Tục tắt đèn đêm hội Giã La

Yên Giang| 15/08/2021 18:33

Tục tắt đèn đêm hội Giã La
Rước kiệu trong lễ hội Giã La.

Khi xếp hạng lễ hội các vùng quê thuộc phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây xưa, trong dân gian còn lưu truyền câu ca dao: 

Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy
Vui thì vui vậy, chẳng tầy 
Giã La

Đăm thuộc Tây Tựu huyện Từ Liêm, nay là quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Giá thuộc xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, Thầy thuộc xã Sài Sơn huyện Quốc Oai. Còn Giã La?

Căn cứ vào sự tích Thành hoàng và trò diễn còn lưu lại đến giờ thì Giã La là đêm chót trong lễ hội dài ngày của hai làng Ỷ La và La Nội, xưa là Đại La trang và Kỳ La khu (nay thuộc phường Dương Nội, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội).

Dương Nội là một vùng đất cổ có cư dân sinh sống từ lâu đời. Trải qua hàng nghìn năm lao động cần cù, sáng tạo, nhân dân Dương Nội đã lập nên những xóm làng đông đúc, những cánh đồng phì nhiêu, xây dựng và bảo vệ tốt hàng chục di tích văn hóa - lịch sử - kiến trúc mà tiêu biểu là cụm di tích đình - chùa - miếu làng La Cả.

Lễ hội Giã La gắn với sự tích vị Thành hoàng của hai làng Ỷ La và La Nội được tôn thờ tại ngôi đình chung, dựng ở điểm giữa hai làng. Hai làng cũng có chung một ngôi chùa Cả (tên chữ là Hoa Nghiêm tự) và quán La.

Theo thần phả hiện còn lưu giữ ở quán La và các bản chép tay của một số dòng họ: vị Thành hoàng có tên húy là Đương Cảnh. Dân vẫn kiêng húy gọi Cảnh là Kiểng.

Tương truyền: mẫu thân của ngài là cô thợ nhuộm Trần Thị Châu quê ở làng Sài Trang, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, đạo Hải Dương. Một lần cô thợ nhuộm đến Đại La Trang và Kỳ La Khu gặp dịp mở hội. Cô dừng chân xem hội và nghỉ đêm tại bờ rừng, nay là nền quán. Đêm ấy cô được thần mộng triệu rồi thai nghén mà sinh ra ngài. Lớn lên Đương Cảnh theo học Tản Viên Sơn Thánh rồi kết duyên cùng hai nàng Tuyên Nương và Chính Nương là con gái động chủ Ma Thị (mẹ nuôi của Sơn Tinh, cũng dòng tiên thánh). Nhớ lời mẹ kể về nguồn gốc của mình, ngài đưa hai nàng về Đại La sinh sống.

Ít năm sau cả một vùng rộng lớn của đất nước bị thú dữ hoành hành gây thiệt hại cho gia súc và mùa màng. Vua Hùng Duệ Vương cho sứ giả chiêu cầu người tài ra diệt ác thú cứu dân. Đương Cảnh nghe chiếu truyền liền tuyển mộ tráng sĩ lên kinh đô xin vua cho đi diệt trừ thú dữ. Hùng Duệ Vương ban cho Đường Cảnh làm Đô đốc, Tả tướng quân. Nhờ có hai bà vợ tiên Tuyên Nương và Chính Nương thông thạo rừng núi dẫn đường, với tài trí của mình cùng sức mạnh của dân binh, bầy thú dữ lần lượt bị tiêu diệt. Chúa sơn lâm là “hổ lang vàng mép” bị sa lầy tại Đại La. Ngài cho dân giết hổ lột da xả thịt mở tiệc ăn mừng. Xương hổ chất thành đống, đến nay còn dấu tích là Đống Hùm nằm trên đường từ đình lên quán La. Da hổ được giữ làm kỷ niệm chiến tích diệt trừ dã thú. Về sau, trong hội rước tấm da hổ được trải trên kiệu của ngài.

Tục tắt đèn đêm hội Giã La
Một góc làng La Cả (nay thuộc phường Dương Nội, quận Hà Đông, TP. Hà Nội)

Một hôm vào ngày mồng 2 tháng Chạp tự nhiên có một dải mây hồng đẹp như tấm lụa buông xuống trước cửa trại của ngài. Ngài chưa kịp định thần thì hai bà vợ tiên đã theo đó mà ngược về trời. Cảm buồn về cảnh cô đơn, ngài lên ngựa đi sâu vào rừng và cũng không bao giờ về nữa.

Vua biết chuyện, nhớ công trạng của ngài liền phong cho ngài chức Đô đốc Linh ứng Đại vương và cho dân làng tôn thờ làm Thành hoàng làng. Dân làng nhớ ơn ngài và hai phu nhân đã dựng quán làm đình đời đời đèn nhang thờ phụng. 

Từ đấy, hằng năm cứ đến ngày mồng hai tháng Chạp tục gọi là “Ngày chạp vua” bô lão hai làng lại họp mặt, trước là tế thờ, sau là bàn bạc định việc mùa xuân tới có vào đám hay không.

Lễ hội Giã La được diễn ra trong một thời gian dài ngày (9 ngày đêm) trên phạm vi không gian rộng lớn gồm khu vực xung quanh đình và trên đường lên quán dài 2 km. Tuy vậy, đình La và quán La là hai địa điểm chính.

Hội lệ là hội diễn ra hằng năm vào ngày mồng 6 tháng Giêng. Hội chỉ rước oản quả từ chùa Hoa Nghiêm (còn gọi là chùa Cả xây dựng bên phải ngay sát đình La). Hội chính còn gọi là đại đám thường 5 năm mới mở một lần, được tổ chức từ ngày mồng 6 tháng Giêng đến hết ngày 14 tháng Giêng.

Để chuẩn bị cho lễ hội, ngay từ ngày mồng 2 tháng Chạp năm trước (ngày Thánh hóa) bô lão hai làng đã họp mặt tại đình để bàn định việc vào đám. Từ ngày mồng 6 đến 14 tháng Giêng lễ thức được diễn ra. Mồng 6  tiến hành tế dự cáo. Sáng mồng 7 rước kiệu ông và hai kiệu bà từ đình lên quán để đón bài vị của các ngài về đình dự hội. Từ ngày mồng 8 đến ngày 13, buổi sáng diễn ra các tuần tế của quan viên hai làng. Buổi chiều, xung quanh khu vực đình diễn ra các trò chơi: bắt vịt trên hồ, đào hố bịt mắt bắt lợn, bịt mắt đập niêu trên bãi rộng ven hồ. Ở trong đình dân thôn theo nhau đến lễ giải và công đức. Từ chiều ngày 14 đến sáng hôm sau, diễn ra cảnh giã hội, mà cao trào là trò diễn đánh biệt (đánh hổ).

Ngoài trò diễn đặc sắc đánh biệt, ngày mồng 10 tháng Giêng, khi dâng cúng Thành hoàng còn có một tục hèm như sau: Khi thịt lợn, lấy lưng bát tiết và cắt một mẩu đuôi còn lông, hai thứ trên đặt vào hai bát úp một rồi chôn xuống sau hậu cung. Không ai còn rõ nguyên cớ của tục yểm mao huyết này.

Giai đoạn cao trào, đặc sắc nhất thu hút sự chú ý của mọi người là đêm giã hội vào tối 14 tháng Giêng. Đây là thời gian lễ hội La được diễn ra độc đáo nhất, sôi động nhất tạo cho Giã La thành đêm hội nổi tiếng nhất trong vùng. 

Tại quán La còn lưu bản “La Nội, Ỷ La nhị xã lưu truyền khu hổ lang tích” bằng chữ Nôm chép năm Long Đức thứ ba (1754). Văn bản ghi rõ nghi thức của cuộc săn hổ. Theo đó, chiều tối ngày 14, sau cuộc tế giã, một cánh rừng giả được dựng lên ở gian giữa, ngay dưới gầm ban thờ hậu cung để hổ dữ nấp trong đó. Người đóng vai hổ đội lốt “hổ lang vàng mép” thửa công phu như thật. Cùng ở trong rừng còn có 4 người đóng vai chim kêu, vượn hót, nai tác, gà gáy, làm cho khu rừng trở nên thâm u vang vọng như thực. Trước cửa rừng ở gian giữa các quan viên mặc quần áo đen thắt lưng xanh, cầm côn sẵn sàng múa võ. Ở mép tiếp giáp gian giữa với hai gian bên có hai người cầm cờ đuôi nheo chỉ huy đoàn thợ săn. Lực lượng chính của đoàn thợ săn cầm đuốc, cầm giáo mác đứng chờ ở ngoài đại bái. Sát cửa rừng về cả hai phía có hai người một nam, một nữ dẫn xướng. Trước của lớn gian giữa là nơi dành cho nhà trò múa hát. Dân làng đứng xem chật cứng trong đình và xung quanh đình trên đường hổ chạy.

Sau khi đặt các vai xong, các trò diễn được bắt đầu. Màn thứ nhất là màn hát chúc thánh của các ca nữ phường Đồng Trữ, tiếp đó là các điệu múa tiến lộc, múa lọ, múa trượng. Màn thứ hai: khi đèn nến trong đình phụt tắt chỉ còn ánh sáng ngoài sân đình hắt vào lờ mờ. Từ trong cánh rừng vang lên tiếng gà gáy, chim kêu. Bên nam bên nữ cùng nhau xướng họa theo màn biểu diễn của đoàn săn quanh đình làng trong ánh sáng của cây đuốc rực cháy, trong tiếng hò reo, tiếng trống, chiêng, mõ, thanh la, tù và vang động khắp trời. Tiếp theo màn đối đáp đả hổ lang (đánh hổ) là màn uy hùng đả hổ (oai hùng diệt hổ lang). Ở màn này, sau lời xướng của người nam giới, hổ dữ từ trong rừng bò ra. Các quan viên làm động tác đánh nhau với hổ. Tiếng chiêng, trống, mõ, tù và nổi lên dồn dập. Hổ bị trọng thương vọt khỏi cung ra ngoài. Đoàn săn đuổi đến “cống đá cửa đình” thì đổ gục xuống. Theo lệ, người đóng vai hổ, trút bỏ lốt hổ, rồi chạy một mạch về nhà, không được ngoái đầu lại, lên giường nằm thở dốc, như vừa qua khỏi một cuộc vật lộn thực sự. Trong khi đó, mọi người dự hội thi nhau xô vào giẫm, giằng xé lốt hổ để biểu thị sự trừng phạt, đồng thời lấy được một mảnh lốt để “làm khước”. 

Sau hàng giờ diễn ra cảnh “đánh biệt” căng thẳng, hấp dẫn, đèn nến trong đình lại bừng sáng. Đoàn thợ săn trở vào cung dọn sạch cánh rừng, kết thúc lớp trò chính của đêm giã hội bằng các lời ca chúc Thánh, múa bông mừng thắng lợi. Sau đó là đám rước “hoàn cung” (rước các ngài về quán), vẫn theo nghi thức cũ, trước ánh sáng huyền ảo của hàng trăm ngọn đèn lồng, cây đuốc đình liệu. Khoảng 11 giờ đêm, đám rước đến quán, đèn nến trong quán lại được tắt để chuyển bài vị của các ngài lên ban thờ trong thượng cung.

Xong xuôi, lại đến chầu tế an vị. Khoảng 2 giờ sáng, xong chầu tế là đám rước kiệu không từ quán về đình vẫn trong ánh sáng của đèn đuốc, vẫn uy nghiêm, trật tự. 4 giờ sáng, đám rước về tới đình, cất long đình, cất kiệu ông, hai kiệu bà vào cung, kết thúc kỳ hội.

Giã La là đêm giã hội của hai làng Ỷ La và La Nội xưa với trò diễn đánh hổ dữ để tưởng nhớ chiến công của đức Thành hoàng làng đã từng ra tay diệt trừ ác thú, bảo vệ dân thôn từ thời Hùng Vương thứ 18. Giã La với các trò diễn và sự tích như trên không phải là lễ hội của làng La Khê như đã có người hiểu nhầm.

Toàn bộ không khí lễ hội Giã La toát lên tinh thần thượng võ, ca ngợi chiến công diệt ác hộ dân của người xưa. Quá trình lễ hội có nhiều lần tắt đèn là để tái hiện cảnh săn thú ban đêm, cũng có lúc là để che giữ long nhan khi chuyển ngai từ cung sang kiệu, do cửa cung hẹp, phải ngả ngửa ngai mới đưa xuống, đưa lên được. Mục đích tắt đèn là thế chứ không phải lễ hội có tính phồn thực như ở một số nơi khác.

Lễ hội Giã La là một trong số những lễ hội nổi tiếng không chỉ của xứ Đoài xưa mà là cả khu vực rộng lớn trong vùng. Cùng với việc bảo tồn lễ hội này, đình La Cả và chùa Hoa Nghiêm đã được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa vào năm 2000.
(0) Bình luận
  • Phục dựng nghi lễ tế Đinh tại đền Đức Thánh Cả
    Ngày 9/3/2025, nghi lễ tế Đinh đã điễn ra tại đền Đức Thánh Cả, thôn Hữu Vĩnh, xã Bình Lưu Quang, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội. Việc phục dựng nghi lễ là một phần trong chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của địa phương.
  • Tây Hồ – Nơi giao thoa giữa quá khứ và hiện tại trong bảo tồn văn hóa
    Quận Tây Hồ, một trong những quận trung tâm của Thủ đô Hà Nội, không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên mà còn là nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa lịch sử. Quận Tây Hồ là một khu vực đặc biệt với sự kết hợp hài hòa giữa không gian xanh mát của các hồ, làng nghề truyền thống và các di sản văn hóa phong phú. Những năm qua, Tây Hồ đã và đang thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tạo nên một hình ảnh đầy bản sắc và thu hút du khách.
  • Một thoáng ký ức Hà Nội xưa
    Nếu mang nắng chiều chiếu nghiêng nghiêng vào ngăn ký ức của người Hà Nội, dễ sẽ thấy gói hàng Tết thời xa vắng, thấy chiếc áo chần bông xúng xính chờ cái rét ngọt để diện đi chơi… Thời gian có khả năng diệu kỳ, đôi khi có thể biến những khoảnh khắc tưởng chừng như thiếu thốn, khó khăn nhất trở thành tình cảm nhất, vui vẻ nhất; biến những điều răn dạy khắt khe nay trở thành lời vàng thước ngọc muốn gửi gắm lại cho thế hệ sau…
  • Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống qua chương trình "Tết Việt - Tết Phố 2025"
    Hòa chung không khí đón chào Xuân mới, Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội sẽ tổ chức chương trình hoạt động văn hóa với chủ đề “Tết Việt - Tết Phố 2025” nhằm lan tỏa những giá trị văn hóa độc đáo, kết nối cộng đồng và quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới.
  • Xôi cây làng Tây Mỗ
    Phường Tây Mỗ (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có ba thôn là Miêu Nha, Phú Thứ và Tây Mỗ. Nhắc đến Mỗ, người ta nhớ câu “Mỗ, La, Canh, Cót tứ danh hương”. Có danh hương từ bốn làng khoa bảng và hương nếp từ ngày hội thi xôi cây. Đình làng thờ Thủy Hải Long vương, Ả Lã nàng Đê - nữ tướng thời Hai Bà Trưng; đền làng thờ Phúc Vương Tranh - người con của vua Lê Thánh Tông.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • "Gia đình, bạn bè và đất nước" - Hồi ký sinh động về cuộc đời bà Nguyễn Thị Bình
    Nhằm tái hiện chân thực cuộc đời của bà Nguyễn Thị Bình - một nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia và chứng kiến những biến cố, thăng trầm của dân tộc trong thế kỷ XX - từ thời thơ ấu, quá trình tham gia hoạt động cách mạng đến những dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, và cả những năm tháng sau khi nghỉ hưu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản lần thứ hai cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước”.
  • Nhiều chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước
    Chuỗi chương trình nghệ thuật mừng 50 năm ngày đất nước thống nhất không chỉ là hoạt động kỷ niệm, mà còn là dịp để văn hóa nghệ thuật khơi dậy niềm tự hào dân tộc, hun đúc tinh thần yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam hôm nay và mai sau. Đây là sự tri ân sâu sắc đối với quá khứ, là niềm tin vào hiện tại, và là khát vọng vươn tới tương lai của một dân tộc bất khuất, kiêu hùng.
  • Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025: "Mỗi trang sách – Một niềm tự hào"
    Với chủ đề "Mỗi trang sách – Một niềm tự hào", Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 19/4/2025 với nhiều hoạt động hấp dẫn.
  • Quận Hà Đông: Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
    Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa.
  • [Podcast] Bún đậu mắm tôm – Món ăn dân dã của người Hà Nội
    Hà Nội có rất nhiều món ăn ngon được thực khách ưa thích gắn với “bún” như: bún chả, bún cá, bún ốc nguội… Trong số đó các món ăn đó không thể thiếu bún đậu mắm tôm Hà Nội - món ngon làm "xiêu lòng" các tín đồ ẩm thực. Không chỉ là một món ăn, bún đậu còn mang đậm nét văn hóa, gắn liền với lối sống và phong cách ẩm thực rất đỗi bình dị của người Việt nói chung, Hà Nội nói riêng.
Đừng bỏ lỡ
  • Huyện Đông Anh: Phát huy truyền thống quê hương trong kháng chiến chống Mỹ
    Ngày 15/4, huyện Đông Anh đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975-30/04/2025) và gặp mặt, tri ân cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu công an nhân dân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ.
  • Triển lãm “Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975”: Khơi dậy niềm tự hào dân tộc
    Thông tin từ Sở Văn hóa – Thể thao TP. Hồ Chí Minh cho biết, chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 15/4 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ khai mạc triển lãm “Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975”.
  • Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia dệt Dèng A Lưới
    Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề dệt Dèng của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới (TP Huế) đang được bảo tồn và phát huy giá trị với các sản phẩm văn hóa kết hợp hiện đại phục vụ du lịch, trải nghiệm, trình diễn thời trang.
  • Tạo sức bật phát triển du lịch làng nghề Thủ đô
    Hà Nội đã xây dựng và tiến tới ban hành Nghị quyết phát triển khu thương mại và văn hóa. Dự thảo Nghị quyết này đang được Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân, tạo hành lang pháp lý quan trọng, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển thương mại - văn hóa - du lịch, nhất là du lịch làng nghề Thủ đô có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 thu hút trên 3 vạn lượt khách
    Với nhiều hoạt động phong phú và đặc sắc tôn vinh những giá trị di sản văn hóa của Thủ đô, Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” đã thu hút trên 3 vạn lượt khách tham quan.
  • Triển lãm "Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh"
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), từ ngày 12/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Triển lãm “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh”.
  • Ra mắt hai tập thơ và truyện ký về kháng chiến của nhà thơ Nguyễn Văn Á
    Ngày 12/4, tại Hà Nội, nhà thơ Nguyễn Văn Á ra mắt tập thơ “Giọt sương bên cửa sổ” (Nhà Xuất bản Hội Nhà văn) và tập truyện ký “Phía Nam sông Bến Hải” (Nhà Xuất bản Văn học) nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam khai mạc trại sáng tác tại Hà Nam
    Trại sáng tác diễn ra từ ngày 11 - 17/4, với sự tham gia của 26 tác giả trong lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam và tác giả thuộc hội chuyên ngành Trung ương.
Tục tắt đèn đêm hội Giã La
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO