Sân khấu

Vở chèo "Mưa đỏ” tái hiện cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị mùa hè năm 1972

Thu Trang 09:13 03/09/2023

Hào hùng mà lãng mạn, bi tráng mà vẫn đầy chất thơ, dấu ấn đặc biệt mà vở chèo "Mưa đỏ” sẽ diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào tối 3/9/2023.

mua-do.jpeg
"Mưa đỏ” lấy bối cảnh từ cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị mùa hè năm 1972.

Kịch bản chèo "Mưa đỏ” được tác giả Đức Minh chuyển thể từ kịch bản văn học cùng tên của nhà văn Chu Lai. Vở diễn do Nghệ sĩ Nhân dân Trịnh Thúy Mùi đạo diễn, với phần âm nhạc do Nghệ sĩ Ưu tú Đào Tuấn Hải đảm nhiệm, phần thiết kế sân khấu do Nghệ sĩ Ưu tú Đạt Tăng thực hiện.

"Mưa đỏ” lấy bối cảnh từ cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị mùa hè năm 1972 với các nhân vật ở cả hai bên chiến tuyến, xoay quanh hai nhân vật chính là Cường-chiến sĩ quân Giải Phóng đại diện cho lớp sinh viên tài hoa ra trận, và Quang-chỉ huy hắc báo của Ngụy.

Cường là chàng sinh viên khoa Biên kịch quê ở Hải Phòng, tiếp bước người cha liệt sĩ tình nguyện ra trận theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Tại chiến trường khốc liệt, anh cùng đồng đội được giao nhiệm vụ phải bảo vệ bằng được Thành cổ Quảng Trị. Họ đã sống, chiến đấu và hy sinh bên dòng Thạch Hãn. Máu họ nhuộm đỏ dòng sông, hòa vào mưa, vào đất để nhuộm thắm màu cờ…

Điều đặc biệt là kịch bản "Mưa đỏ” không diễn tiến theo hướng anh hùng ca đơn thuần. Ở đó, không chỉ có sự khốc liệt, hi sinh mà còn có sự lãng mạn, hồi sinh, có những khoảng lặng bình yên của tình yêu nảy mầm trong lửa đạn giữa Cường và Hồng, có cả những trăn trở đầy nhân văn trong suy nghĩ của những người đang cầm súng…

Tác giả đã không áp đặt theo lối phản ánh thường thấy là ta tốt, địch xấu, mà khéo léo lột tả ở nhân vật Quang cả những nét nhân văn, lãng mạn rất đời, rất người, khắc họa nên thế giới nội tâm phong phú của những người ra trận dù ở những chiến tuyến khác nhau.

Vở diễn khép lại bằng cuộc gặp gỡ đầy ấm áp, xúc động giữa mẹ Quang và mẹ Cường nơi nghĩa trang liệt sĩ. Dù con họ ở hai phe chiến tuyến nhưng họ cùng chung nỗi đau mất con, cùng chung tình yêu vô bờ dành cho con.

Hình ảnh hai người mẹ nắm chặt tay nhau là cái kết thật đẹp để chuyển đi thông điệp hóa giải mọi hận thù cùng hướng tới tương lai… "Mưa đỏ” có thể xem là bản hùng ca bi tráng của lý tưởng, lòng yêu nước, ý chí kiên cường, của tình đồng chí đoàn kết, tinh thần nhân văn cao cả và tư tưởng hòa hợp dân tộc sâu sắc.

Làm nên sức hấp dẫn của vở chèo "Mưa đỏ”, không thể không nói đến sự nhập vai rất "nuột” của dàn diễn viên giàu nội lực. Vở diễn huy động khoảng hơn 60 diễn viên của Đoàn Chèo Hải Phòng và các đoàn cải lương, múa rối, kịch nói Hải Phòng cùng tham gia.

Trong đó, đáng chú ý là việc mời nam diễn viên trẻ sinh năm 1990 Nhật Hóa-một những giọng chèo nam ngọt nhất xứ Thanh vào vai Cường. Sự xuất hiện của bạn diễn mới sở hữu ngoại hình đẹp, giọng ca hay và lối diễn giàu cảm xúc đã mang đến hơi thở, sức sống mới cho các thành viên trong đoàn diễn, đồng thời mở ra cơ chế hợp tác mới giữa các đơn vị nghệ thuật trong nước./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Bế mạc Liên hoan sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất năm 2024
    Ban Tổ chức đã trao 7 giải thưởng cho các cá nhân xuất sắc; 25 Huy chương Vàng cá nhân, 37 Huy chương Bạc cá nhân; 4 Huy chương Vàng vở diễn, 3 Huy chương Bạc vở diễn.
  • Chiếc ghế mây của cha
    Những ngày mưa to gió lớn, không đi làm nương được, mẹ rủ đám con gái chúng tôi lấy ghế mây ra đầu hè ngồi khâu vá. Bà nội tôi đeo kính lão xỏ kim, bà cười móm mém theo những câu chuyện kể tếu táo của đám trẻ chúng tôi. Chiếc ghế mây phát ra âm thanh kin kít chịu đựng sức nặng cơ thể con người theo những điệu cười khúc khích.
  • Tính đặc thù trong thu hút nhà đầu tư chiến lược giúp Hà Nội vươn tầm
    Thu hút nhà đầu tư chiến lược để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là mục tiêu xuyên suốt của Thành phố. Đặc biệt, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có các Điều, Khoản thu hút nhà đầu tư chiến lược nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội.
  • Sôi nổi cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc quận Tây Hồ
    Bác Hồ từng nói “Đọc sách là nguồn tri thức bất diệt của nhân loại và có giá trị trường tồn theo thời gian”. Nhằm thực hiện theo lời Bác để phát triển sâu rộng và nâng cao văn hóa đọc tại Việt Nam. Sáng 20/5, các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi đại sứ văn hoá đọc 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Việt Nam đứng đầu danh sách lựa chọn du lịch của người Ấn Độ
    Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỷ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây, trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng.
  • Quận Thanh Xuân tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
    Nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số hài lòng (SIPAS), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC quận Thanh Xuân năm 2024.
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • Lấp khoảng trống phát sinh, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam
    Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật được các chuyên gia đánh giá rất cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội. Quá trình xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ VH-TT&DL cũng đã chỉ ra một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới trong Luật, nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.
Vở chèo "Mưa đỏ” tái hiện cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị mùa hè năm 1972
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO