Tục nâng phan ở làng Nành

15/06/2017 16:07

Làng Nành tên nôm của xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội, trước đây có tên là Phù Ninh, thuộc vùng Kinh Bắc.

Trải qua biến thiên lịch sử, tuy đã mất đi khá nhiều, đến nay Ninh Hiệp vẫn còn gần 20 di tích văn hóa – lịch sử trong đó có 6 di tích được Nhà nước xếp hạnh như Chùa Cả, từ vũ, dấu tích của Bà Ngọc Hân Công chúa…

Trong đó Thạch Sàng là di tích đặc biệt quan trọng, là linh địa, Thánh địa, nơi hội tụ khí anh linh của làng Nành.

Theo sách “Bắc Ninh phong thổ chí” – khoảng thế kỷ thứ II sau Công nguyên, thiền sư Khâu Đà La từ Ấn Độ sang Việt Nam. Đến Ninh Trang (đất cũ Ninh Hiệp) mến cảnh mến người, ông dừng lại. Ban ngày cầm lá cờ Đại thắng đi truyền đạo, tối về nằm trên phiến đá dưới gốc đa đầu làng, đồng thời dựng am thờ Phật trên gò cao. Tương truyền nơi ông nằm là đầu con Phượng Hoàng, còn gò cao dựng am thờ Phật chính là mình của Phượng. Sau Khâu Đà La được Tu Định đón sang Man Xá (Thuận Thành – Bắc Ninh) rồi có chuyện Man Nương – Tứ Pháp.

Sau khi ông đi khỏi, dân làng liền dựng phiến đá đó lên làm bệ thờ và gọi tên là Thạch Sàng.

Ca dao làng Nành xưa nói về sự tích này như sau:

Có thầy ở tận Tây Thiên

Luyện tu đạo thiền là Khâu Đà La

Ngày đi truyền đạo gần xa

Tối nằm phiến đá gốc đa đầu làng

Dựng am thờ Phật nghiêm trang

Gò cao tên gọi Phượng Hoàng anh linh.

Thạch Sàng là nơi hàng xã làm lễ Kỳ Yên tức là Cầu an, hay gọi là cầu mát vào ngày mồng Một tháng Tư âm lịch hàng năm.

Thạch Sàng còn là nơi mở hội Bà Bạng ngày mồng Mười tháng Tư; là nơi hàng năm dân làng rước đức Phật ra cầu mưa, gọi là lễ Đảo vũ, đặc biệt là nơi mở hội Đại nâng Phan.

Về lễ Đại nâng Phan: Là lễ lớn của cả tổng Hạ Dương cũ (nay là ba xã Dương Hà – Đình Xuyên – Ninh Hiệp) Phù Ninh là xã sở tại được chủ trì.

Lễ Đại nâng Phan không biết có tự bao giờ. Bia đá ở Chùa Cả dựng năm 1733 có một dòng ghi về Lễ Đại: “Năm 1775 đại diện 10 thôn trong tổng họp định ra thể lệ cụ thể. Hội cuối cùng là năm 1895, nay bản thể lệ vẫn còn.

Nghi thức lễ có nhiều, nhưng trung tâm là nghi thức Nâng Phan, bao gồm cây Phan và hố Phan.

Cây Phan là do “Bách trúc hợp thành vi cửu cấp” nghĩa là một trăm cây tre bó lại chia thành 9 bậc, trên có giải lụa vàng dài bằng 2/3 cây Phan gọi là lá Phướn.

Hố Phan sâu khoảng một mét, đáy hố có phiến đá mặt phẳng, Cây Phan được đặt nghiêng dưới hố.

Người dân Phan gồm 27 người là do “Chạ Thị nâng Phan” nghĩa là trai đinh làng Phù Thị (nay là xóm 6, xóm 7). Đây là vinh dự vì Thạch Sàng thuộc địa phận Phù Thị. Họ là những trai đinh khỏe mạnh từ 18 đến 30 tuổi được dân lựa chọn có đạo đức tốt, sống mẫu mực.

Trang phục của đội nâng Phan rất nghiêm cẩn: Khăn xanh, áo đỏ, quần trắng, thắt lưng màu vàng, quần màu tím tượng trưng cho ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Về động tác nâng Phan:

Mỗi người cầm một dóng nâng Phan bằng tre đực có chạc dài từ 1,5m đến 2,5m tùy theo vị trí đứng ở gốc hay ngọn Phan. Khi có lệnh, bằng bóng nâng Phan, họ nâng cây Phan khỏi miệng hố đảo ba vòng thuận rồi ba vòng nghịch, sau mới dựng cây Phan đứng thẳng giữa hố sao cho lá Phướn gắn trên ngọn cây Phan bay trong gió.

Ngày tan lễ, chủ lễ dỡ cây Phan cho dân cướp về gác trên mái nhà lấy khước (giống như tục cướp chiếu ở Hội Gióng).

Nghi thức Nâng Phan mang nhiều ý nghĩa của cư dân nông nghiệp. Cây Phan là biểu tưởng của khóm lúa, hố Phan là ruộng lúa, lá Phướn là bông lúa. Khi đảo cây Phan nếu lá Phướn bay là lúa tốt, nếu lá Phướn cuộn thì mất mùa.

Cây Phan còn là biểu tượng sự giao hòa âm dương. Tục Nâng Phan chỉ thấy có ở làng Nành, đây là một nghi thức rất độc đáo, mang tính nhân văn sâu sắc. Một nghi thức hàm ý cả hai vế sinh và dưỡng.

(0) Bình luận
  • Hướng đến xây dựng Thị xã Sơn Tây thành đô thị văn hóa lịch sử của Thủ đô Hà Nội
    Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra số 2 của Thành ủy, do đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình, chủ trì kiểm tra việc triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2024 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” của Đảng bộ thị xã Sơn Tây.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Niềm tự hào của xứ Mường huyện Ba Vì trong xây dựng nông thôn mới
    Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đợt 1 năm 2024, trong đó có xã Minh Quang (huyện Ba Vì) – địa phương miền núi có tới hơn 40% là đồng bào dân tộc Mường.
  • Tăng cường xây dựng người Ba Đình văn minh, thanh lịch, nghiêm túc, nghĩa tình
    Quận ủy Ba Đình đã tổ chức Hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2024 về “Phát huy giá trị văn hóa truyền thống”; triển khai Kế hoạch của Ban Thường vụ Quận uỷ về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4.
  • Phát huy vai trò của Phụ nữ Thủ đô trong xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch
    Tiếp tục triển khai hiệu quả 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố là một trong những nội dung trọng tâm được đề cập đến trong Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tạo sự thống nhất, đồng thuận trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    UBND thành phố Hà Nội vừa có Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Tục nâng phan ở làng Nành
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO