12 hạng mục đề cử giải Mai Vàng lần thứ 27 năm 2021

HNM| 15/09/2021 10:33

Ban tổ chức giải Mai Vàng lần thứ 27-2021 vừa công bố 12 hạng mục đề cử cũng như thể lệ bình chọn cho giải năm nay và thời gian dự kiến trao giải.

12 hạng mục đề cử giải Mai Vàng lần thứ 27 năm 2021
Diễn viên Nhan Phúc Vinh nhận giải Mai Vàng năm 2020.

Giải Mai Vàng do Báo Người Lao Động tổ chức, là giải thưởng thường niên do bạn đọc đề cử và bầu chọn, dành cho những cá nhân, tập thể nghệ sĩ, tác phẩm, chương trình truyền hình diễn ra trong năm (từ tháng 12 năm trước đến hết tháng 11 năm sau) được công chúng - bạn đọc của báo yêu thích nhất.

Giải Mai Vàng lần thứ 27-2021 diễn ra từ ngày 15-9-2021 với vòng đề cử đến hết ngày 30-11-2021. Căn cứ thực tế hoạt động văn hóa, nghệ thuật trong năm và mức độ quan tâm của công chúng, Ban tổ chức giải năm nay quyết định 12 hạng mục đề cử, gồm: Ca sĩ hát nhạc nhẹ được yêu thích nhất; Ca sĩ hát nhạc âm hưởng dân ca - truyền thống cách mạng được yêu thích nhất; Ca khúc (mới, phổ biến trong năm, không tính nhạc ngoại lời Việt) được yêu thích nhất; MV (video ca nhạc) được yêu thích nhất; Diễn viên sân khấu - truyền hình được yêu thích nhất; Diễn viên hài được yêu thích nhất; Vở diễn sân khấu - truyền hình được yêu thích nhất; Nam diễn viên điện ảnh - phim truyền hình được yêu thích nhất; Nữ diễn viên điện ảnh - phim truyền hình được yêu thích nhất; Bộ phim điện ảnh - truyền hình được yêu thích nhất; Người dẫn chương trình (MC) được yêu thích nhất; Chương trình truyền hình được yêu thích nhất.

Vòng đề cử diễn ra trên các phương tiện: Báo Người Lao Động điện tử (nld.com.vn), trang web Mai Vàng (maivang.nld.com.vn) và Facebook Mai Vàng kết nối. Ban tổ chức sẽ lập phiếu đề cử trên các phương tiện này. Bạn đọc tham gia đề cử điền thông tin theo hướng dẫn.

Vòng bầu chọn sẽ diễn ra từ ngày 8-12-2021 đến hết ngày 7-1-2022. Ban tổ chức căn cứ thực tế số phiếu đề cử của bạn đọc ở mỗi hạng mục để quyết định hạng mục đó có tiếp tục được đưa vào vòng bầu chọn hay không. Mỗi hạng mục không quá 5 ứng viên vào vòng bầu chọn.

Ngoài 12 hạng mục được đề cử chính thức, năm nay, còn có 3 giải thưởng do Hội đồng nghệ thuật và Ban tổ chức đề xuất, gồm: Giải thưởng tác phẩm văn hóa, nghệ thuật (văn học, nhiếp ảnh, mỹ thuật...); Giải thưởng nghệ sĩ vì cộng đồng; Giải thưởng chương trình nghệ thuật phục vụ cộng đồng trong phòng, chống dịch Covid-19.

Lễ trao giải Mai Vàng lần thứ 27 dự kiến diễn ra tối 13-1-2022.

(0) Bình luận
  • Thiên anh hùng ca Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “là một mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử”. Góp vào chiến công vang dội ấy không thể không nhắc đến các văn nghệ sĩ - những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Nhìn lại thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh toàn dân này từ điểm nhìn 70 năm sau chiến thắng, có thể thấy rõ dấu ấn của văn học nghệ thuật viết về đề tài Điện Biên Phủ trải đều trên khắp các loại hình văn học nghệ thuật, từ văn chương cho đến âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, kiến trúc, điện ảnh…
  • Thơ viết về chiến thắng Điện Biên Phủ: Nối dài âm hưởng bản hợp xướng anh hùng ca
    Bảy mươi năm qua, thơ về sự kiện Đại thắng Điện Biên Phủ có nhiều bài, được công bố trên báo, tạp chí, sách liên tiếp vào các năm 1954, 1955, 1956… sau đó được in chụm vào những dịp kỷ niệm năm chẵn: 1964, 1974, 1984, 1994, 2004, 2014 và năm nay bảy mươi năm - 2024.
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
  • Người lính và mùa xuân đất nước muôn đời
    Nguyễn Khoa Điềm là tác giả lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại. Ông góp vào gia tài thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có bài “Đồng dao mùa xuân”. “Đồng dao mùa xuân” được sáng tác vào tháng 12/1994, in trong sách “Thơ Nguyễn Khoa Điềm - Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2011). Tác phẩm gồm 9 khổ với 33 dòng thơ, theo thể 4 chữ với phong cách đồng dao. Bài thơ được xem là một trong những tác phẩm thành công trong việc khắc họa hình tượng người lính.
  • Văn học Việt Nam đương đại - những tác động và chuyển đổi tích cực
    Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, văn học và các loại hình nghệ thuật khác đang đối mặt với những thách thức của quá trình sáng tạo và tiếp nhận. Làm sao để công chúng Việt Nam không lãng quên văn hóa đọc, văn hóa thưởng thức và cảm thụ các bộ môn nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, múa, ca nhạc, hội họa… trước sự “bành trướng” của loại hình nghe nhìn, sự “cám dỗ” của điện thoại thông minh cùng các thiết bị điện tử và internet? Đối mặt với những thách thức ấy, các chủ thể sáng tạo đã nỗ lực như thế nào để
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
12 hạng mục đề cử giải Mai Vàng lần thứ 27 năm 2021
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO