với các sản phẩm Tiết kiệm online trên iPay linh hoạt, giải pháp tối ưu cho thế hệ trẻ chủ động, hiện đại và thông minh.
  • Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
    Từ 1/7, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương 2 cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp 'sổ đỏ'; định mức xe ô tô phục vụ công tác chung ở cấp xã; chuyển đổi mã số thuế cá nhân sang số định danh cá nhân...
Đừng bỏ lỡ
27 đường, phố Hà Nội có tên mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO