Tác giả - tác phẩm

Xuân về, trò chuyện với tác giả “Mùa xuân, làng lúa làng hoa”

Đức Dũng 17:57 31/01/2025

“Lúa ơi thơm ngát cho em hát cùng người/ Bởi lúa yêu cuộc đời nên xanh thắm tươi ruộng đồng/ Sóng lấp lánh mặt hồ cho hoa em ngào ngạt/ Hương hoa bay dào dạt/ Làng hoa em gọi mùa - Mùa xuân...”

nhac-si-ngoc-khue.jpg
Nhạc sĩ Ngọc Khuê

Khi những ca từ và giai điệu đó cất lên trong các chương trình ca múa nhạc trên sóng phát thanh - truyền hình, từ thành thị đến thôn làng, công chúng yêu âm nhạc trên khắp cả nước dễ dàng nhận ra đó là ca khúc “Mùa xuân, làng lúa, làng hoa” của Đại tá, nhạc sĩ Ngọc Khuê. Gọi là “bài ca đi cùng năm tháng” hay “nằm lòng” bởi ca khúc này đã đi qua 44 mùa xuân (sáng tác 1980), được nhiều tên tuổi thế hệ ca sĩ thể hiện.

Vào một buổi chiều áp Tết Ất Tỵ (2025), bên ấm trà nóng tại nhà riêng của nhạc sĩ tôi đã được nghe ông chia sẻ về tình yêu âm nhạc và cơ duyên ra đời tác phẩm này.

Nhạc sĩ Ngọc Khuê bộc bạch, trước năm 1981, gia tài âm nhạc của ông đã có hơn 300 tác phẩm nhưng vẫn chưa có sáng tác nào về Hà Nội, về Hồ Tây - nơi ông sinh sống và theo con đường binh nghiệp (Quân chủng Phòng không - Không quân). Niềm đau đáu của ông có lẽ xuất phát từ tình yêu Hà Nội, yêu làng hoa Nghi Tàm, Ngọc Hà - nơi ông có những người bạn thân yêu, trong đó có bạn cùng quân ngũ. Riêng ở Ngọc Hà, ông được chứng kiến những trận chiến đấu ngoan cường của quân dân trong chiến dịch Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không tháng 12/1972.

“Vào một ngày cuối đông năm 1980, trong lúc lang thang đạp xe vòng quanh Hồ Tây, tôi mới phát hiện ra rằng, khi đi qua đoạn đường từ dốc Bưởi trở lên thì gặp Hồ Tây, phía bên trái con đê là cánh đồng lúa của các xã Xuân La, Xuân Đỉnh; bên phải Hồ Tây là các làng hoa Nghi Tàm, Nhật Tân… Vậy là ý tưởng Hồ Tây bên lúa, bên hoa đã trào dâng trong tôi”, nhạc sĩ Ngọc Khuê chia sẻ.

Ngay lập tức câu hát “Lúa ơi thơm ngát cho em hát cùng người - Bởi lúa yêu cuộc đời nên xanh thắm tươi ruộng đồng/ Sóng lấp lánh mặt hồ cho hoa em ngào ngạt, hương hoa bay dào dạt, làng hoa em gọi mùa/ Mùa xuân” ra đời. Và cái tứ của bài hát xuất hiện từ đó. Về nhà rồi ông mới “gia công” đoạn đầu và khúc kết.

Ở tuổi 78, đôi mắt đã rạn chân chim của ông ánh lên niềm vui khôn tả, bởi đã “trả nợ”, đã thể hiện được tình yêu với Hà Nội, với Hồ Tây; đã nói lên được cảm xúc khát khao của mình trước cuộc sống còn nhiều gian khó, bộn bề nhưng vẫn phơi phới, lạc quan (lúa - biểu tượng của cuộc sống ấm no, còn hoa - biểu tượng của cái đẹp, của đời sống tinh thần người Hà Nội).

Nhạc sĩ tuổi Đinh Hợi (1947) hồ hởi:“Tôi đã thử bằng nhiều cách khác nhau để mở đầu bài hát (Bên lúa, anh bên lúa, Cánh đồng làng ven đê/ Hồ Tây xanh mênh mông trong tươi thắm nắng chiều/ Làng em làng hoa, hoa thơm ngát bốn mùa), cuối cùng thấy hợp lý khi lấy âm hưởng của một điệu hò (ở điệu hò tiết tấu 4 nốt móc kép nhịp 2/4, trong bài này biến thành 4 chùm móc đơn nhịp 6/8 và nhóm này được duy trì đến hết bài) để thể hiện sự lấp lánh của mặt gương Hồ Tây, sự dào dạt êm ả của sóng nước, sóng lúa. Còn đoạn kết của bài hát đồng thời là điệp khúc (Đôi lứa/ Tình yêu/ Mùa xuân/ Làng lúa/ Làng hoa/ Mùa xuân) vừa là cao trào của âm nhạc, vừa là tình cảm như đột ngột bừng dậy của tình yêu đôi lứa. Đến đây chỉ còn lại như cái cớ, như điểm tựa để nhường chỗ cho tình yêu và hạnh phúc con người”.

Với 78 tuổi đời, 42 tuổi quân, 58 tuổi sáng tác, nhạc sĩ Ngọc Khuê có một khối lượng tác phẩm âm nhạc đồ sộ gần 400 ca khúc đủ các đề tài (chủ yếu là về các quân, binh chủng, quân khu, quân đoàn...) vô số giải thưởng lớn về âm nhạc và huân, huy chương… Và thêm một Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật cho cụm tác phẩm “Mùa xuân làng lúa làng hoa”, “Tình yêu với người chiến sĩ” và “Hạt nắng hạt mưa” đã định danh và khẳng định “thương hiệu” Ngọc Khuê trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. Chỉ riêng “Mùa xuân làng lúa làng hoa”, ông vinh dự nhận được hàng loạt phần thưởng, danh hiệu cao quý khác: Giải thưởng Bộ Văn hóa Thông tin (1983); Cúp Vàng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2010) và được bình chọn là một trong những bài hát hay nhất Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; được Bộ Thông tin và Truyền thông bình chọn là một trong mười bài hát hay nhất về Hà Nội. Đối với cuộc đời người làm sáng tạo nghệ thuật, không hạnh phúc nào lớn lao và thiêng liêng hơn thế.

Cuộc trò chuyện của chúng tôi gần đến phần kết thúc thì chuông điện thoại của ông đổ dồn. Ngoài kia, nắng nhạt chiều đông Hà Nội choàng xuống dòng đời nhộn nhịp và vạn vật với những “hợp âm” sôi động của thành phố khi Tết đã cận kề. Và nghe đâu đây, âm hưởng mùa xuân đang dập dìu, náo nức với những giai điệu xuân tươi xanh và bất tận của các nhạc sĩ tên tuổi trên mọi miền đất nước. “Mùa xuân làng lúa làng hoa” lại góp cùng bản “đại hòa ca” khi điệp trùng, hùng vĩ, khi sâu lắng, thiết tha với những “Mùa xuân đầu tiên” của Văn Cao; “Mùa xuân nho nhỏ”, “Tình ca mùa xuân” của Trần Hoàn; “Mùa xuân đến rồi đó” của Trần Chung; “Mùa xuân trên quê hương” của Hoài Mai; “Mùa xuân đi chợ Bắc Hà” của Phùng Chiến; “Sông Đakrông mùa xuân về” của Tố Hải; “Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh” của Xuân Hồng. Rồi những cung bậc, sắc thái của mùa xuân như tình yêu lứa đôi, tình yêu thiên nhiên, quê hương và không gian xuân đất nước, như: “Mùa xuân gọi” (Trần Tiến), “Cung đàn mùa xuân” (Cao Việt Bách), “Lời tỏ tình của mùa xuân” (Thanh Tùng), “Anh cho em mùa xuân” (Nguyễn Hiền), “Thì thầm mùa xuân” (Ngọc Châu), “Hoa cỏ mùa xuân” (Bảo Chấn), “Mưa xuân” (Đức Trịnh), “Hạt mưa mùa xuân” (Trương Ngọc Ninh), “Nắng có còn xuân” (Đức Trí), “Mùa chim én bay” (Hoàng Hiệp), “Một nét ca trù ngày xuân” (Nguyễn Cường), “Lắng nghe mùa xuân về” (Dương Thụ) và “Phút giao thừa lặng lẽ” (Huy Tuấn)...

Xin khép lại bài viết này bằng lời của chính tác giả ca khúc bất hủ “Mùa xuân, làng lúa làng hoa” qua bài viết “Những khúc ca xuân còn xanh tươi mãi” in trong Tổng tập “Ngọc Khuê - tác giả và tác phẩm”: “Mùa xuân. Đã đành rồi. Nhưng đâu chỉ mùa xuân, những giai điệu ấy chỉ bắt đầu từ mùa xuân, cũng như đời người bắt đầu từ tuổi trẻ vậy. Không biết tự bao giờ, mỗi lần mùa xuân gõ cửa là tâm hồn của biết bao người lại rung lên những cảm xúc lạ lùng. Đó là mùa của chồi non lộc biếc, mùa của những khoảnh khắc ý nghĩa, những phút giây đoàn tụ, những ước vọng, hoan ca...”./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Khám phá địa danh lịch sử, văn hoá qua bộ sách song ngữ "Hà Nội - Sài Gòn du ký"
    Bộ sách song ngữ Hà Nội - Sài Gòn du ký là bộ sách độc đáo kết hợp giữa yếu tố du ký, tranh truyện, mang đến cho độc giả một hành trình thú vị khám phá vẻ đẹp và văn hóa đặc sắc của hai thành phố nổi tiếng nhất Việt Nam: Hà Nội và Sài Gòn.
  • “Dạ thưa, xứ Huế bây chừ”: Góc nhìn trữ tình và chân thực về xứ Huế
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách “Dạ thưa, xứ Huế bây chừ”. Đây là tác phẩm mới nhất trong sê-ri sách du lịch, được viết bởi tác giả Nguyễn Thái Bình cùng với nhóm biên soạn. “Dạ thưa, xứ Huế bây chừ” không chỉ đơn thuần là một cuốn du ký, mà còn là một bộ bách khoa toàn thư mini về Huế - một trong những địa danh văn hóa đặc sắc của Việt Nam.
  • GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính: “Người không cũ” của Hà Nội
    GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính đã dành cả cuộc đời của mình cho kiến trúc, dành tình yêu cho Hà Nội - mảnh đất ông sinh ra và lớn lên. Sau khi tốt nghiệp Đại học kiến trúc Matxcơva năm 1967 và bảo vệ luận án Phó tiến sĩ kiến trúc về di sản và trùng tu năm 1977, ông trở về nước. 20 năm giữ chức Giám đốc Trung tâm thiết kế và tu bổ di tích Trung ương (nay là Viện Bảo tồn di tích), Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia, Phó Chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam,… ông đã dành trọn kiến thức, tâm huyết cho công tác bảo tồn, trùng tu di tích để gìn giữ và phát huy những di sản cha ông. Giải thưởng Lớn, Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội, năm 2024 vinh danh GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính như khẳng định lại những đóng góp của ông trong suốt hơn nửa thế kỉ qua.
  • Ra mắt cuốn sách “Khi tài nguyên không còn khan hiếm”: Hành trình vượt qua giới hạn để phát triển bền vững
    Ngày 16/1/2025, tại Hà Nội, Mochibooks chính thức phát hành cuốn sách “Khi tài nguyên không còn khan hiếm: Hành trình vượt qua giới hạn để phát triển bền vững” của tác giả TS. Lê Hữu Thi. Đây là tác phẩm mở ra những góc nhìn mới mẻ và sâu sắc về mối quan hệ giữa công nghệ, tài nguyên và sự phát triển bền vững trong bối cảnh thế giới đang chuyển mình mạnh mẽ.
  • Khám phá Tết qua những ấn phẩm sách đặc sắc cho thiếu nhi
    Chào đón năm mới Ất Tỵ 2025, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu đến bạn đọc những ấn phẩm sách Tết đặc sắc, phong phú về thể loại, từ thơ, truyện, sách kiến thức, sách kỹ năng giúp các bạn nhỏ hiểu thêm về phong tục Tết, đặc biệt là vẻ đẹp truyền thống của Tết cổ truyền dân tộc.
  • Trường ca “Lũ" được vinh danh trong top 10 cuốn sách nổi bật năm 2024
    Tại Lễ trao danh hiệu Gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu và một số cuốn sách nổi bật lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, văn học năm 2024 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thành phố Hải Phòng tổ chức tổ chức ngày 11/1/2025, Trường ca “Lũ" của nhà thơ Lữ Mai đã được vinh danh trong top 10 cuốn sách nổi bật năm 2024. Đây là lần đầu tiên một cuốn sách điện tử được xướng tên trong hạng mục danh giá này, đánh dấu bước chuyển mình của văn học kỹ thuật số.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Rắn trong kho tàng văn chương truyền miệng của người Việt
    Theo chu kỳ Thiên can Địa chi của văn hóa phương Đông, năm 2025 là năm Ất Tỵ - năm con rắn. Người xưa xếp rắn đứng thứ ba trong bốn con vật: chim, cá, rắn, voi (“nhất điểu, nhì ngư, tam xà, tứ tượng”). Trong con mắt của người xưa, rắn ẩn chứa nhiều huyền bí, ma thuật, bởi thế rắn được coi là linh vật để thờ cúng ở một số nơi. Hình ảnh, đặc điểm con rắn từ xa xưa đã đi vào tâm thức của người Việt qua lời ăn tiếng nói, ca dao tục ngữ, truyền thuyết và những câu chuyện cổ... Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ, xin kể đôi lời về loài rắn trong kho tàng văn chương truyền miệng đầy chất liên tưởng và hóm hỉnh của người Việt.
  • Lễ hội Cổ Loa - Hà Nội: Nhân lên truyền thống yêu nước của dân tộc ngày xuân
    Trong rất nhiều lễ hội đầu xuân của Hà Nội thì Lễ hội Cổ Loa (còn gọi là lễ hội “Bát xã hộ nhi”) tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh vẫn giữ được các nghi thức văn hóa truyền thống. Lễ hội này diễn ra trong ngày mùng 5 và 6 tháng Giêng, đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa vào “Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” năm 2021.
  • Năm Tỵ nói chuyện rắn
    Rắn người xưa còn gọi là rồng con, người tuổi rắn cũng gọi là tuổi rồng con. Trong 12 con giáp, rắn xếp hàng Tỵ, đứng thứ 6 trong 12 địa chi. Trong chữ Hán chỉ 12 địa chi ấy, chỉ duy nhất có chữ Tỵ (巳) là mang hình con giáp ấy tức là con rắn.
  • Khu du lịch Nhật Tân - Nơi thiên nhiên hòa quyện cùng con người
    Giữa lòng Hà Nội nhộn nhịp, có một góc nhỏ bình yên, nơi thiên nhiên và con người hòa quyện trong một bức tranh sống động đó là khu du lịch Nhật Tân. Với thung lũng hoa Hồ Tây rực rỡ sắc màu và bãi đá sông Hồng hoang sơ, khu du lịch Nhật Tân từ lâu đã trở thành điểm đến yêu thích của nhiều người yêu thiên nhiên, nghệ thuật và sự tĩnh lặng giữa cuộc sống hối hả.
  • Trường Sa - Những cung đường xanh mùa xuân
    Có những cung đường, khoảnh khắc gặp một lần dễ quên ngay, nhưng cũng có những cung đường dù đến một lần thôi mà cả đời lại chẳng bao giờ có thể nguôi quên. Như lần cùng tàu kiểm ngư dọc ngang biển Đông chuyển hàng Tết Ất Tỵ ra Trường Sa, được đến hòn đảo vốn đã xanh nay càng thêm xanh khi Tết đến, xuân về; màu xanh của sức sống, của tình người, của niềm tin và hi vọng vẫn âm ỉ cháy mãi trong tim chúng tôi.
Đừng bỏ lỡ
Xuân về, trò chuyện với tác giả “Mùa xuân, làng lúa làng hoa”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO