Tuệ Minh, người phụ nữ cuối cùng bên Nguyễn Đình Thi

Ngọc Diệp/TTO| 27/02/2018 14:32

Dù không phải mối tình lớn của nhà văn Nguyễn Đình Thi nhưng Tuệ Minh là người phụ nữ ông yêu và chọn sống chung ở chặng cuối cuộc đời.

Tôi rất buồn khi Minh Châu báo tin Tuệ Minh đã qua đời. PhimMột ngày đầu thulà phim đầu tiên tôi đóng chung với Tuệ Minh, trong đó Minh Châu, con gái của bà Tuệ Minh đóng vai con gái của tôi.

Tôi và Tuệ Minh có biết bao nhiêu kỉ niệm... Đối với tôi chị ấy là người rất có tài. Tôi vẫn nhớ mãi cảnh cận trong phim Nguyễn Văn Trỗi, Tuệ Minh đóng vai một người bị địch tra tấn. Đôi mắt của chị ấy toát lên sự chịu đựng, sự kiên cường đến ám ảnh. 

Với nghề diễn viên, chỉ cần nhìn qua một cảnh cận thôi là biết khả năng diễn xuất thế nào. Tuệ Minh ra đi là một mất mát với gia đình chị ấy và với bạn bè. 

NSND Trà Giang

NSND Tuệ Minh sinh năm 1938 đã qua đời hôm (24-2), hưởng thọ 80 tuổi. Người phụ nữ tài năng này đã từng kết hôn với hai nghệ sĩ nổi tiếng của làng điện ảnh và văn học.

Cuộc đời của bà đã từng gây chú ý cho làng văn nghệ một thời. Đặc biệt khi bà kết hôn lần hai với nhà văn Nguyễn Đình Thi.

Tuệ Minh, người phụ nữ cuối cùng bên Nguyễn Đình Thi - Ảnh 2.

NSND Tuệ Minh

Tuệ Minh, người phụ nữ cuối cùng bên Nguyễn Đình Thi

Tôi vẫn nhớ cô Tuệ Minh đẹp lắm, vẻ đẹp của người con gái Hà Nội, rất nhẹ nhàng, sang trọng. Thế hệ diễn viên khóa đầu tiên của Việt Nam ai cũng có thần thái tốt, nhìn là ra chất điện ảnh ngay. Đó là cái độc đáo của thế hệ đó. Tôi không biết thế hệ diễn viên sau này còn ai có được vẻ độc đáo đó nữa không.

Đạo diễn Phan Đăng Di

Tuệ Minh là nữ diễn viên điện ảnh khóa đầu tiên của  điện ảnh Cách mạng Việt Nam, cùng lứa với Trà Giang, Phi Nga, Lâm Tới, Mai Châu, Thanh Thủy, Ngọc Lan, Hoàng Yến…

Bà được từng tham gia những bộ phim đầu tiên của điện ảnh Cách mạng Việt Nam như: Chung một dòng sông, Một ngày đầu thu, Vợ chồng anh Lực, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Em bé Hà Nội, Ngày lễ thánh,...

Ngoài những vai diễn chính trong các bộ phim như Một ngày đầu thu, Vợ chồng anh Lực… sau này bà Tuệ Minh thường tham gia các vai phụ. Nhưng những vai phụ này đều để lại ấn tượng.

Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã đánh giá cao diễn xuất của bà Tuệ Minh và cho rằng bà là một người có bản năng nghệ sĩ, đủ khả năng đảm đương vai nhỏ đến vai lớn.

"Trong Ngày lễ thánh, chỉ cần một cái ngước nhìn, chị Tuệ Minh đã thể hiện được sự tận tụy đến mức mê muội của một con chiên. Diễn xuất bằng mắt của chị ấy rất đặc biệt. Tôi đánh giá diễn xuất của chị Tuệ Minh trong phim này ngang với diễn xuất chị Trà Giang", bà Trịnh Thanh Nhã nói.

Tuệ Minh trong con mắt của những đồng nghiệp là một người xinh đẹp, có giọng nói rất hay, có phần hơi nũng nịu. Bà cũng là một người khá kiểu cách, luôn giữ khoảng cách nhất định với mọi người.

Nhiều người đồng nghiệp cùng thời của bà cho biết họ đều cảm thấy ở bà sự tự tin, kiêu hãnh biết mình còn có khả năng làm hơn những vai phụ trong các bộ phim.

Sau này bà Tuệ Minh tìm thấy cơ hội phát triển tài năng ở sân khấu kịch. Vai diễn Phượng trong vở kịch Cách mạng mà nhà văn Nguyễn Khải viết đo ni đóng giầy cho bà đã trở thanh vai để đời của bà.

Hình ảnh cô gái thiếu nữ Sài Gòn ngày đầu giải phóng trẻ trung, hồn nhiên, thẳng thắn do Tuệ Minh thể hiện ngay lập tức hút hồn công chúng.

Theo lời kể của Phó giáo sư tiến sĩ Mỹ học Nguyễn Thị Minh Thái đây là vai diễn sân khấu bà Tuệ Minh đã vượt qua được lối diễn biểu hiện - vốn thuộc về phong cách của bà.

Trước đó bà Tuệ Minh được đánh giá là diễn viên rất giỏi về lối diễn biểu hiện bên ngoài. Bà rất hợp với những vai những phụ nữ quý phái, biết nhảy đầm, hút thuốc.

Nhưng phải tới vai Phượng trong vở Cách mạng, bà Tuệ Minh mới kết hợp cả lối diễn biểu hiện với diễn xuất nội tâm, đẩy vai diễn của bà lên mức cao hơn.

Với giọng nói đặc biệt trẻ trung, diễn cảm, sau này bà Tuệ Minh thường tham gia các chương trình kể chuyện đêm khuya, đọc truyện thiếu nhi trên Đài tiếng nói Việt Nam, cũng như tham gia lồng tiếng phim. Bà còn thử sức với vai trò đạo diễn.

Duyên nợ của bà Tuệ Minh với nhà văn Nguyễn Đình Thi là một câu chuyện dài. Nguyễn Đình Thi đã từng giới thiệu cho Tuệ Minh kết hôn với đạo diễn Huy Vân dù trong lòng ông có ít nhiều cảm mến với cô gái trẻ Tuệ Minh.

Kết hôn với đạo diễn Huy Vân, bà có chung với ông hai người con gái. Sau này, gặp phải một biến cố lớn, bà đã chia tay đạo diễn Huy Vân và sống một mình một thời gian.

Nhà văn Nguyễn Đình Thi sau khi kết hôn lần hai không cảm thấy thực sự hạnh phúc. Những người trong làng văn kể lại, thời gian đó ông còn có một mối quan hệ khác với một nhà thơ nữ. Nhưng cuối cùng ông đã quyết định đến với bà Tuệ Minh. 

Quyết định này có lẽ đã khiến nhiều người rất sửng sốt vì không ai nghĩ họ lại lựa chọn nhau.

Trong một cuộc phỏng vấn, bà Tuệ Minh có kể lại rằng Nguyễn Đình Thi đã thầm mến bà từ lâu. Sau khi vợ cả của ông qua đời, ông mặc cảm nuôi ba con nhỏ nên không ngỏ lời với bà. Cho đến khi cả hai đã đi qua một chặng đời khá dài, họ mới quyết định đến với nhau.

Bà Tuệ Minh đã chung sống 20 năm bên nhà văn Nguyễn Đình Thi. Dù bà Tuệ Minh là người không hẳn dễ gần, và không có nhiều bạn. Nhưng bên Nguyễn Đình Thi, cuộc sống của bà vui hơn rất nhiều.

Hai người đi đâu cũng có nhau, kể cả khi ông đã phải chống gậy. Khi ông qua đời đã để lại một nỗi trống trải lớn trong lòng bà. Nay, bà đã đến với thế giới của ông.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Tuệ Minh, người phụ nữ cuối cùng bên Nguyễn Đình Thi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO