10 mẫu ôtô biểu tượng quyền lực chính trị trên thế giới

VnE| 01/07/2018 10:04

Cadillac One The Beast gắn liền với hình ảnh của Tổng thống Mỹ, trong khi Hồng Kỳ là dòng siêu sang dành riêng cho các quan chức Trung Quốc.

Những mẫu xe được chọn cho những người đứng đầu một chính phủ hay một tổ chức lớn nào đó thường toát lên sức mạnh, quyền lực và sự chuyên nghiệp, đồng thời sở hữu những đặc điểm mang tính nhận diện quốc gia. Tất cả đều là những thách thức khổng lồ đối với các hãng xe.

Với danh sách dài những thứ cần làm và cả những việc không nên làm, những mẫu xe này được nghiên cứu và sản xuất dành cho những điều kiện mà phần lớn người dân thường có thể không bao giờ gặp phải. Đôi khi, một hãng ôtô tận dụng cơ hội hiếm hoi này để tạo ra một tác phẩm đặc biệt tồn tại mãi với thời gian.

Dưới đây là danh sách 10 mẫu xe đặc biệt nhất chuyên phục vụ những nhân vật đặc biệt của các quốc gia và vùng lãnh thổ. Dù thanh lịch hay kỳ cục, những xe này nằm trong số những sản phẩm nổi tiếng nhất trong ngành công nghiệp ôtô thế giới.

1. Cadillac One 2009
10 mẫu ôtô biểu tượng quyền lực chính trị trên thế giới
Cadillac "The Beast" trong lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi đầu năm 2017. Ảnh: EPA.

Xe limousine dành riêng cho tổng thống Mỹ có từ thời cố tổng thống John F. Kennedy với chiếc Lincoln gần như nguyên bản. Đến thời Cadillac One (biệt danh The Beast) thì ngoại hình có vẻ là một chiếc Cadillac thông thường, nhưng thực tế giống chiến xa hơn là sedan hạng sang. 

Chiếc limousine động cơ dầu dựa trên kết cấu xe tải hạng trung, trang bị vừa đủ vũ khí cũng như khả năng bảo vệ người trên xe khỏi một số mức độ tấn công từ bên ngoài. Cánh cửa xe nặng ngang cánh cửa máy bay Boeing 747. Cabin trang bị hệ thống oxy riêng và trung tâm liên lạc di động.

2. Zil-41047
10 mẫu ôtô biểu tượng quyền lực chính trị trên thế giới
Zil-41047 với kiểu dáng cổ điển. Ảnh: Favcars.

Trong quá khứ, các lãnh đạo Liên Xô chủ yếu dùng những chiếc xe sản xuất nội địa như ZIL-41047 cho các công việc nhà nước. Mẫu limousine là sản phẩm của hãng ZIL và ngừng sản xuất năm 2002 do khách hàng quay sang chọn những mẫu xe hiện đại của nước ngoài, đặc biệt là xe Đức.

Thiết kế tổng thể của chiếc ZIL-41047 gần như không thay đổi từ khi bắt đầu sản xuất vào 1985 cho đến 2002. Trong cabin có 8 chỗ gồm cả ghế lái. Chở đủ người, xe nặng 3,5 tấn. Tốc độ tối đa với hai người trên xe là 190 km/h. Động cơ 7,7 lít V8 công suất 315 mã lực tại vòng tua 4.400 vòng/phút. Hệ dẫn động cầu sau với hộp số tự động 3 cấp. Giá xe được cho là khoảng 159.000 USD.

3. Hồng Kỳ L5
10 mẫu ôtô biểu tượng quyền lực chính trị trên thế giới
Chiếc Hồng Kỳ chở Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một sự kiện lớn. Ảnh: AP.

Chiếc limo dài gần 5,5 m có giá khoảng 820.000 USD với động cơ 6 lít V12 công suất 400 mã lực và trọng lượng 3.150 kg. Vì nhiều lý do, hãng xe Trung Quốc Hồng Kỳ (Hongqi) không tiết lộ những thông số kỹ thuật khác của xe, như tốc độ tối đa hay mức tiêu hao nhiên liệu. 

Hồng Kỳ là dòng xe dành riêng cho các quan chức Trung Quốc, xuất hiện vào năm 1958 với tư cách là thương hiệu hạng sang của FAW và được gọi là "Bentley Trung Quốc". Ban đầu hãng này sản xuất xe dựa trên các mẫu limousine của Liên Xô nhưng sau đó chuyển sang Audi và Lincoln. 

4. Lincoln Continental
10 mẫu ôtô biểu tượng quyền lực chính trị trên thế giới
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) đứng bên cạnh chiếc xe Lincoln Continental chở linh cữu cố lãnh tụ Kim Jong-Il. Ảnh: AP.

Tang lễ của cố lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-il vào tháng 12-2011 có nhiều mẫu xe tham gia đoàn đưa rước, trong đó gồm nhiều chiếc Continental. Các chuyên gia cho rằng việc xuất hiện của dòng xe Mỹ xuất phát từ những năm 1970 thông qua một đại lý Ford.

5. Mercedes 600
10 mẫu ôtô biểu tượng quyền lực chính trị trên thế giới
Giáo hoàng John Paul II vẫy chào dân chúng từ chiếc Mercedes 600 mui trần tại một sự kiện năm 2002. Ảnh: AP.

Suốt nhiều thập kỷ, Mercedes 600 là xe dành cho các tổng thống, hoàng gia và cả các nhà độc tài trên thế giới. Gồm cả phiên bản sedan 4 cửa, limousine và mui trần Landaulet, sản phẩm của hãng xe Đức được lắp ráp thủ công, dùng động cơ 6,3 lít V8 và hệ thống thủy lực phức tạp để điều khiển từ hệ thống treo cho tới cửa chỉnh điện. Ngoài ra là một loạt tùy chọn (trong đó có các phiên bản chống đạn đặc biệt) được làm theo đơn đặt hàng riêng. 

Tổng cộng gần 2.700 chiếc Mercedes 600 được sản xuất, với 70 xe được giao cho các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới. Năm 1965, Mercedes tặng Giáo hoàng John Paul II một chiếc Mercedes 600 Landaulet.

6. Lancia Thesis
10 mẫu ôtô biểu tượng quyền lực chính trị trên thế giới
Một chiếc Lancia Thesis đời 2001. Ảnh: Lancia.

Thương hiệu xe hơi lâu đời của Italia sản xuất mẫu sedan cỡ lớn Thesis với phong cách tiên phong và nội thất xa hoa hướng đến những khách hàng đặc biệt. Chính phủ Italia từng đặt mua một lượng lớn Thesis và đây cũng là một trong những mẫu xe có ngoại hình đặc biệt nhất của một chính phủ. Nhưng vận may của Lancia cũng đến hồi kết thúc.

Năm 2014, thủ tướng đương nhiệm Matteo Renzi bán 151 xe của chính phủ Italy trên eBay, trong đó có nhiều mẫu Lancia. Cuối năm 2014, hãng mẹ Fiat lặng lẽ thu hẹp phạm vi của Lancia và hãng này chỉ còn bán xe tại thị trường nội địa, đặc biệt tập trung vào dòng xe cỡ nhỏ Ypsilon.

7. Renault 4
10 mẫu ôtô biểu tượng quyền lực chính trị trên thế giới
Đức giáo hoàng Francis vẫn thường tự lái chiếc Renault 4. Ảnh: AFP.

Nếu không phải vì công việc, Đức giáo hoàng Francis tự lái chiếc Renault 4 đời 1984 đi vòng quanh Vatican, thay vì ngồi trên xe bọc thép Mercedes M-class. Renault 4 là một chiếc xe cổ đã đi được gần 300.000 km và là món quà mà một linh mục 69 tuổi ở miền bắc Italia tặng ông.

8. Toyota Century
10 mẫu ôtô biểu tượng quyền lực chính trị trên thế giới
Toyota Century Royal chở Nhật hoàng Akihito. Con dấu tròn màu vàng là một dấu hiệu thể hiện đây là xe Hoàng gia. Ảnh: Flickr.

Mẫu xe hiện tại mà Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản sử dụng là Toyota Century Royal, chiếc duy nhất và có giá khoảng 500.000 USD. Ban đầu, Cục quản trị hoàng gia Nhật đặt hàng Toyota 5 chiếc Century Royal, nhưng sau đó do chi phí sản xuất lớn nên thực tế chỉ 4 chiếc ra đời.

Century Royal trang bị hệ thống giảm xóc trước và sau loại xương đòn kép kết hợp lò xo hỗ trợ túi khí. Động cơ chia sẻ từ thế hệ thứ hai của Toyota Century, loại 5 lít V12 cho công suất 276 mã lực.

Trong khi Nhà vua đi xe riêng do Toyota thiết kế thì thủ tướng Nhật sử dụng linh hoạt giữa Toyota Century và Lexus LS 600hL, thường có một đội cảnh sát hộ tống. Sau 50 năm ra đời, kiểu dáng của Toyota Century gần như không thay đổi.

9. Rolls-Royce Phantom IV
10 mẫu ôtô biểu tượng quyền lực chính trị trên thế giới
Hai trong số 18 chiếc Phantom IV thuộc sở hữu của nữ hoàng Anh. Ảnh: Pinterest.

Khi ra mắt năm 1950, Phantom IV được giới thiệu với những đặc điểm nổi bật cùng sự hiếm hoi. Chỉ 18 chiếc được sản xuất và nữ hoàng Anh sở hữu 2 xe, trong đó một chiếc đời 1950. Xe thường được sử dụng trong những dịp quan trọng của hoàng gia, như chở Thái tử Charles và bà Camilla tới nhà thờ vào ngày tổ chức hôn lễ của hoàng tử William.

10. Bentley State limousine
10 mẫu ôtô biểu tượng quyền lực chính trị trên thế giới
Bentley State limousine là một trong những mẫu xe nổi tiếng nhất của Hoàng gia Anh. Ảnh: Topspeed.

Bentley State limousine là chuyên xa được thiết kế riêng cho Nữ hoàng Anh Elizabeth II nhân kỷ niệm 50 năm trị vì của bà hồi năm 2002. Cửa xe có thể mở về sau với góc tới 90 độ, cùng phần kính lớn để bà quan sát xung quanh. Xe được bọc giáp hạng nặng, có khả năng chống các vụ nổ ở khoảng cách gần, trong khi lốp xe được gia cường bằng vật liệu chống đạn kevlar. 

Trong trường hợp bị tấn công bằng khí độc, bên trong xe sẽ được cách ly với bên ngoài và sử dụng nguồn cấp dưỡng khí riêng. Chỉ có hai chiếc Bentley State Limousine được chế tạo với chi phí hơn 15 triệu USD mỗi xe.
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
10 mẫu ôtô biểu tượng quyền lực chính trị trên thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO