Văn hóa - Xã hội

Xây dựng công trình thiết yếu cho người dân Mã Lai Pun ở cột mốc 597 biên giới Việt - Lào

Hà Oai - Phan Vĩnh 08/07/2024 08:01

Đồn Biên phòng Hướng Phùng (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị) phối hợp trao tặng công trình nước sạch kết hợp nhà tắm và “Ánh sáng đường biên” cho người dân vùng biên giới Việt - Lào.

z5610188600197_67c337ea40a9385cd4f3fa02e10823e6.jpg
Lễ khởi công xây dựng công trình nước sạch kết hợp nhà tắm cho người dân thôn Mã Lai Pun.

Hướng tới hoạt kỷ niệm 77 năm Ngày thương binh Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) và 50 năm Ngày truyền thống Đồn Biên phòng Hướng Phùng (11/7/1974 - 11/7/2024), Đồn Biên phòng Hướng Phùng phối hợp với Đoàn thanh niên Agribank tỉnh Thái Bình tổ chức Lễ khởi công xây dựng công trình nước sạch kết hợp nhà tắm cho người dân thôn Mã Lai Pun (xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị) ngày 7/7.

Do điều kiện địa hình khó khăn và nguồn nước tự nhiên thường xuyên thiếu nên không đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt cho các hộ dân thôn Mã Lai Pun, Đồn Biên phòng Hướng Phùng (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị) đã chủ động kết nối với Đoàn thanh niên Agribank tỉnh Thái Bình trao tặng kinh phí 35 triệu đồng hỗ trợ cho người dân thôn Mã Lai Pun xây dựng công trình nước sạch. Trong dịp này, Đồn Biên phòng Hướng Phùng và Đoàn Thanh niên Agribank Thái Bình cũng đã trao tặng một công trình “Ánh sáng đường biên” tại cột mốc biên giới Việt - Lào 597 và 20 suất học bổng cho các cháu học sinh cụm Bản Mày (huyện Sê Pôn, tỉnh Savanakhet, Lào) với tổng trị giá 25 triệu đồng.

z5610188842962_b88e5285fb647b5c717af6550988dad7.jpg
Cột mốc 597 biên giới Việt - Lào.

Thiếu tá Nguyễn Văn Bằng - Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Hướng Phùng (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị) cho biết, từ năm 2022 đến nay và nắm bắt được đời sống của nhân dân bản Mày nước bạn Lào gặp nhiều khó khăn, chưa có điện chiếu sáng và nhà sinh hoạt cộng đồng nên Đồn Biên phòng Hướng Phùng đã huy động các nguồn lực với tổng trị giá 150 triệu đồng để giúp đỡ bà con nhân dân nước bạn Lào anh em, các hoạt động trên mang ý nghĩa thiết thực, củng cố một phần cho đời sống dân sinh, góp phần xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Cột cờ Hà Nội: Biểu tượng thiêng liêng của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội
    Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu, ngày 10/10/1954, năm cửa ô rộng mở, ngập trong cờ hoa và biểu ngữ đón chào đoàn quân tiến về Hà Nội. Và cũng trong ngày 10/10/1954 lễ thượng cờ diễn ra tại Cột cờ Hà Nội đã trở thành giây phút thiêng liêng, đánh dấu mốc son cho lịch sử dân tộc Việt Nam: Thủ đô Hà Nội được hoàn toàn giải phóng.
  • Khai mạc Triển lãm tranh sơn mài "Dấu thiêng"
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô chiều tối 5/10, tại Hoàng Thành Thăng Long đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm các tác phẩm tranh sơn mài “Dấu thiêng" của họa sĩ Chu Nhật Quang.
  • “Cờ ngày nào tung bay trên phố”
    Từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành, tôi đã bao lần hòa giọng ca của mình cùng bạn bè hát bài “Tiến về Hà Nội” (Nhạc và lời của Văn Cao). Lần nào hát đến câu: “Cờ ngày nào tung bay trên phố…” tôi đều xúc động đến nghẹn lời. Ký ức những ngày mùa thu lịch sử năm 1954 như hiển hiện ra trước mắt, đưa tôi trở về với tuổi thơ trong ngôi nhà cổ kính bên hồ Hoàn Kiếm ngày xưa.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Ứng dụng công nghệ số bảo tồn, phát huy giá trị di sản, văn hóa Huế đạt giải Chuyển đổi số Việt Nam
    Ứng dụng công nghệ số bảo tồn, phát huy giá trị di sản, văn hóa Huế của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đạt Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2024.
  • Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình: Tái hiện một Hà Nội hào hùng, văn hiến
    "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" là sự kiện trọng điểm trong chuỗi các hoạt động văn hóa đặc sắc, được chỉ đạo bởi Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội. Chương trình mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh giá trị lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Quận Long Biên: Gắn biển tuyến đường nối Nguyễn Văn Cừ - Ngọc Thụy
    Ngày 5/10, quận Long Biên tổ chức khánh thành và gắn biển dự án “Xây dựng tuyến đường 40m nối từ đường Nguyễn Văn Cừ đến hết khu tái định cư Ngọc Thụy” với tổng mức đầu tư trên 1.200 tỷ đồng.
  • [Video] Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội: tái hiện hình ảnh Thủ đô 70 năm lịch sử
    Nằm trong chuỗi các hoạt động cao điểm chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), tối 4/10 tại Trung tâm Di sản văn hóa Thế thế giới Hoàng thành Thăng Long, Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 chủ đề “Hà Nội - Tinh hoa áo dài”. Chương trình nghệ thuật đem đến cho các đại biểu, người dân và du khách quốc tế các tiết mục nghệ thuật được dàn dựng công phu, tái hiện hình ảnh Thủ đô 70 năm lịch sử.
  • Những hình ảnh ấn tượng trong buổi tổng duyệt "Ngày hội văn hoá vì hoà bình"
    Để chuẩn bị cho "Ngày hội văn hoá vì hoà bình" trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), các đơn vị tham gia chương trình đã có buổi tổng duyệt vào chiều 4/10.
  • Tây Hồ gắn biển 2 công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Ngày 5/10, UBND quận Tây Hồ đã tổ chức gắn biển 2 công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô gồm: Dự án cải tạo, nâng cấp trường Tiểu học Xuân La; Dự án cải tạo, nâng cấp Trung tâm GDNN - GDTX quận Tây Hồ (cơ sở 2).
Xây dựng công trình thiết yếu cho người dân Mã Lai Pun ở cột mốc 597 biên giới Việt - Lào
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO