Tục lạ ở Hoa Đình, Hoàng Xá

Đặng Thiêm (sưu tầm)| 28/06/2017 09:24

Hoa Đình xưa gồm ba làng: Hoàng Xá, Đình Tràng và Lương Xá. Nay làng Hoàng Xá thuộc thị trấn Vân Đình, còn Đình Tràng, Lương Xá, thuộc xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội. Làng xưa còn nhiều tục lạ còn lưu truyền đến hôm nay.

Tục không lấy vợ làng Hoa Đình

Một trong “tứ vật” (bốn điều không nên) ở Ứng Hòa xưa là: “Vật thú Hoa Đình thê”, nghĩa là không nên lấy vợ ở làng Hoa Đình.

Các cụ cao tuổi thường kể rằng, lệ làng xưa, trai thiên hạ muốn lấy gái làng phải nộp cheo rất nặng. Người ta vắt một dây mây qua nóc giải vũ, một bên buộc một chiếc cối đá. Nhà trai mang tiền đồng tới treo vào một đầu dây, sao cho nâng cân bằng chiếc cối lên… mới coi là đủ lệ. Vậy là biết mấy chục quan tiền. 

Tục lạ ở Hoa Đình, Hoàng Xá
Một góc nhỏ đình làng Hoàng Xá
Đã thế, khi đón dâu, nhà trai thường bị ba bốn chặng “chăng dây” vòi tiền mãi lộ! Người “chăng dây” thường là trai làng bên nhà gái. Họ bày một cái bàn giữa đường, có bát hương nải chuối hẳn hoi, và căng một sợi dây thừng ngang đường cản bước đoàn rước dâu. Gặp những chặng đường ấy, nhà trai thường phải tới thương lượng, nghĩa là đưa cho họ một số tiền theo yêu cầu họ mới chịu rút dây cho đi qua. Các cô gái làng càng xinh đẹp, càng đảm đang thì tiền “thông quan” càng cao giá... càng phải qua nhiều chặng!

Chính vì thế mà nhiều cô gái làng đành phải ướm ý ngỏ lời với trai thiên hạ: 

Đầu làng có con chim khuyên
Nó kêu ríu rít cho nên bồi hồi…
Làng em chẳng thiếu chi người
Muốn rằng đất khách là nơi
quê chàng!

Nhiều chàng trai dẫu khát khao lắm… nhưng cũng đành chịu, nếu gia tư điền sản không nhiều hoặc bác mẹ không hào phóng lo liệu.
Kết quả là, trai làng dẫu không giàu có hoặc tài ba cũng thường có hai… ba vợ! Nhiều cô gái xinh giòn nhưng “chậm chân” đành phải cay đắng chịu cảnh lẽ mọn. Các bà mối thường khèo dỗ dành: “Khôn làm lẽ, khỏe ở mùa!” – “Trâu ta ăn cỏ đồng ta”…

Lệ nộp cheo làng đã bị bãi bỏ từ đầu thế kỷ trước. Nhưng tục chăng dây thì mãi tới khi cách mạnh tháng Tám thành công năm 1945 mới hoàn toàn bãi bỏ.

Đêm tân hôn, mẹ chồng ngủ với con dâu

Ngày xưa, ở mọi nơi, nhìn chung việc dựng vợ gả chồng cho con cái thường thông qua các bà mối, từ đấu đến cuối. Nhưng ở làng Hoàng Xá, thị trấn Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội lại khác.

Khi con trai đến tuổi lấy vợ, các bà mẹ thường lo liệu việc này từ ướm ý đến dạm hỏi cưới xin, trừ trường hợp mẹ mất sớm, mới phải nhờ đến ruột thịt nội ngoại đứng thay.

Ngày cưới, nhiều nơi mẹ chồng phải tránh đi, khi dâu về, thường phải “đi trốn” để sau này khỏi va chạm. Nhưng ở Hoàng Xá lại khác. Ngày cưới, mẹ chồng chính thức mang lễ đi đón dâu. Các cụ giải thích rằng: Phải xuất đầu lộ diện ngay từ buổi đầu như thế để con dâu về hoàn toàn lãnh trách nhiệm, sau này khỏi phải kêu ai!

Đêm tân hôn thông thường là đêm động phòng hoa chúc của đôi vợ chồng mới! Nhưng ở làng này mẹ chồng vào ngủ với con dâu để… dạy bảo nếp nhà cho con dâu mới mẻ khỏi bỡ ngỡ và gây mối thiện cảm ngay từ buổi đầu để mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu thêm thân mật đầm ấm.

Nếu không có mẹ chồng thì một người phụ nữ có vai vế nhất trong gia đình sẽ thay thế ví dụ: Bà nội, mẹ kế, chị gái, em gái… (dẫu họ đã đi lấy chồng)…

Phong tục là như thế, không ai biết nó bắt đầy từ bao giờ.

Tuy nhiên đến nay tục này không còn nữa.

Tục cắt đúm chợ Đình 

Làng Hoàng Xá, thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội có chợ Đình nổi tiếng trong vùng:

Chợ Đình một tháng sáu phiên.
Ngày ba ngày tám chớ quên chợ Đình!

Tục cắt đúm chỉ diễn ra vào phiên cuối năm, tức ngày 23 tháng Chạp (ngày ông Táo lên chầu trời) và phiên đầu năm, tức ngày mồng tám tháng Giêng, bởi phiên 28 tháng Chạp thì ăn vào chợ Tết rồi không kể và phiên mồng ba tháng Giêng thì chợ chưa họp! Nói tóm lại là mỗi năm chỉ có một lần đầu năm và một lần cuối năm mà thôi!

Tục lạ ở Hoa Đình, Hoàng Xá

Vào những phiên ấy, trai chưa vợ, gái chưa chồng thường háo hức rủ nhau đi “cắt đúm”. 

Thực ra, chỉ cánh con trai mới rủ nhau đi công khai và công phu chuẩn bị con dao lá nhỏ như của người hoạn lợn sắc lẹm, dấu kín trong kẽ tay, chứ cánh con gái thân thiết lắm mới thì thầm mách nhau, rỉ tai, bày cách khâu đúm, đeo đúm sao cho tiện nhất chứ ai lại rủ nhau thì… dơ chết! Nhưng đến cái tuổi trăng tròn vành, hoa mãn khai ấy, có cô gái nào lại không muốn đi chợ cắt đúm để… xem sao? Đúng ra là để cho người ta cắt đúm.

Xin được nói về “cái đúm”. Theo tiếng địa phương, đúm là một cái túi vải xinh xinh đựng một thứ gì đó của con gái, như gương, lược, trầu cau, vài đồng chinh, đồng xu, cũng có khi là đôi khuyên tai, nụ hoa…

Bình thường các cô giữ đúm rất cẩn thận. Họ cất trong ruột tượng, nghĩa là cái bao thắt ngang trước bụng, bên ngoài còn choàng thêm một cái dây lưng rộng khoảng gần gang tay, thắt bỏ múi duyên dáng. Kẻ cắp khó mà nhằn.

Nhưng đến phiên chợ cắt đúm này thì khác. Chiếc đúm mới màu sắc đẹp, thật xinh chỉ giắt sau dây lưng, buộc hờ hững lùi ra phía sau một chút để nó đong đưa cùng nhịp bước chân.

Vì các cô không có mục đích đi chợ mua sắm nên trong đúm thông thường chỉ có trầu cau, gương lược hoặc một tờ bao hương gấp kỹ (chất liệu để thoa chút má hồng), một bông hoa ngọc lan, hoa nhài, hoa móng rồng… tùy theo sở thích mỗi cô.

Tục lạ ở Hoa Đình, Hoàng Xá
Di tích quán Hoàng Xá
Họ đi chợ để chơi. Nơi các cô ghé đông nhất là dãy hàng thầy bói ngồi để xin một quẻ cầu duyên, cầu tài, cầu lộc. Hoặc đến tam quan chùa Chè với ông đồng, bà cốt để được thì thầm, khấn khứa với một niềm tin ngây thơ, trong sáng…

Và, khi các cô ra về thì… đúm thường bị cắt tự bao giờ…

Đương nhiên, các cô không hốt hoảng lo sợ, mà chỉ… hồi hộp thôi.

Các cô ý tứ tách ra khỏi đám bạn bè và lặng lẽ ra về. Dưới vành nón nghiêng che các cô kín đáo liếc tìm. Để rồi giật mình khi có ai đó đạp nhẹ vào vai mà ngượng nghịu cười cười: “Giả này!” hoặc sỗ sàng chộp lấy bàn tay mà trách: “Sao mà vô ý thế?”.

Nếu gặp người đã biết hoặc bụng cũng ưng ưng, các cô sẽ tủm tỉm lườm nguýt: “Rõ dơ!” kèm theo một cái liếc nhớ đời!

Nếu phải người không ưng, các cô sẽ vùng vằng, ghé nón đi thẳng mặc cho ai chưng hửng thẫn thờ!

Nhưng cũng có khi các cô nhận được một lời ướm ý bâng quơ: 

Thứ này bắt được như không
Biết đâu Hợp Phố mà mong Châu về!

Nhác thấy chàng trai thanh lịch, các cô sẵn sàng đối đáp ngay: 

Bắt được thì cho ai xin
Hay là giữ lấy làm tin cũng đành!

Rồi họ đi với nhau một đoạn, có khi chả nói với nhau câu nào nhưng tín hiệu của tình tứ, hẹn hò thì ai mà kể cho hết được?

Nhưng, nếu trên đoạn đường xuân đôi lứa, các nàng cảm thấy không hợp cho lắm, hoặc cũng muốn làm kiêu tí chút thì:

Thưa rằng, bác mẹ em răn
Làm thân con gái chớ ăn trầu người!

Rồi ngoắt đi lối khác. Nhưng dù sao các cô cũng vui, niềm vui kiêu hãnh vì đã có người để ý đến mình.

Chỉ buồn cho những cô ra về mà đúm vẫn còn nguyên. Cô đành bước nhanh đến chỗ kín, cất vội vào bao mà không tránh khỏi chạnh lòng, bâng khuâng! Lòng tự hẹn lòng, đợi phiên sau hoặc liều đi chợ khác… Chợ Lau, chợ Quéo, chợ Đanh…

Không ít đôi lứa nên duyên cũng từ những phiên chợ cắt đúm này, cho dù họ có là người làng, người thiên hạ hay người dưng!
(Theo “Tục hay, lệ lạ Thăng Long – Hà Nội”, NXB Phụ nữ, 2016)
(0) Bình luận
  • Góp phần xây dựng, lan toả văn hóa Thăng Long - Hà Nội
    Giải báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh do Thành ủy Hà Nội phát động, tổ chức không chỉ tạo ra sân chơi bổ ích, hấp dẫn cho những người làm báo, mà còn góp phần cùng Thành phố trong việc phát triển văn hóa Thủ đô.
  • Hà Nội: Xúc động thanh niên tình nguyện “cứu” lúa cho đồng bào mùa mưa bão
    Cùng với cấp ủy, chính quyền, lực lượng công an, quân đội… tham gia khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra trên địa bàn Thành phố Hà Nội; đoàn viên thanh niên của Thủ đô là lực lượng xung kích, nòng cốt. Trong đó, màu áo xanh tình nguyện ngâm mình trong ruộng nước, hỗ trợ người dân thu hoạch lúa để giảm thiểu thiệt hại cho đồng bào đã chạm đến trái tim của cộng đồng, xã hội.
  • Người dân Thủ đô chung tay tổng vệ sinh môi trường sau cơn bão số 3
    Sau khi bão Yagi quét qua Hà Nội, dù lực lượng chức năng đã dồn tổng lực dọn dẹp, nhưng đường phố, ngõ phố của Thủ đô, nhất là trong các quận nội thành vẫn ngổn ngang. Trước thực tế này, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội đã phát động phong trào toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Từ sáng sớm ngày 14/9, tại các quận huyện trên địa bàn thành phố, công tác vệ sinh môi trường được tập trung cao độ với sự chung sức của nhiều đoàn thể và đông đảo người dân địa phương.
  • Thị xã Sơn Tây lan tỏa tinh thần “nhường cơm sẻ áo” tới đồng bào bị ảnh hưởng của bão số 3
    Thị ủy - HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) vừa tổ chức phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3.
  • Thị xã Sơn Tây chủ động, quyết liệt phòng chống bão lụt
    Bão số 3 cùng hoàn lưu sau bão đã để lại những hệ quả phức tạp, đặt ra những tình huống cấp bách chưa từng có trên thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) trong nhiều năm qua: nước sông dâng cao, đe dọa sự an toàn đê điều, nhiều vùng trũng rơi vào tình trạng ngập úng… Song với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị Sơn Tây đã triển khai quyết liệt, kịp thời, nỗ lực ở mức độ cao nhất để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho người dân.
  • Lan tỏa Hà Nội - Thành phố Vì Hòa bình, Thành phố Sáng tạo tại Cần Thơ và Cà Mau
    Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật, triển lãm tại Thành phố Cần Thơ, tỉnh Cà Mau; qua đó quảng bá các nét đặc trưng về văn hóa, di sản văn hóa tiêu biểu của Hà Nội ngàn năm văn hiến; con người Thủ đô thanh lịch, văn minh, Thủ đô Hà Nội - Thành phố Vì Hòa bình, Thành phố Sáng tạo tới nhân dân hai địa phương miền Tây Nam Bộ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Nét thanh lịch trong trang phục của người Hà Nội xưa
    Theo thời gian, trong nhịp sống hối hả của thời hội nhập, có rất nhiều thứ, nhiều giá trị đã bị "cuốn trôi", song với người Thăng Long - Hà Nội, dù cho đi đâu, ở đâu, họ vẫn luôn âm thầm giữ gìn nếp nhà, giữ văn hóa đất Tràng An qua việc dậy bảo con cháu cách nói năng, đi đứng, ăn uống và tất nhiên không thể thiếu việc dậy bảo con cháu về cách mặc sao cho đẹp, cho nền nã; chọn trang phục sao cho giữ được nét thanh lịch, mặc sao cho "đậm chất kinh kỳ”....
  • Tôi “phải lòng” hội họa như cách tôi từng say mê văn chương
    Tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu tình cờ đến với hội họa từ năm 2016. Chọn dòng tranh lụa kén người vẽ, chị đã nhanh chóng thể hiện tài năng sử dụng cọ và màu không thua kém tài năng ngôn ngữ. Với chị, điểm chung trong các sáng tạo nghệ thuật của mình là chất thơ và tính nữ. Xoay quanh góc nhìn “viết hay vẽ cũng chỉ là phương tiện nghệ thuật để người nghệ sĩ tỏ bày với thế giới, về thế giới”, tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu đã dành cho tạp chí Người Hà Nội một cuộc trò chuyện thú vị.
  • Bài 2: Hà Nội phát huy truyền thống lịch sử, xứng danh Thủ đô anh hùng, ngàn năm văn hiến
    Ngay sau khi tiếp quản Thủ đô (10/10/1954), Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã lãnh đạo Nhân dân khẩn trương khôi phục những cơ sở bị chiến tranh tàn phá, ổn định tình hình, từng bước vượt qua khó khăn, tổ chức lại sản xuất, bảo đảm đời sống Nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
  • Quận Đống Đa: Tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề nhân dân quan tâm
    Sáng 19/9, quận Đống Đa, Hà Nội tổ chức Hội nghị đối thoại định kỳ giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn quận Đống Đa năm 2024.
  • Hà Nội: Ấm lòng tinh thần “lá lành đùm lá rách” của các trường học tại quận Hoàn Kiếm
    Phát huy truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, mới đây, 2 trường: THCS Ngô Sĩ Liên và THCS Trưng Vương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã tổ chức ủng hộ, hỗ trợ cho các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn cùng quận bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Đừng bỏ lỡ
Tục lạ ở Hoa Đình, Hoàng Xá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO