Du lịch bốn phương

Lễ hội Khán hoa mẫu đơn Chùa Phật Tích thu hút hàng vạn du khách

Việt Thương 14/02/2024 10:46

Lễ hội Khán hoa mẫu đơn chùa Phật Tích diễn ra từ ngày mùng 3 đến mùng 5 tháng Giêng, trong đó mùng 4 là ngày chính hội, một trong những lễ hội diễn ra với quy mô lớn và sớm trên địa bàn tỉnh.

187482_16284c6a450e41761bff08215d0c2577.jpg
Lối lên chùa, tháp chuông, khu vực khuôn viên tại chùa Phật Tích chật kín người (ảnh: Báo Bắc Ninh)

Ngày 13/2/2024 (mùng 4 tháng Giêng), hàng vạn du khách từ khắp nơi về trẩy hội chùa Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh và đón dự Lễ hội khán hoa mẫu đơn.

Lễ hội Khán hoa Mẫu đơn là một trong những lễ hội diễn ra với quy mô lớn, sớm nhất tỉnh Bắc Ninh. Việc tổ chức lễ hội nhằm khơi dậy lòng tự hào của nhân dân địa phương về di sản văn hóa; cổ vũ, động viên nhân dân thi đua yêu nước, hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội.

Lễ hội đã tồn tại và phát triển hàng nghìn năm, gắn liền với ngôi chùa Phật Tích có bề dày lịch sử và chiều sâu tâm linh, nơi khởi nguồn của Phật giáo Việt Nam với câu chuyện tình cảm động Từ Thức gặp tiên.

Theo huyền thoại, xưa kia, vùng núi Phật Tích và vườn chùa Phật Tích trồng nhiều hoa mẫu đơn. Hằng năm, mỗi khi Xuân về, hoa mẫu đơn nở đỏ rực cả một góc trời. Người người đổ về đây trảy hội, ngắm hoa, vãn cảnh chùa. Trên trời, nàng tiên Giáng Hương thấy cảnh trần gian tuyệt đẹp, đã xin giáng trần dự hội chùa nhưng vô tình, nàng đánh gãy một cành hoa mẫu đơn giữa cửa chùa nên bị chú tiểu giữ lại. Chàng Từ Thức bèn xin chuộc tội cho nàng. Cảm động với nghĩa cử cao đẹp của chàng trai hào hoa, phong nhã, nàng Giáng Hương đã ngỏ lời hò hẹn với chàng và đã mời chàng về chốn “bồng lai” xin kết duyên vợ chồng.

Chùa Phật Tích là nơi các nhà sư từ Ấn Độ lần đầu tiên đến truyền dạy đạo Phật vào nước ta rồi xuôi theo dòng sông Dâu về vùng Luy Lâu lập nên trung tâm Phật giáo đầu tiên ở nước ta. Đến thời Lý, chùa Phật Tích được xây dựng thành đại danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chùa bị giặc chiếm đóng và phá hủy nhiều, chỉ còn lại một số di vật, cổ vật. Sau đó, chùa được khôi phục lại.

Năm nay, rất đông du khách khắp mọi nơi đã về chùa Phật Tích để lễ Phật, cầu bình an. Hàng nghìn người có mặt tại đây đã khiến các lối lên chùa, tháp chuông, Đại phật tượng A di đà chật kín. Lễ hội Phật Tích gồm có phần lễ và phần hội. Trong đó, phần lễ gồm hoạt động dâng hương tại những nơi thờ tự, tín ngưỡng, tổ chức Pháp hội đại bi cầu Quốc thái dân an, cầu bình an cho nhân dân, phật tử vào tối mùng 5. Phần hội gồm các hoạt động biểu diễn văn hóa, văn nghệ, các trò chơi dân gian tại trung tâm lễ hội như: Hát Quan họ trên thuyền, hội thi tổ tôm điếm, bóng chuyền hơi...

Năm 1962, chùa Phật Tích được Nhà nước xếp hạng là Di tích lịch sử cấp quốc gia, năm 2014, chùa được công nhận là Di tích Quốc gia Đặc biệt. Hiện nay, ngôi chùa còn lưu giữ 2 nhóm bảo vật quốc gia gồm hàng linh thú đá, tượng Phật A di đà bằng đá./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Sáng nay 9/5, Sở VH&TT Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Hội thảo Văn hóa năm 2024 khơi nguồn lực, tạo động lực phát triển thiết chế văn hóa
    Thông tin từ Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, ngày 12/5 tại tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
  • Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31
    Sáng 9/5, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31 – VIETNAM MEDI-PHARM 2024 đã chính thức khai mạc tại Cung Văn hoá Hữu nghị (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội Khán hoa mẫu đơn Chùa Phật Tích thu hút hàng vạn du khách
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO