12 sự kiện giải trí hấp dẫn cuối tuần này, tại Hà Nội

Hạnh Nguyên/KTĐT| 23/02/2018 16:24

Cuối tuần này, tại Hà Nội diễn ra nhiều sự kiện giải trí hấp dẫn…

1. “Chuyện chẳng kể được”
Lúc 20 giờ, ngày 23 và 24/02/2018, tại Manzi Art Space (số 14 Phan Huy Ích, Hà Nội) diễn ra đêm nhạc “Chuyện chẳng kể được” của Lê Cát Trọng Lý. Đêm diễn này của Lý còn rất đặc biệt với người yêu nhạc Việt Nam và quốc tế vì sự tham gia các nghệ sĩ cello Nguyễn Thanh Tú, oboe Nguyễn Hoàng Tùng và piano Cao Thanh Lan.
  1. 2. Chiếu phim “Vũ điệu ba lê”
Lúc 18 giờ, ngày 25/02/2018, tại Trung tâm Văn hóa Pháp (số 24 Tràng Tiền, Hà Nội) diễn ra buổi chiếu phim “Vũ điệu Ba lê” của đạo diễn Frederick Wiseman
“Vũ điệu Ba lê” là bản giao hưởng hoàn chỉnh đưa người xem đi từ những xưởng may trang phục, qua những buổi công chiếu với các ngôi sao nổi tiếng để tới trung tâm của rạp hát nổi tiếng Opera Paris.
  1. 3. Chiếu phim “Benjamin Millepied : Hành trình sáng tạo”
Lúc 15 giờ 30, ngày 25/02/2018, tại Trung tâm Văn hóa Pháp (số 24 Tràng Tiền, Hà Nội) diễn ra buổi chiếu phim “Benjamin Millepied: Hành trình sáng tạo” của đạo diễn Thierry Demaizière, Alban Teurlai.
Phim kể về Benjamin Millepied, nhà biên đạo múa người Pháp, được bổ nhiệm làm giám đốc đoàn múa ballet của Nhà hát Opera de Paris vào tháng 11 năm 2014. Tuổi trẻ, góc nhìn hiện đại, tài năng múa và danh tiếng của Benjamin đã mang lại một làn gió mới cho nhà hát ballet danh giá.
  1. 4. Chiếu phim “Polina: Vũ điệu cuộc sống”
Lúc 20 giờ, ngày 23/02/2018, tại Trung tâm Văn hóa Pháp (số 24 Tràng Tiền, Hà Nội) diễn ra buổi chiếu phim “Polina: Vũ điệu cuộc sống” của đạo diễn Valérie Müller, Angelin Preljocaj.
Phim kể về Polina, một vũ công đầy triển vọng có thể tham dự vào buổi trình diễn ba-lê Bolchoi. Sau khi tham gia hỗ trợ một buổi biểu diễn múa đương đại, nữ vũ công trẻ quyết định từ bỏ tất cả để tới Paris và theo đuổi một giấc mơ.
  1. 5. “Đô thị và Ký ức”
Từ ngày 23/02 – 31/03/2018, tại AGOhub (số 12 Hoà Mã, Hà Nội) diễn ra triển lãm “Đô thị và Ký ức” của hoạ sỹ Nguyễn Thế Sơn, một nghệ sỹ nổi tiếng quốc tế, một học giả và một nhiếp ảnh gia.
Nguyễn Thế Sơn sẽ giới thiệu loạt tác phẩm gần đây của anh mô tả những biến đổi chóng mặt của đô thị ở Việt Nam và sự ảnh hưởng khủng khiếp của nó đến đời sống xã hội.
  1. 6. Sắc thái văn hóa Bình Phước
Ngày 24 và 25/02/2018, tại Bảo tàng Dân tộc học (Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội) diễn ra chương trình “Vui Xuân Mậu Tuất: Sắc thái văn hóa Bình Phước”
Bình Phước – nơi thiên nhiên hoang sơ, thanh âm của cồng chiêng, giai điệu của những bài dân ca, dàn nhạc ngũ âm vang lên, được xem như là linh hồn trong đời sống văn hóa của các tộc người xứ thủ phủ điều, mang nhiều ý nghĩa và vẻ đẹp tiềm ẩn.
Hương vị của lá nhíp xào đọt măng, bánh còng, bánh lá dứa,… cũng sẽ có nhiều điều thú vị chờ bạn khám phá.
  1. 7. “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”
Chương trình “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ kéo dài đến hết ngày 28/2.
Cuối tuần này, có khoảng 80 đồng bào của 11 dân tộc (Tày, Dao, Mông, Thái, Mường, Khơ Mú, Tà Ôi, Cơ Tu, RagLai, Ê Đê, Khmer) với sự tham gia của 11 địa phương, với các điểm nhấn của các địa phương có đồng bào hoạt động hàng ngày (Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên, Thừa Thiên Huế, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Sóc Trăng) cùng sự tham gia của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
  1. 8. Lễ hội Hòa âm Ánh sáng
Lễ hội Hòa âm Ánh sáng đang diễn ra tại Công viên Thiên đường Bảo Sơn (Km5+200, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội) sẽ kéo dài đến ngày 16/03/2018.
Toàn bộ Công viên Thiên đường Bảo Sơn biến hóa thành một Thành phố Ánh sáng (Light City). Light City 2018 bao gồm gần 100 mô hình như cối xay gió, giày thủy tinh, hồng hạc, dàn nhạc cổ điển, thiên thần, tiên nữ, thiên nga, vườn bươm bướm, tượng nhân sư, khu vườn bí ngô, biển cá heo… Cả một thành phố thu nhỏ lung linh sắc màu như một xứ sở thần tiên cho du khách thỏa sức tham quan, chụp ảnh.
  1. 9. Phố sách Xuân Mậu Tuất 2018
Phố sách Xuân Mậu Tuất 2018 đang diễn ra tại Phố Sách 19/12, Hà Nội sẽ kéo dài đến hết ngày  25/02/2018.
Sự kiện trưng bày, giới thiệu tới bạn đọc các thể loại sách phong phú, đa dạng gồm: Sách thiếu nhi, sách văn học, sách kinh tế, khoa học kỹ thuật, sách ngoại văn, sách điện tử và thiết bị số…
  1. 10. Triển lãm “Ban thờ ngày Tết”
Triển lãm “Ban thờ ngày Tết” đang diễn ra tại Không gian văn hóa Đình Kim Ngân (số 42 Hàng Bạc, Hà Nội) sẽ kéo dài đến hết ngày 03/03/2018.
Triển lãm là nơi lý tưởng để tìm hiểu về truyền thống dọn dẹp, bày biện ban thờ của người Việt trong dịp Tết đến xuân về.
  1. 11. Triển lãm “Hoa xuân Hà Nội”
Triển lãm “Hoa xuân Hà Nội” đang diễn ra tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm (số 2 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ kéo dài đến ngày 03/03/2018. Triển lãm trưng bày 80 tác phẩm tranh vẽ các loài hoa bằng màu nước và sơn dầu của 13 tác giả Hà Nội.
  1. 12. Chương trình ca trù “Hát thờ ngày xuân”
Lúc 19 giờ 30, ngày 24/02/2018, tại Kim Đức Ca Quán (tầng 1 Phusalab 21/52 Tô Ngọc Vân, Hà Nội) diễn ra chương trình ca trù “Hát Thờ ngày Xuân”.
Chương trình mở cửa tự do.
(0) Bình luận
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
  • Người lính và mùa xuân đất nước muôn đời
    Nguyễn Khoa Điềm là tác giả lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại. Ông góp vào gia tài thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có bài “Đồng dao mùa xuân”. “Đồng dao mùa xuân” được sáng tác vào tháng 12/1994, in trong sách “Thơ Nguyễn Khoa Điềm - Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2011). Tác phẩm gồm 9 khổ với 33 dòng thơ, theo thể 4 chữ với phong cách đồng dao. Bài thơ được xem là một trong những tác phẩm thành công trong việc khắc họa hình tượng người lính.
  • Văn học Việt Nam đương đại - những tác động và chuyển đổi tích cực
    Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, văn học và các loại hình nghệ thuật khác đang đối mặt với những thách thức của quá trình sáng tạo và tiếp nhận. Làm sao để công chúng Việt Nam không lãng quên văn hóa đọc, văn hóa thưởng thức và cảm thụ các bộ môn nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, múa, ca nhạc, hội họa… trước sự “bành trướng” của loại hình nghe nhìn, sự “cám dỗ” của điện thoại thông minh cùng các thiết bị điện tử và internet? Đối mặt với những thách thức ấy, các chủ thể sáng tạo đã nỗ lực như thế nào để
  • Chuyện phố - Tiếp nối hành trình trăn trở về thế sự
    Chiều ngày 25/3/2024, NXB Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ môn Lý luận văn học - Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm “Chuyện phố - Một tự sự về đô thị đương đại” tại sảnh Nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tới dự tọa đàm có đại diện của Ban giám hiệu nhà trường, đại diện Nhà xuất bản, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cùng đông đảo bạn đọc trẻ.
  • Lắng mình trong những mạch nguồn văn hóa
    Họa sĩ Trần Thị Thu (Thu Trần) bề ngoài có vẻ xù xì, gai góc đối với những ai lần đầu tiên gặp mặt, nhưng bên trong chị lại là người “khát sống, khát yêu” và say mê sáng tạo trong cõi riêng của mình. Không những là họa sĩ vẽ lụa đầy ngẫu hứng, phiêu lưu, chị còn thỏa lòng mình trên những tác phẩm hội họa hoành tráng theo phong cách biểu hiện, trừu tượng. Tranh hoành tráng của Trần Thị Thu cũng giống con người chị, thô ráp mà thâm trầm, tĩnh lặng mà nồng nàn, tầng tầng lớp lớp câu chuyện ẩn trong những mạch nguồn văn hóa mà chị gắn bó, tự thân tìm hiểu đến ngọn ngành.
  • Nhà văn Lê Minh Khuê xa & gần
    Nhà văn Lê Minh Khuê (sinh năm 1949, tại xã An Hải, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) từng là phóng viên Đài Phát thanh Giải phóng, Báo Tiền phong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ; sau 1975 là phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam, biên tập viên Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6 triệu lượt, cao hơn 3,9% so với trước dịch
    Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.
  • TP. Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5
    Cụ thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được miễn phí tham quan ngày 30/4 và 1/5 tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí tại hệ thống các bảo tàng, các điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
  • Phim về địa đạo Củ Chi mừng ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4, ê kíp bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tung teaser với cảnh chiến trường hoành tráng, có xe tăng, vũ khí và cảnh bom rơi, cháy nổ như thật.
  • Khai mạc chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024
    Chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024 là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân gian của cư dân vùng biển và góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
  • Chuyện chưa biết về cây Thị hơn 300 năm tuổi ở Cố đô Huế
    Cây thị 324 năm tuổi gắn với lịch sử hình thành họ Thân Văn ở Thừa Thiên - Huế và đã được công nhận Cây Di sản Việt Nam năm 2010. Tuy nhiên, rất ít người biết đến do “cụ” thị được trồng trên triền bán sơn địa Dương Xuân Hạ (phường Thủy Xuân, TP Huế).
  • Hà Nội đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp văn hóa
    Thủ đô Hà Nội sẽ tăng cường nhiều giải pháp thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thành phố, trước mắt đến năm 2025 với các lĩnh vực: Điện ảnh, Thời trang, Quảng cáo, Thủ công mỹ nghệ, Ẩm thực, Xuất bản, Kiến trúc…
12 sự kiện giải trí hấp dẫn cuối tuần này, tại Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO