Xe đạp ơi!

Hanoimoi| 06/08/2022 08:28

Thế kỷ XXI với đủ loại hình xe đạp, mấy ai còn nhớ xe đạp xuất hiện ở Hà Nội khi nào? Nghe chuyện cũ, tra tư liệu lưu trữ, mới biết hãng Berset (Béc-xê) của người Pháp có trụ sở ở số 10 Tràng Thi, đã đến Hà Nội từ những năm 20 của thế kỷ trước, chuyên nhập khẩu kiêm cả sửa chữa xe đạp do Pháp và một số nước châu Âu sản xuất.

Do vậy, những nhà khá giả ở Hà Nội thường sắm cho con chiếc xe đạp đi học. Sau ngày Thủ đô giải phóng, tôi vẫn thấy dáng các nữ sinh mặc áo dài trắng giờ tan trường đạp xe trên phố, thật đẹp và thơ mộng...
Xe đạp ơi!
Xe đạp trên phố Hàng Khay thời bao cấp.

Từ năm 1965, Hà Nội cũng như các tỉnh, thành miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, xe đạp trở thành phương tiện hữu ích để bố mẹ đèo con, thồ đồ gia dụng đi sơ tán. Biết bao hình ảnh xúc động trong những năm tháng cả Hà Nội chống Mỹ; bức ảnh em bé với đôi mắt tròn xoe ngây thơ sau lưng người mẹ đang đạp xe mải miết đến nay vẫn lay động trái tim biết bao người.

Nhưng cũng từ khi thực hiện chế độ phân phối lương thực, thực phẩm, chất đốt theo sổ và tem phiếu thì xe đạp cũng phải phân phối theo tiêu chuẩn khi được bình bầu là “lao động tiên tiến”. Cả gia đình chỉ có một cái xe là oách lắm rồi. Mẹ tôi vẫn giữ được giấy đăng ký xe đạp ngày ấy. Bà bảo: “Khung xe có số khắc chìm để chống trộm cắp, vì xe đạp là cả gia tài. Cũng chỉ công nhân viên chức, cán bộ mới được phân phối xe”.

Trong ký ức tuổi thơ tôi, chiếc xe đạp Thống Nhất nam (có gióng ngang nối từ cổ phốt đến cọc yên, xe nữ không có gióng này) của cha tôi quả là tuyệt diệu. Chủ nhật, cha đèo hai mẹ con đi Bờ Hồ “bát phố”. Tháng tháng, cha chở mẹ về thăm các cụ ở quê. Cha tôi đi bộ đội, mẹ dùng cái xe đạp ấy tranh thủ đi thăm con lớn ở quê ngoại, con bé ở quê nội; thồ gạo, mỳ sợi, đường, mỡ... là những thứ ở quê rất hiếm, tiếp tế cho chị em tôi. Tôi lên lớp 7, mẹ cho dùng cái xe đạp ấy. Nhớ mãi trận Mỹ đánh phá Hà Nội mùa đông 1972, tôi nóng lòng khi nghe tin bom rơi trúng nhà A5 của khu tập thể Nhà máy dệt 8-3, vội đạp xe từ quê ra. Đến dốc đê Khuyến Lương, yên trí bóp phanh sau, tôi cho xe lao xuống dốc. Đứt phanh! Tôi cuống lên, bóp cả phanh trước. Xe quay lơ ở vệ cỏ giáp ruộng. May mà tôi không bị gãy chân, tay. Lóp ngóp lôi được xe lên thì ôi thôi, ghi đông đã bẹp một bên. Lẽo đẽo đi bộ đến gần bến đò mới có hàng sửa xe. Bác chủ hàng chỉnh lại cổ phốt, còn bên ghi đông xe đã bẹp thì chịu. Tôi mắm môi đạp xe, lựa tay lái theo cái ghi đông bẹp ấy, rồi cũng qua đò, về đến nhà gặp được mẹ, mừng ứa nước mắt. Kỷ niệm nhớ đời năm 13 tuổi.

Bên cạnh xe đạp Thống Nhất, Hà Nội thời ấy có khá nhiều xe đạp ngoại do cán bộ, sinh viên đi học ở Liên Xô và các nước Đông Âu mang về. Chúng tôi nhìn xe đạp Favorit của chị Thu học ở Tiệp Khắc mang về, đẹp như nữ hoàng, mê lắm. Bác Bích, cán bộ đi học ở Nam Ninh, Trung Quốc mang về chiếc xe Phượng Hoàng màu rêu. Chúng tôi nhìn bác đạp đi làm mà thèm. Sau ngày đất nước hòa bình, thống nhất, Hà Nội có thêm nhiều loại xe đạp khác nữa. Ai vào Nam, chỉ cần vác khung ra, phụ tùng có sẵn ở chợ Giời, thế là “lên” được chiếc xe mới toanh. 

Rồi đến hợp tác xã cơ khí cao cấp cũng sản xuất được khung xe nhái theo mẫu mã của miền Nam. Tôi thật sự ngạc nhiên khi nhìn thấy cô bạn tôi vác cái khung xe nữ ở chợ Giời về, mặt mũi nở nang tưng bừng: “Đi lắp xe thôi”. Nói là làm, cô ấy vay tiền đi mua phụ tùng, lắp cái xe ra dáng phết. Khi phụ tùng bung ra ở chợ Giời thì ở cửa hàng mậu dịch quốc doanh, cảnh dòng người rồng rắn xếp hàng mua phân phối vòng bi, nan hoa, săm, lốp... vẫn diễn ra ở ngay Bách hóa Tổng hợp. Sau gần một tiếng đứng mướt mồ hôi, tôi thoát ra khỏi dòng người, tay cầm hơn chục chiếc nan hoa, 20 viên bi của ổ giữa. Anh Quế cùng cơ quan vớ được chiếc săm vì phiếu phân phối chỉ cho phép mua săm thì thôi lốp. Tình cảnh đi xe đạp với cái lốp “cố vấn” bằng săm hỏng cắt ra buộc quanh một đoạn lốp để đỡ cho “tanh” đã rão, lốp đã mòn thật là dở khóc dở cười...

Đường phố lúc ấy có nhiều người chuyên vá xe ngồi vỉa hè, góc phố. Nỗi khó khăn của ai cũng như ai với câu đồng dao: "Một yêu anh có may ô, hai yêu anh có cá khô ăn dần", nên những gia đình cho vợ đi lao động xuất khẩu còn được người ta hài hước ví như “xe đạp Peugeot để ở Bờ Hồ không khóa”.

Tôi gắn bó với cái xe đạp nữ Hà Nội, mẹ cho tôi từ năm 1978. Đi học trong Mễ Trì, đi thực tập ở Cổ Loa, Hải Dương, Thái Bình... tôi đều mang xe theo để tiện đạp xe xuống làng xã. Năm 1996, em gái "sang tên" cho cái xe Nhật mi ni. Đến nay đã gần 30 năm, tôi vẫn đạp chiếc xe ấy đi tập thể dục, đi chợ... như một thói quen, dù bây giờ có rất nhiều loại xe đạp thể thao thời thượng.

(0) Bình luận
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Xa - gần & tình yêu
    Reng. Reng. Reng. Là tiếng chuông điện thoại chứ không phải báo thức. Thơ giật mình, một lo lắng vơ vẩn cồn lên. Từ ngày ba mất, cô vốn sợ những tiếng chuông điện thoại vào những giờ bất thường, sáng sớm hoặc là tối khuya. Nhìn thấy số của Yên, Thơ hơi bất ngờ. Chưa bao giờ cô ấy gọi cho cô vào giờ này...
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • Lịch nghỉ học kỳ I và nghỉ Tết Dương lịch 2025 của học sinh
    Bộ GD&ĐT đã công bố lịch nghỉ Tết dương lịch năm 2025 và lịch nghỉ học kỳ một của học sinh cả nước.
  • Cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    Tổng Bí thư Tô Lâm trong các bài viết, bài nói gần đây đã nhấn mạnh đây là thời điểm Việt Nam “hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc tiếp sau kỷ nguyên độc lập, tự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội và kỷ nguyên đổi mới. Đồng chí Tổng Bí thư đã chỉ rõ cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đừng bỏ lỡ
Xe đạp ơi!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO