Tu sửa chùa Báo Ân (huyện Quốc Oai): Sẽ hoàn thành trong tháng 6

Lại Tấn/KTĐT| 12/06/2019 08:19

Sau khi tiếp nhận thông tin báo Kinh tế & Đô thị (các số ra ngày 5 và 6/6) phản ánh về tình trạng di tích chùa Báo Ân (thôn Yên Nội, xã Đồng Quang) bị cản trở trong quá trình tu sửa dẫn đến chậm tiến độ, UBND huyện Quốc Oai đã vào cuộc chấn chỉnh, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các hạng mục xuống cấp nghiêm trọng.

Trục xuất người không liên quan

Ngày 10/6, trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quốc Oai Nguyễn Vũ Hán cho biết: “Ngày 6/6, Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai Nguyễn Đức Phương đã đến chùa Báo Ân ghi nhận công tác tu sửa di tích và có công văn chấn chỉnh ngay các vấn đề còn vướng mắc”.


Liên quan đến một số đối tượng cản trở tu sửa di tích như báo Kinh tế & Đô thị đã phản ánh, đại diện UBND huyện Quốc Oai cho biết, nhiều đối tượng phật tử (người ở trong chùa) gây khó dễ cho đơn vị thi công, không cho thợ vào che chắn, lắp đặt vải bạt che mưa, nắng, vận chuyển, tập kết vật liêu xây dựng trong sân nhà chùa. Thậm chí, họ còn lợi dụng việc tu sửa để kêu gọi tiền công đức.
“Trụ trì nhà chùa là người tu hành và tuổi cao, trong chùa có một số phật tử chăm sóc và một số người tham mưu không đúng cho thầy, gây khó dễ cho đơn vị triển khai. Chúng tôi đã phối hợp với công an huyện chấn chỉnh, hạn chế việc tập trung đông người. Cơ quan chức năng sẽ kiểm gia giấy tờ tạm trú, tạm vắng nếu không có sẽ trục xuất”.
Báo Kinh tế & Đô thị đã thông tin: Văn bản của UBND huyện Quốc Oai báo cáo Sở VHTT Hà Nội và Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội nêu: “Chống được tình trạng dột mái, sụt mái làm hư hại di tích và hiện vật, cổ vật bên trong di tích” nhưng ghi nhận thực tế của phóng viên vào tháng 6/2019 “phần mái chùa vẫn chưa hoàn thiện, bên trong chùa hiện vật vẫn đang ngày một xuống cấp do chịu mưa nắng”.
Về thông tin này, Trưởng phòng VHTT huyện Quốc Oai Nguyễn Vũ Hán giải thích: “Báo cáo thể hiện không rõ, thực tế là khi có nguồn tiền sẽ thực hiện trong thời gian sớm nhất”.
Đẩy nhanh tiến độ
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc trụ trì chùa Báo Ân Thích Trọng Nghĩa phản ánh về việc không nắm được việc tu sửa cấp thiết di tích, đại diện UBND huyện Quốc Oai cho biết, quá trình triển khai tu sửa chùa Báo Ân, chính quyền địa phương đã làm việc với đại diện xã, thôn, người dân và trụ trì chùa. Thông tin phản ánh việc không thông tin, trao đổi với trụ trì chùa Báo Ân là cố tình “tạo hiềm khích”.
Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quốc Oai cho biết: “Để tu sửa toàn bộ nhà chùa phải mất hơn 10 tỷ đồng. Việc tu sửa hiện nay là 800 triệu đồng chỉ là chống đỡ nhưng hiện đã thay mới rất nhiều, đơn vị thi công đang cố gắng làm nhanh, cẩn thận, dự kiến hoàn thiện trong tháng này.
Thời gian tới, chúng tôi sẽ đề xuất bảo tồn hệ thống tường nhưng việc này đòi hỏi thời gian và kỹ thuật cao vì tường này là tường thổ. Ngoài ra, nền gạch của chùa từ thập niên 80 của thế kỷ trước cũng đã xuống cấp, chúng tôi sẽ có kế hoạch sửa chữa. Tuy nhiên, công tác tu bổ, sửa chữa sẽ có kế hoạch để tránh chắp vá”.
Trước đó, UBND huyện Quốc Oai có văn bản nêu các khó khăn, vướng mắc, tồn tại trong việc triển khai dự án do: “Kinh phí bố trí còn ít, khi triển khai thực hiện không lường trước được các hư hỏng, mức độ xuống cấp của các cấu kiện khi hạ giải. Việc này dẫn đến nhiều vị trí bị hư hỏng nặng mà không còn kinh phí để sửa chữa”.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn”
    Nhà phê bình văn học Phạm Phú Phong cùng các cộng sự giới thiệu và ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn” tại TP Huế.
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • Miền Bắc đón không khí lạnh, có nơi dưới 10 độ C
    Dự báo khoảng chiều tối và đêm nay 25/11, không khí lạnh cường độ mạnh bắt đầu ảnh hưởng đến miền Bắc, chiều tối và đêm cùng ngày, Đông Bắc Bộ mưa rải rác.
  • Show diễn chỉ có trong thế vận hội quốc tế “hạ cánh” Phú Quốc cuối năm
    Bản giao hưởng đại dương - Symphony Of The Sea đang khiến hàng nghìn du khách phải trầm trồ trước độ “chịu chi” của Sun Group, khi có tới gần 20 phút trình diễn pháo mỗi tối, từ pháo nước, pháo Jetski và pháo trên “đôi cánh” của những quán quân, á quân flyboard thế giới.
Đừng bỏ lỡ
Tu sửa chùa Báo Ân (huyện Quốc Oai): Sẽ hoàn thành trong tháng 6
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO