Vì sao vào ngày vía Thần Tài người miền Nam lại cúng cá lóc?

Hải Truyền| 31/01/2023 16:19

Ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm được chọn làm ngày vía Thần Tài. Vào ngày này mọi người thường đi mua vàng để lấy may, với người miền Nam thì còn có thói quen chuẩn bị mâm cúng có cá lóc nướng để cầu may mắn, tài lộc.

z4073396920551_2b0e05a71564849e75a15313a55aacc8.jpg
Ở miền Nam, cá lóc nướng luôn "cháy hàng" trong ngày vía Thần Tài.

Người xưa cho rằng, vào ngày vía Thần tài (tức mùng 10 tháng Giêng Âm lịch) sẽ là ngày tốt nhất để mua vàng, với mong ước về một năm mới làm ăn phát đạt, thành công.

Vậy vì sao lại có quan niệm mua vàng, cúng cá lóc nướng vào ngày vía Thần tài thì sẽ mang đến may mắn, tài lộc, có lẽ phải bắt nguồn từ nguồn gốc ra đời của ngày này.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày vía Thần tài

Tục thờ Thần Tài có mặt ở Việt Nam khoảng đầu thế kỷ 20 gắn với một câu chuyện khá thú vị về một vị thần là Thần Tài.

Theo truyền thuyết từ xưa, Thần Tài là vị thần sống trên trời, trong một lần xuống dưới hạ giới do uống rượu say, đầu va vào đá nên không nhớ mình là ai.

Trong quá trình lưu lạc dưới nhân gian, quần áo Thần Tài mặc trên người bị người dân đem đi bán. May thay, khi Thần Tài đi lang thang ăn xin thì được một cửa hàng bán gà, vịt mời Thần Tài ăn, từ đó cửa hàng này đông nghịt khách hàng.

Được một thời gian, người bán hàng chẳng làm gì mà suốt ngày được ăn ngon, lại toàn dùng tay ăn bốc, người thì bốc mùi. Nghĩ Thần Tài sẽ làm khách sợ không dám đến ăn và hao phí đồ ăn cho người ăn mày nên người bán hàng mới đuổi Thần Tài đi. Quán đối diện thấy vậy liền mời Thần Tài vào ăn, kỳ lạ thay mọi người lại kéo hết sang quán này ăn.

Người dân khu vực đó thấy Thần Tài không có quần áo mặc nên dẫn đi mua. May mắn thay, Thần Tài tìm lại được đúng quần áo của mình. Sau khi mặc quần áo, đội mũ nón, thì Thần Tài nhớ lại mọi chuyện và bay về trời vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch. Mọi người coi Thần Tài như là báu vật và lập bàn thờ, tôn thờ từ đó.

Tại sao người dân lại đi mua vàng ngày vía Thần tài?

Dù chỉ là những câu chuyện truyền miệng, tuy nhiên với những người làm kinh doanh, buôn bán rất coi trọng thờ thần tài, đặc biệt là ngày vía Thần Tài.

Vì vậy, vào mùng 10 tháng Giêng hàng năm, người Việt thường đi mua vàng với mục đích cầu tài lộc. Theo những người mua vàng cho biết tập tục này đã xuất hiện rất lâu trong tín ngưỡng người Việt. Người ta cho rằng vàng là biểu tượng của sự phú quý, tài lộc, mang nhiều may mắn cho ai sở hữu nó.

Chính vì thế mà vào mùng 10 tháng Giêng hàng năm, sau khi cúng Thần Tài, người người, nhà nhà, nhất là những người có công việc kinh doanh buôn bán đều đổ xô đi mua vàng với mong ước một năm mua may bán đắt, phát tài, phát lộc.

Bên cạnh đó, ngày này còn là ngày để tạ ơn và tưởng nhớ đến vị Thần Tài đã mang lại tài lộc cho gia chủ trong một năm vừa qua.

Ngoài ra, người dân mua vàng ngày vía Thần Tài với mong muốn được "đổi vía" - khi có vía của vị Thần Tài lộc sẽ đem đến cho gia chủ một năm mới đến thật sung túc và bình an.

Cho nên bên cạnh việc mua vàng, người dân còn làm mâm cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm để cầu làm ăn buôn bán, kinh doanh được thuận lợi, suôn sẻ.

Vì sao mâm cúng ngày vía Thần tài của người miền Nam thường có cá lóc?

Giống những ngày lễ khác trong năm, ngày vía Thần Tài, các gia đình, nhất là các hộ kinh doanh, doanh nghiệp đều sửa soạn mâm cúng chỉn chu, cầu mong cho một năm sung túc, đủ đầy, nhiều tài lộc.

Tại nhiều tỉnh thành phía nam, ngày vía Thần tài người dân còn cúng thêm cá lóc nướng. Do vậy, vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch, cá lóc nướng bằng than hoa luôn là món ăn "cháy hàng" ở các khu chợ.

Cá lóc nướng dùng để cúng ngày vía Thần tài phải nguyên con, không cạo vảy, không cắt vi và đuôi. Khi đem đi nướng, cần dùng mía chẻ xiên thẳng qua miệng xuống đuôi cá để định hình con cá được thẳng.

Đến nay, tuy chưa có một giải thích chính thống nào cho phong tục phải có cá lóc nướng trên mâm cúng Thần Tài, do vậy các chuyên gia phong thủy chỉ có thể cho rằng người dân Nam Bộ có quan niệm cúng cá lóc nướng ngày vía Thần tài sẽ đem đến nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ là do bắt nguồn từ nét văn hóa gắn liền với sông nước, kênh rạch của vùng Nam Bộ.

Cá lóc có thể được coi là sản vật đặc trưng vùng miền nên khi dâng lên thần linh sẽ thể hiện lòng biết ơn, trân trọng thiên nhiên mưa thuận gió hòa, tưởng nhớ đến cuộc sống cần cù của ông cha ngày trước. Với sức sống mãnh liệt và khả năng sinh tồn tốt trong nhiều điều kiện khác nhau, cá lóc còn tượng trưng cho nỗ lực và sự thành công.

Ngoài ra, theo phong thủy, cá luôn là biểu tượng để thu hút tài lộc, may mắn. Hình ảnh đó còn đại diện cho mong ước có được cuộc sống trôi chảy thuận lợi như cá bơi trong nước.

Bài liên quan
  • Lễ mở biển đầu năm của ngư dân
    Thực hiện nghi lễ truyền thống, ngư dân chèo thuyền ra ngoài khơi rải muối, gạo, hương vàng xuống nước, các ngư dân chắp tay cầu nguyện, mong năm mới đánh bắt được nhiều sản vật.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “Trở về từ hỗn loạn” của tác giả Trần Nhật Minh
    Công ty TNHH Sách và Truyền thông Việt Nam (Tri Thức Trẻ Books) phối hợp cùng NXB Thông tin và Truyền thông vừa ra mắt độc giả cuốn sách “Trở về từ hỗn loạn” của tác giả Trần Nhật Minh. Cuốn sách thuộc thể loại tâm lý ứng dụng, tập trung giải mã các biểu hiện tâm lý cực đoan, các hội chứng rối loạn thường gặp và hướng dẫn người đọc thực hành phương pháp Inner Role Therapy – Trị liệu nội vai.
  • Khởi dựng hai chương trình nghệ thuật đặc biệt Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi dựng chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc.
  • Nhiều hoạt động văn hóa - nghệ thuật kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Kế hoạch số 3283/KH-BVHTTDL ngày 7/7/2025 về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Nhiều chính sách ưu đãi đối với hoạt động tái chế rác thải
    Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 25, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, sáng 10/7, với tỷ lệ tán thành cao, HĐND Thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đối với hoạt động tái chế rác thải sử dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất trên địa bàn Thành phố Hà Nội (thực hiện điểm d khoản 2 Điều 28 của Luật Thủ đô).
  • HĐND Thành phố Hà Nội: Những dấu ấn 6 tháng đầu năm 2025 (Bài cuối)
    Trong 6 tháng đầu năm 2025, Thường trực HĐND Thành phố Hà Nội đã bám sát các quy định của luật, Quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy tinh thần đoàn kết, trí tuệ, tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đảm bảo chủ động, khoa học, linh hoạt, thiết thực, tăng cường phối hợp hoạt động giữa các cấp HĐND và giữa HĐND với các cơ quan trong hệ thống chính trị thường xuyên và chặt chẽ hơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa
    Sáng 10/7, tại kỳ họp thứ 25, HĐND TP. Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nghị quyết được thông qua nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô, mở đường cho mô hình phát triển kinh tế - văn hóa gắn với bảo tồn di sản, gìn giữ bản sắc Thủ đô.
  • Hà Nội: Quan tâm chăm lo chu đáo gia đình chính sách, người có công
    Hướng tới Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô thực hiện những hoạt động thiết thực, ý nghĩa để thể hiện tình cảm, trách nhiệm, sự tri ân sâu sắc đối với những người có công với cách mạng.
  • Phường Cửa Nam sử dụng Robot AI hỗ trợ người dân thực hiện thủ tục hành chính
    Phó Chủ tịch UBND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) Trịnh Ngọc Trâm vừa chia sẻ: “Từ ngày 10/7, phường Cửa Nam sử dụng Robot AI áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để nhằm hỗ trợ tự động hoá trong việc hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện các thủ tục hành chính”.
  • Hà Nội lắp màn hình LED phục vụ Nhân dân theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành Quốc khánh 2/9
    Ngày 9/7/2025 UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 82/KH-UBND Lắp đặt màn hình LED và hệ thống loa truyền thanh Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) phục vụ Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 80 năm và Quốc khánh nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (2/9/1945-2/9/2025) trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
  • Phường Láng tổ chức chương trình nghệ thuật chào mừng chính quyền địa phương 2 cấp
    Tối 9/7, tại Di tích cách mạng Pháo đài Láng, Đảng ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Láng (Hà Nội) tổ chức chương trình nghệ thuật, chào mừng sáp nhập địa giới hành chính, xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp.
  • Hà Nội thông qua Đề án kiện toàn Quỹ Phát triển đất phục vụ tiến trình vươn mình
    Tại ngày làm việc thứ hai, kỳ họp thứ 25, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua Nghị quyết Đề án kiện toàn Quỹ Phát triển đất thành phố Hà Nội, từ đó phục vụ tiến trình vươn mình, phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
  • Cam kết mạnh mẽ của Hà Nội trong bảo đảm an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau
    Việc HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI thông qua Nghị quyết quy định nội dung, mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách xã hội của thành phố (thực hiện điểm a, điểm b khoản 3, khoản 4 Điều 27 Luật Thủ đô 2024) tại kỳ họp thứ 25, đã khẳng định cam kết mạnh mẽ của Hà Nội về việc đảm bảo an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau.
  • “Cho muôn đời sau” - Đêm nhạc tôn vinh nhạc sĩ Hoàng Vân
    Nhiều tác phẩm nổi bật trong bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân – bộ sưu tập đã được UNESCO ghi danh là Di sản tư liệu thế giới, sẽ được giới thiệu đến người yêu âm nhạc trong chương trình nghệ thuật “Cho muôn đời sau”, sự kiện diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) vào tối 24/7 tới đây.
  • Xã Nội Bài (Hà Nội): Điểm sáng trong triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp
    Ngay trong ngày đầu triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp 1/7/2025; điểm phục vụ hành chính công xã Nội Bài đã đi vào hoạt động, với không khí làm việc diễn ra khẩn trương, nền nếp, tinh thần phục vụ nhân dân thân thiện, nghiêm túc và hiệu quả, với khẩu hiệu: “Khoa học - Hiệu quả - Hiện đại – Sẵn sàng – Thân thiện”; trong khuôn khổ mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
  • Vừa phát hành “Totto-chan bên cửa sổ” phần 2 lập tức tái bản
    Sau hơn bốn thập kỷ kể từ khi “Totto-chan bên cửa sổ” ra đời và trở thành hiện tượng xuất bản toàn cầu, tác giả Kuroyanagi Tetsuko đã hoàn thành phần tiếp theo mang tên “Totto-chan bên cửa sổ: Những chuyện tiếp theo”. Ngay khi ra mắt tại Việt Nam, tác phẩm đã tạo nên cơn sốt với 3.000 bản in đầu tiên được bán hết chỉ trong ba ngày, cho thấy sức hút bền vững của một trong những nhân vật văn học thiếu nhi được yêu thích nhất thế giới.
Vì sao vào ngày vía Thần Tài người miền Nam lại cúng cá lóc?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO