Du lịch bốn phương

Về Nam Định xem Lễ "rước Nước, tế Cá" tưởng nhớ, tri ân tổ tiên vương triều Trần

Nguyễn Lâm 20:16 21/02/2024

Ngày 21/2 (ngày 12 tháng Giêng), Lễ rước Nước, tế Cá đã được tổ chức tại Khu Di tích Lịch sử, Văn hóa Đền Trần-chùa Tháp (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) nhằm tưởng nhớ, tri ân tổ tiên vương triều nhà Trần.

m7kzylzu.png
Về Nam Định xem Lễ "rước Nước, tế Cá" tưởng nhớ, tri ân tổ tiên vương triều Trần (ảnh: TTXVN)

Nghi lễ "rước Nước, tế Cá" bắt đầu từ đền Cố Trạch, kiệu rước Nước được đưa tới trước giếng Giồng. Ông chủ tế dùng gàu múc Nước từ giếng lên, rồi đậy nắp chóe, phủ vải điều. Song song với quy trình lấy nước, đội ngư dân tích cực bắt cá và lựa chọn những con to, khỏe nhất, thả lên kiệu Long Ngư và đưa về tế. Cá được chọn tế gồm cá Long Ngư (tức cá chép) và cá Chiều Đầu (tức cá quả).

Truyền thuyết kể lại, tên 2 loài cá này gắn với tên hai vị tổ họ trần là Trần Kinh và Trần Lý. Sử sách ghi lại, lần cuối cùng nghi lễ "rước Nước tế Cá" được cư dân ở đây thực hiện là vào năm 1914, nghi lễ này giờ đây được phục hồi đáp ứng niềm mong mỏi của nhân dân.

Lễ rước Nước, tế Cá là nghi lễ quan trọng, tái hiện các nghi lễ truyền thống được thực hiện từ xa xưa tại Đền Trần. Nghi lễ này ngoài việc tri ân công lao của triều đại Trần, tôn vinh nền văn minh lúa nước và cư dân làng chài, còn mang ý nghĩa cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Lễ rước Nước, tế Cá gồm các nghi thức: dâng sớ, thỉnh chân nhang tại Đền Cố Trạch; sau đó tổ chức rước kiệu ra giếng Rồng, tiến hành nghi thức lấy nước. Đoàn rước gồm: đội rước rồng, lân; chiêng, trống, đội bát âm, kiệu rước nước, kiệu rước cá, đội đánh bắt cá với vật dụng đầy đủ như vó, giậm, nơm…; kiệu Thánh, đội tế nam quan, đội tế nữ quan… Sau khi lấy nước, đoàn lễ tổ chức đánh cá tại ao thả cá cạnh giếng Rồng, đánh bắt hai loại cá Triều đẩu (cá quả) và Long ngư (cá chép), đựng trong những chiếc thúng sơn đỏ để chuyển đến kiệu Rồng.

Sau đó, đoàn bắt đầu rước Nước và rước Cá về Đền Thiên Trường, thực hiện nghi lễ dâng Nước và tế Cá. Tiếp theo, cá được đưa đi phóng sinh ở sông Hồng, tại khu vực phà Hữu Bị (thuộc địa bàn xã Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc). Nghi lễ phóng sinh cá ra sông Hồng có ngụ ý, tổ tiên nhà Trần xuất thân từ nghề chài lưới nên phải nhân nuôi đàn cá để khai thác lâu dài chứ không được tận diệt nguồn lợi thiên nhiên.

Từ năm 2014, Lễ rước Nước, tế Cá chính thức được phục dựng. Đây là một nghi lễ nhằm tôn vinh, tưởng nhớ nguồn gốc xuất thân của vương triều nhà Trần, đồng thời cũng là một trong những lễ nghi quan trọng trước khi Lễ hội Khai ấn chính thức diễn ra.

Vào đêm ngày 14, rạng sáng ngày 15 tháng giêng âm lịch tức ngày 23-24/2 tới sẽ diễn ra Lễ hội Khai ấn đền Trần tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định . Cụ thể, từ 23 giờ 15 phút ngày 23/2 (ngày 14 tháng Giêng) thực hiện nghi lễ Khai ấn; từ 5 giờ ngày 24/2 (ngày 15 tháng Giêng) tổ chức phát ấn cho người dân tại 3 địa điểm gồm: Nhà Giải vũ, nhà Trưng bày, Đền Trùng Hoa./.

Bài liên quan
  • Đầu năm du xuân đến 3 ngôi chùa nổi tiếng ở Quảng Ninh
    Quảng Ninh được coi là nơi linh khí của đất trời tụ hội, cái nôi của Phật giáo Việt Nam, gắn liền với lịch sử tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông... Chính vì vậy, ngày càng nhiều du khách lựa chọn Quảng Ninh làm điểm đến du xuân và đi lễ cầu an đầu năm.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 674/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức triển lãm mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025).
  • "Đọc tranh nhớ chữ" - bộ sách giúp trẻ phát triển ngôn ngữ toàn diện
    Nhà xuất bản Hà Nội phối hợp cùng Crabit Kidbooks vừa chính thức giới thiệu bộ sách “Đọc tranh nhớ chữ”, một bộ sách giáo dục sớm dành cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Với phương pháp học tập trực quan, sinh động, bộ sách hướng đến việc giúp trẻ mầm non làm quen với chữ viết một cách tự nhiên, không áp lực, khơi dậy niềm yêu thích đọc sách ngay từ nhỏ.
  • Hà Nội và khát vọng xây dựng, phát triển Thành phố toàn cầu
    Với truyền thống lịch sử hơn 1.000 năm, trải qua bao biến thiên, thăng trầm lịch sử, Thủ đô Hà Nội luôn phát huy vai trò là trái tim của cả nước, là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và sản sinh ra nhiều nhân tài kiệt xuất của đất nước.
  • Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng lây nhiễm sởi
    Trước tình hình dịch sởi đang diễn biến phức tạp, với số ca mắc tăng rất cao, trong khi việc tiêm chủng vaccine còn hạn chế, sáng 19/3, Bộ Y tế đã có khuyến cáo các biện pháp phòng lây nhiễm sởi.
  • Hà Nội đổi lộ trình 15 tuyến buýt khi phá dỡ tòa nhà Hàm Cá Mập
    UBND thành phố Hà Nội vừa giao các sở, ngành có liên quan thực hiện công tác điều tiết, tổ chức phân luồng giao thông để phục vụ công tác phá dỡ tòa nhà Hàm Cá Mập và tổ chức lại không gian quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục.
Đừng bỏ lỡ
Về Nam Định xem Lễ "rước Nước, tế Cá" tưởng nhớ, tri ân tổ tiên vương triều Trần
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO