Xử lý trách nhiệm người đứng đầu địa phương nếu để xảy ra tình trạng phân bón giả

Nguyễn Đăng| 23/10/2017 21:21

Một trong những nội dung mới của Nghị định số 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm về tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng xảy ra trên địa bàn.

Thông tin trên được ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) chia sẻ tại tọa đàm trực tuyến tuyến với chủ đề “Tăng cường quản lý thị trườngphân bón” do Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức vào sáng 20/10.

Lượng phân bón dư thừa là quá lớn

Thời gian qua, tình trạng phân bón giả, nhái và kém chất lượng đã gây thiệt hại cho nông dân, doanh nghiệp sản xuất phân bón chân chính, và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nông sản và ô nhiễm môi trường…Trong khi đó, việc quản lý thị trường phân bón trong nước còn nhiều lỏng lẻo, bất cập khiến tình trạng phân bón giả, kém chất lượng và hàng không rõ nguồn gốc... xuất hiện tràn lan trên thị trường.

Chia sẻ tại tọa đàm “Tăng cường quản lý thị trường phân bón”, ông Hoàng Trung cho biết riêng phân bón vô cơ mà Bộ NN&PTNT tiếp nhận từ Bộ Công Thương là 13.423 sản phẩm. Trong đó tính từ thời điểm 1/1/2017 đến nay là 7.840 sản phẩm, tăng gần gấp đôi chỉ trong 8 tháng.

Xử lý trách nhiệm người đứng đầu địa phương nếu để xảy ra tình trạng phân bón giả

Về cơ sở sản xuất phân bón Bộ NN&PTNT đã tiếp nhận 554 cơ sở sản xuất. Tính đến thời điểm này, số lượng sản phẩm phân bón được phép lưu hành ở Việt Nam là 14.174 sản phẩm, cả phân bón vô cơ và hữu cơ. Trong đó, phân hữu cơ chiếm 53%. Số lượng cơ sở sản xuất cả phân bón hữu cơ và vô cơ là 706. Tuy nhiên, hiện nay các sản phẩm hợp quy vẫn đang được Bộ Công Thương tiếp tục gửi về, nên số lượng phân bón vẫn tiếp tục tăng.

Về công suất, với số lượng phân bón và nhà máy sản xuất như trên, thì lượng phân bón vô cơ là 26,5 triệu tấn và phân hữu cơ khoảng 2,5 triệu tấn và hằng năm nhập khẩu 4 triệu tấn. Như vậy, tổng sản lượng phân bón là khoảng 33 triệu tấn, gấp hơn 3 lần so với nhu cầu sản xuất nông nghiệp (hằng năm chỉ cần từ 10 đến 11 triệu tấn).

Ông Trung cho biết trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp hiện nay với việc sẽ giảm dần sử dụng phân bón vô cơ cũng như chuyển đổi cây trồng không hiệu quả, thì số lượng phân bón dư thừa là quá lớn. Điều này dẫn tới một hệ lụy là phân bón giả, phân bón kém chất lượng tràn lan, người dân khó nhận biết, chọn lựa.

Để khắc phục những hạn chế, tồn tại, kẽ hở, những vấn đề chưa bắt kịp yêu cầu thực tiễn… dẫn đến thị trường phân bón phát triển ồ ạt, không theo định hướng, ngày 20/9/2017 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón thay thế Nghị định số 202/2013.  

Phân cấp quản lý phân bón cho địa phương

Nghị định 108 được đánh giá là văn bản chặt chẽ, toàn diện quy định quản lý Nhà nước về phân bón, bao gồm: Công nhận, khảo nghiệm, sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu, quản lý chất lượng, ghi nhãn, quảng cáo, hội thảo và sử dụng phân bón ở Việt Nam.

Ông Trung cho biết Nghị định 108 có nhiều điểm mới. Đó là về phạm vi điều chỉnh, nếu trước đây chỉ công bố hợp quy là đưa ra lưu thông thì nay được siết chặt hơn, tức là phải qua các bước từ khâu kỹ thuật đến khâu lưu hành được công nhận. Việc đặt tên nhãn, mác, quảng cáo được bổ sung.

“Nhằm khuyến khích cũng như định hướng cho ngành nông nghiệp hữu cơ, trong Nghị định 108 có một điều khoản ghi rất rõ là “Tất cả phân bón hữu cơ được sản xuất theo phương thức truyền thống không nhằm mục đích thương mại để tự phục vụ cho sản xuất thì không chịu sự điều chỉnh của Nghị định này”, điều này là để tạo điều kiện cho phân bón hữu cơ phát triển về sau”, ông Trung nhấn mạnh.

Tiếp đó là thay đổi về phương thức quản lý. Trước đây là hai bộ quản lý thì nay thống nhất chỉ do Bộ NN&PTNT quản lý để tạo chủ động và tránh chồng chéo. Phân bón là hàng hoá thuộc nhóm 2 (hàng hoá có nguy cơ gây mất an toàn) theo các luật sản phẩm và phải được đánh giá công nhận lưu hành tại Việt Nam. Đây là phương thức thay đổi hoàn toàn và vấn đề thực thi do Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm.

Liên quan đế mới công tác khảo nghiệm cũng có điểm mới. Trước đây, cho phép doanh nghiệp và cá nhân tự khảo nghiệm, dẫn đến nhiều hậu quả lớn vì không có sự can thiệp của Nhà nước, không công khai minh bạch nên nhiều loại phân bón không cần khảo nghiệm, xảy ra việc gian dối trong báo cáo khảo nghiệm, tự mang báo cáo đó đến các tổ chức công nhận hợp quy rồi đưa ra thị trường. Đây là một trong những nguyên nhân khiến số lượng sản phẩm tăng cao cho đến thời điểm này. Khảo nghiệm là công việc vô cùng quan trọng, chính vì vậy, vì vậy lần này Nghị định quy định rất chặt chẽ như: Tất cả các sản phẩm trước khi lưu hành đều phải khảo nghiệm (trừ một loại cơ bản, phân hữu cơ và các công trình khoa học từ cấp sở trở lên được công nhận tiến bộ kỹ thuật thì không phải khảo nghiệm). Tất cả các loại phân bón được khảo nghiệm phải khảo nghiệm ở những tổ chức có đủ điều kiện.

Về điều kiện sản xuất, so với Nghị định 202 thì Nghị định 108 làm rõ hơn về lĩnh vực chuyên môn được phép sản xuất phân bón. Một số trang thiết bị được quy định trong các phụ lục đều gắn kèm các điều kiện cụ thể. Thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất dược quy định chỉ 5 năm thay vì không có thời hạn như trước đây.

Đối với vấn đề buôn bán phân bón, một đại lý muốn được buôn bán phân bón thì phải có đủ các điều kiện nhưng do không có sự quản lý chặt chẽ nên dẫn đến tình trạng đại lý buôn bán phân bón giả, kém chất lượng. Theo Nghị định mới, đại lý muốn buôn bán phân bón thì phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện mới.

Khâu quản lý chất lượng phân bón, cề quy định chung, phải tuân thủ theo Luật Chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên so với trước, việc kiểm tra nhà nước đối với phân bón nhập khẩu được giao trách nhiệm cho Bộ NN&PTNT quản lý thay vì cơ quan hải quan trước đây. 100% các lô phân bón nhập khẩu phải chịu sự kiểm tra nhà nước tuy nhiên cho phép đưa về kho bảo quản của doanh nghiệp. Cơ quan hải quan sẽ hoàn tất các thủ tục theo quy định của pháp luật sau khi có kết quả kiểm tra nhà nước. Doanh nghiệp được phép sử dụng kết quả kiểm tra nhà nước để làm hợp quy.

Về nhãn mác, đặt tên sản phẩm được quy định rất rõ là ngoài quy định theo Nghị định 143 của Chính phủ về nhãn mác, phân bón là mặt hàng đặc thù nên phải thêm vài quy định chung như các nội dung trong quyết định được công bố lưu hành tại Việt Nam.

Đại diện Bộ NN&PTNT cũng lưu ý một điểm mới vô cùng quan trọng là phân cấp cho địa phương trong Nghị định này. Theo đó, có khoảng 8 nội dung về quản lý Nhà nước thì đã phân cấp 6 nhiệm vụ cho địa phương.

Cụ thể các Sở NN&PTNT và các chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tại địa phương phải thực hiện 6 nhiệm vụ, bao gồm: Một là cấp lại tất cả các giấy chứng nhận đủ điều kiện đóng gói phân bón. Hai là giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón. Ba là xác nhận quảng cáo theo đúng luật quảng cáo. Bốn là thanh tra, kiểm tra trong địa bàn địa phương quản lý. Năm là chịu trách nhiệm hướng dẫn như tập huấn người nông dân sử dụng phân bón theo nguyên tắc 5 đúng. Cuối cùng, chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, nếu để xảy ra tình trạng phân bón giả, kém chất lượng trên địa bàn thì người đứng đầu địa phương đó phải chịu trách nhiệm.

Ông Hoàng Trung: "Khi xây dựng Nghị định 108, quan điểm là không làm gián đoạn, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt, những sản phẩm nào đã tuân thủ theo quy định trước đây thì giữ nguyên. Do vậy 14.174 sản phẩm đang nằm trong danh mục nghiễm nhiên được cơ quan quản lý Nhà nước mà hiện nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ xem xét đánh giá lại, không phải khảo nghiệm. Theo Điều 47 của Nghị định quy định sẽ tự động công nhận lại và nếu có vấn đề gì chưa bảo đảm, chưa đáp ứng được, Cục Bảo vệ thực vật sẽ trao đổi với các doanh nghiệp công nhận lại, thủ tục sẽ đơn giản".

(0) Bình luận
  • Khai mạc triển lãm HanoiPrintPack 2025
    HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
  • Khai mạc triển lãm ENTECH HANOI 2025
    Sáng ngày 25/6, Hội chợ triển lãm quốc tế công nghệ năng lượng-môi trường Hà Nội năm 2025 (ENTECH HANOI 2025) đã được khai mạc.
  • Taste of Queensland: Kết nối tôn vinh mối quan hệ đối tác bền chặt giữa Việt Nam và Queensland
    “Taste of Queensland” do Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư bang Queensland (TIQ) phối hợp với Hiệp hội Thịt và Chăn nuôi Australia (MLA) tổ chức tại Hà Nội đã trở thành điểm nhấn nổi bật trong hành trình thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa Queensland và Việt Nam.
  • Đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ 1-7-2025
    Văn phòng Chính phủ hoàn thành việc nâng cấp chức năng của Cổng Dịch vụ công quốc gia; phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối thông suốt với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh, đưa vào thử nghiệm chính thức trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trước ngày 28-6-2025 để bảo đảm vận hành thông suốt từ ngày 1-7-2025.
  • Tôn vinh 125 doanh nghiệp, cá nhân tại Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam năm 2025
    Tối 22/6, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Tự động hóa Việt Nam, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số tổ chức Lễ biểu dương “Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – Industrie 4.0 Awards” lần thứ tư, năm 2025.
  • Cầu nối xúc tiến chuyển giao công nghệ, kết nối chuỗi cung ứng và thúc đẩy đầu tư hiệu quả
    Với chuỗi hoạt động chuyên môn thiết thực, Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Việt Nam 2025 – VIET INDUSTRY 2025 khẳng định vai trò là điểm kết nối hiệu quả giữa công nghệ – đầu tư – sản xuất.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Cam kết mạnh mẽ của Hà Nội trong bảo đảm an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau
    Việc HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI thông qua Nghị quyết quy định nội dung, mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách xã hội của thành phố (thực hiện điểm a, điểm b khoản 3, khoản 4 Điều 27 Luật Thủ đô 2024) tại kỳ họp thứ 25, đã khẳng định cam kết mạnh mẽ của Hà Nội về việc đảm bảo an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau.
  • “Cho muôn đời sau” - Đêm nhạc tôn vinh nhạc sĩ Hoàng Vân
    Nhiều tác phẩm nổi bật trong bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân – bộ sưu tập đã được UNESCO ghi danh là Di sản tư liệu thế giới, sẽ được giới thiệu đến người yêu âm nhạc trong chương trình nghệ thuật “Cho muôn đời sau”, sự kiện diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) vào tối 24/7 tới đây.
  • Xã Nội Bài (Hà Nội): Điểm sáng trong triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp
    Ngay trong ngày đầu triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp 1/7/2025; điểm phục vụ hành chính công xã Nội Bài đã đi vào hoạt động, với không khí làm việc diễn ra khẩn trương, nền nếp, tinh thần phục vụ nhân dân thân thiện, nghiêm túc và hiệu quả, với khẩu hiệu: “Khoa học - Hiệu quả - Hiện đại – Sẵn sàng – Thân thiện”; trong khuôn khổ mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
  • Vừa phát hành “Totto-chan bên cửa sổ” phần 2 lập tức tái bản
    Sau hơn bốn thập kỷ kể từ khi “Totto-chan bên cửa sổ” ra đời và trở thành hiện tượng xuất bản toàn cầu, tác giả Kuroyanagi Tetsuko đã hoàn thành phần tiếp theo mang tên “Totto-chan bên cửa sổ: Những chuyện tiếp theo”. Ngay khi ra mắt tại Việt Nam, tác phẩm đã tạo nên cơn sốt với 3.000 bản in đầu tiên được bán hết chỉ trong ba ngày, cho thấy sức hút bền vững của một trong những nhân vật văn học thiếu nhi được yêu thích nhất thế giới.
  • Khai quật khảo cổ Tháp đôi Liễu Cốc, xuất lộ di tích có 2 tháp thờ duy nhất ở Việt Nam
    Sau khi thăm dò, khai quật di tích Tháp đôi Liễu Cốc (phường Kim Trà, TP Huế) giai đoạn 2 đã thu được 9.380 tiêu bản và mảnh hiện vật, trong đó xác định được di tích duy nhất ở Việt Nam có 2 đền tháp thờ chính.
  • Các nghị quyết đặt người dân, doanh nghiệp vào vị trí trung tâm, chính sách phải khả thi
    Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đề nghị các đại biểu HĐND khi thảo luận, xem xét các nghị quyết cần phải đặt trong tầm nhìn dài hạn, với tư duy dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đặt người dân và doanh nghiệp vào vị trí trung tâm…
  • Hà Nội đề xuất khôi phục tên phố Hàng Lọng
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có tờ trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết về việc đặt tên, đổi tên và điều chỉnh độ dài đường phố và công trình công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2025.
  • Nghề gốm Mỹ Thiện là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Nghề gốm Mỹ Thiện được xếp vào loại hình “Nghề thủ công truyền thống” và chính thức trở thành một phần trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia...
  • Tết cơm mới của người Xá Phó là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Khi tổ chức Tết cơm mới, mỗi gia đình phải đi rước “hồn lúa mới” từ cánh đồng, nương rẫy về nhà. Hình tượng cây lúa và “hồn lúa” trong tâm thức của người dân mang đậm tính nhân văn, bản sắc văn hóa tộc người.
  • Phim "Chị dâu" thắng lớn tại Liên hoan phim châu Á - Đà Nẵng 2025
    Tại lễ trao giải, bộ phim "Chị dâu" đã thắng lớn với 3 giải thưởng quan trọng gồm: Phim hay nhất, nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho nghệ sĩ Việt Hương và kịch bản xuất sắc nhất do nhóm biên kịch Phạm Thị Thanh Thu, Nguyễn Phạm Hoàng Quân, Trần Hữu Tấn chấp bút...
Xử lý trách nhiệm người đứng đầu địa phương nếu để xảy ra tình trạng phân bón giả
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO