Xã hội hóa hoạt động văn học, nghệ thuật: Nhìn lại để có chiến lược đi tiếp

An Nhi/HNM| 23/12/2018 17:13

Sau hơn 20 năm kể từ khi Đảng và Nhà nước đề ra chủ trương xã hội hóa các lĩnh vực liên quan đến đời sống văn hóa - xã hội, giới văn học, nghệ thuật nước nhà mới có dịp cùng nhau nhìn lại hành trình xã hội hóa trong lĩnh vực của mình. Mặt được cũng nhiều mà hạn chế cũng có, nhưng quan trọng là từ đây đã gợi mở hướng đi chiến lược cho giai đoạn tiếp theo.

Xã hội hóa hoạt động văn học, nghệ thuật: Nhìn lại để có chiến lược đi tiếp
Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời do doanh nghiệp thành lập đem lại tín hiệu tốt cho âm nhạc Việt Nam.

Đã chuyển động tích cực

Phải khẳng định xã hội hóa là chủ trương lớn, đúng và trúng của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết số 90/CP của Chính phủ ngày 21-8-1997 về Phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa đã tạo ra những chuyển động tích cực trong hoạt động văn học, nghệ thuật nước nhà trong hơn 20 năm qua.

Nhìn trước tiên vào điện ảnh, lĩnh vực mà Tiến sĩ Ngô Phương Lan, Cục trưởng Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) nhìn nhận là có bước chuyển đáng chú ý nhất. Chỉ tính từ năm 2002, khi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho các hãng phim tư nhân “chính danh”, đến nay đã có khoảng 500 hãng phim được cấp phép đủ điều kiện kinh doanh, sản xuất phim. Dù thực tế mỗi năm chỉ có 30-40 bộ phim truyện ra mắt, chiếm 15-20% phim chiếu rạp, nhưng “nếu không có xã hội hóa thì 3 năm gần đây không có một bộ phim Việt nào ra rạp, bởi Nhà nước đã ngừng cấp tiền đặt hàng làm phim do các thủ tục tài chính theo quy định quá ngặt nghèo”, Tiến sĩ Ngô Phương Lan cho hay. Cũng từ chủ trương này, số phòng chiếu phim ở Việt Nam tăng lên chóng mặt, hiện có đến hơn 900 phòng chiếu thương mại, đa số đạt chuẩn quốc tế, tạo nên một thị trường điện ảnh sôi động với nhiều dịch vụ đi kèm, đáp ứng nhu cầu của công chúng.

Trong lĩnh vực văn học, theo ông Nguyễn Anh Vũ, Giám đốc Nhà Xuất bản Văn học, nhờ chủ trương xã hội hóa mà các tổ chức, cá nhân được tham gia vào hoạt động xuất bản, chấm dứt tình trạng “mượn” tư cách pháp nhân của các nhà xuất bản như trước đây. Đã có nhiều tác phẩm văn học trong và ngoài nước giá trị ra đời thông qua hình thức liên kết xuất bản giữa các nhà xuất bản với công ty tư nhân. Đặc biệt là ở mảng văn học dịch, nhiều tác phẩm tinh hoa thế giới, sáng tác đoạt giải Nobel, Goucourt, Booker… đã đến tay độc giả Việt Nam. Nhiều công ty sách tư nhân trở thành thương hiệu uy tín trên thị trường văn học như Nhã Nam, First News, Alphabook, Đông A, Bách Việt, Đông Tây, Phương Nam… Thực tế là sau một thời gian thích nghi, đã có không ít nhà văn, dịch giả Việt Nam sống “khỏe”, sống tốt bằng nghề.

Ở lĩnh vực sân khấu, Nghệ sĩ nhân dân Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam chia sẻ, xã hội hóa đã làm đời sống sân khấu sôi động hơn, văn nghệ sĩ, nhà hát năng động tìm đối tác để xây dựng tác phẩm đáp ứng thị hiếu của công chúng. Ngoài các đơn vị sân khấu công lập, hiện có trên 30 đơn vị hoạt động theo Luật Doanh nghiệp khá hiệu quả, điển hình như Sân khấu kịch Hồng Vân, Indecaf tại TP Hồ Chí Minh...

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương nhận định, chưa thời kỳ nào mà văn nghệ sĩ đông đảo, hoạt động sôi nổi và có nhiều thành phần tham gia đóng góp vào sự phát triển văn học, nghệ thuật nước nhà như hiện nay.

Dẹp ngổn ngang để bước tiếp

Bên cạnh tác động tích cực, quá trình xã hội hóa văn học, nghệ thuật thời gian qua cũng bộc lộ nhiều bất cập. Trở lại lĩnh vực điện ảnh, đa số phim Việt gần đây thuộc dòng giải trí, với thể loại dễ thu hút khách nhất là phim hành động, kinh dị, hài, tình cảm… Những phim lịch sử, chiến tranh cách mạng hoặc có chiều sâu văn hóa rất hiếm. Nhiều rạp chiếu phim nhưng doanh thu phòng chiếu phần lớn rơi vào doanh nghiệp tư nhân; phim có doanh thu cao thường là tác phẩm nhập khẩu. 

Tiến sĩ Ngô Phương Lan đề xuất, chúng ta nên có chính sách phát triển hài hòa các dòng phim. Nghĩa là phim chính thống do Nhà nước đặt hàng, phim có giá trị nghệ thuật do Nhà nước tài trợ một phần, phim giải trí hoàn toàn là nguồn xã hội hóa. Mô hình Nhà nước tài trợ một phần và tư nhân một phần như ở phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là hướng đi tốt cho điện ảnh Việt Nam hiện nay.

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho rằng, vì nhiều người chưa hiểu đúng nên thực trạng xã hội hóa trong lĩnh vực âm nhạc thiếu sự hài hòa. Nhạc trẻ có giai điệu đơn điệu, ca từ dễ dãi được tư nhân đầu tư, lăng xê đang lấn át nhạc hàn lâm. Điều này ảnh hưởng đến khả năng cảm thụ và trình độ thẩm mỹ của công chúng, nhất là khán giả trẻ. Theo nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, muốn đẩy lùi âm nhạc tầm thường thì phải tăng đầu tư, phát triển nhạc chính thống. 

Còn ở lĩnh vực văn học, để loại bỏ hệ lụy từ việc liên kết xuất bản khi đưa ra thị trường nhiều cuốn sách nặng tính “câu khách”, giải trí đơn thuần, nạn sách lậu, sách giả tràn lan, Tiến sĩ Nguyễn Anh Vũ cho rằng cần xây dựng chế tài xử lý mạnh mẽ hành vi vi phạm…

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cũng đã khẳng định, chủ trương xã hội hóa của Đảng và Nhà nước là nhằm mục đích nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của người dân. Vì vậy, sau những bài học vừa qua, chủ trương này cần được tiếp tục thực hiện với lộ trình, chiến lược rõ ràng hơn, hướng đến từng đối tượng cụ thể.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Mấy đặc trưng trong thơ Thăng Long - Hà Nội
    Để xác định những khác biệt của thơ Hà Nội so với thơ các địa phương khác cần nhìn lại cả quá trình phát triển của thơ từ thuở lập kinh đô, phải tính đến những tác phẩm không chỉ của những nhà thơ sinh ra và trưởng thành ở Hà Nội, mà còn của những nhà thơ từ những vùng quê khác về sống ở Thăng Long. Và chính họ, những nhà thơ bị (hoặc được) phong cách sống, phong cách thơ của Hà Nội đồng hóa, vốn đông đảo hơn các nhà thơ nguyên quán Hà Nội, đã đóng góp nhiều hơn để tạo nên phong cách trữ tình cho thơ đất đế đô.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Trước mặt là dòng sông
    Dãy phòng trọ hướng về dòng sông. Trước đây, mảnh đất này là ao rau muống, khi khu công nghiệp hình thành, chủ nhà lấp đầy xây phòng cho thuê. Những căn phòng được công nhân ưa thích, ở đây mỗi chiều, từ trước hiên nhà họ có thể ngắm dòng sông để tìm lại chút khung cảnh của quê nhà...
  • Kiến trúc Thủ đô (1954 - nay): Dấu ấn qua mỗi chặng đường
    Sau ngày tiếp quản (10/10/1954), từ một thành phố nhỏ bé, với lượng dân số ít, Hà Nội đã vươn tầm trở thành thành phố lớn trong khu vực và thế giới với không gian kiến trúc đô thị đa hệ, giàu bản sắc và phát triển theo hướng văn minh hiện đại. Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, có thể thấy ngành kiến trúc quy hoạch xây dựng đã có những đóng góp đáng kể và để lại nhiều dấu ấn. Đây chính là những bước đệm, tạo đà cho sự phát triển của đô thị Hà Nội trong tương lai.
  • Tôn vinh “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam” năm 2024
    Ngày 12/10, tại Hà Nội, Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã tổ chức Lễ tôn vinh “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam”, vinh danh các sản phẩm đóng góp tích cực cho ngành nông nghiệp Việt Nam.
  • Tuần sách kết nối – Ehon Week: Thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa Nhật Bản và Việt Nam
    “Tuần sách kết nối – Ehon Week” sự kiện thu hút hàng nghìn độc giả, chính thức khai mạc tại Tòa nhà Văn hóa và Quan hệ Công chúng thuộc Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Ehon Week diễn ra từ ngày 14 đến ngày 22 tháng 10 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Ô Quan Chưởng – Cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long
    Ô Quan Chưởng là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ, là di tích đã được xếp hạng năm 1995. Ngày nay hầu hết các cửa ô khác chỉ còn lưu lại địa danh sau này trở thành tên gọi của phường phố như Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Giấy ….
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • “Hồi sinh” ở di tích lịch sử cấp Quốc gia A So Airport
    Sau khi được khắc phục hậu quả chất độc hóa học, khu vực sân bay A So (huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế) đã đảm bảo an toàn và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • Chiều 14/10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội sẽ đối thoại với thanh niên
    Trong các ngày 14 và 15/10 sẽ diễn ra Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Thủ đô Hà Nội lần thứ 8, nhiệm kỳ 2024 - 2029 tại Hà Nội với sự tham dự của 400 đại biểu thanh niên ưu tú đại diện cho các tầng lớp thanh niên.
  • Ba Vì miền mây thẳm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Ba Vì miền mây thẳm của tác giả Nguyễn Việt Chiến nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
  • Cuốn sổ tay du lịch bỏ túi về Tam Đảo
    Với mong muốn quảng bá rộng rãi hơn nữa giá trị điểm đến du lịch, văn hóa tiềm ẩn của khu du lịch Tam Đảo đến du khách trong và ngoài nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách “Tam Đảo - Đất linh thiêng, miền du lịch” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Phạm Hoàng Hải.
  • Hòa nhạc đặc biệt kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Peru
    Kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam-Peru, một buổi trình diễn âm nhạc đặc sắc mang tên “Q' pop & Quechua Concert” sẽ được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào ngày 23/10.
  • Đấu giá tranh "Những huyền thoại từ trường Mỹ thuật Đông Dương" của nhà Milon
    Phiên đấu giá "Những huyền thoại từ trường Mỹ thuật Đông Dương" của nhà Milon sẽ chính thức diễn ra vào 17 giờ ngày 12.10 tại khách sạn Sofitel Legend Metropole, 56 Lý Thái Tổ, Hà Nội.
  • Cần nắm vững quy định Luật Thủ đô 2024 để triển khai thi hành Luật đồng bộ, thống nhất, hiệu quả
    Sáng 11/10, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt Luật Thủ đô 2024 (Luật số 39/2024/QH15). Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp tại Trụ sở UBND Thành phố và kết nối tới các điểm cầu của 30 quận, huyện, thị xã; Sở, Ngành của Thành phố. Phó Bí thư Thành ủy - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh chủ trì Hội nghị.
  • Nhà văn Hàn Quốc giành Giải Nobel Văn học 2024
    Chiều 10/10 (theo giờ Việt Nam), Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển công bố giải Nobel Văn chương 2024 được trao cho Han Kang - nhà văn người Hàn Quốc.
Xã hội hóa hoạt động văn học, nghệ thuật: Nhìn lại để có chiến lược đi tiếp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO