Sáng tác mới

Truyện ký Hương biển

Truyện ký của Đào Xuân Hưng 20/06/2024 15:04

Đề tài biên giới, biển đảo quê hương luôn là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận, đặc biệt là trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Các tác phẩm viết về chủ đề này thuộc nhiều loại hình văn học nghệ thuật khác nhau từ văn học đến điện ảnh, sân khấu, nhiếp ảnh, âm nhạc... đều thấm đẫm lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc. Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu tới độc giả sáng tác mới về chủ đề biển đảo thuộc loại hình văn học, một truyện ký được ghi chép lại ngay sau chuyến đi Trường Sa của tác giả.

anh-chup-man-hinh-20.png
Hoàng Sa - Trường Sa và biển đảo quê hương đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là văn học - nghệ thuật.

“Chỉ có thuyền mới hiểu: Biển mênh mông nhường nào/ Chỉ có biển mới biết, thuyền đi đâu về đâu”...

- Chà! Tối nay, Hương hát hay quá !

- Em mới tập hát chưa lâu đâu, anh Hải à !

Đêm bao la, biển lặng, trăng thanh, chỉ nghe tiếng sóng nước rì rào vỗ về mạn tàu. Đứng trên tầng 5 boong tầu Kiểm Ngư - KN 390 đang hướng về Đất Mẹ, nhìn từ phía xa, biển rộng trải ra tít tắp. Đường chân trời phản chiếu màu của biển, cả màu trời nhuộm xanh thắm thêm cho màu biển vô biên. Biển làm cho trời mênh mang hơn và bao dung hơn. Giữa biển khơi bịt bùng bí ẩn, chỉ có ánh sáng le lói phát ra từ những ngọn hải đăng và ánh đèn của các con tầu Hải quân vững chãi như thành đồng, canh giữ biển trời quê hương. May mắn được ra đến các đảo tiền tiêu trên vùng biển Trường Sa huyền thoại này, cả hai anh em đều trào dâng trong lòng một cảm xúc khó nói nên lời.

- Trước khi đi Trường Sa, chắc Hương cũng đã nghe nhiều câu chuyện về biển lắm rồi nhỉ ?- Hải bắt chuyện.

- Khi em còn là học sinh, em đã đọc sách về truyền thuyết Mẹ Âu Cơ và cái bọc 100 trứng. Rồi tiếp đó, 50 người con theo Mẹ lên rừng, 50 người con theo Cha xuống biển. Câu chuyện thần thoại về thời kỳ lập nước từ hơn 4000 năm trước, không ai có thể quên! Rồi truyền thuyết về Sơn Tinh, Thủy Tinh, truyền thuyết về Mai An Tiêm... Lãng mạn và độc đáo đến kỳ lạ! Em không biết, có dân tộc nào còn sản sinh ra được những câu chuyện giàu biểu cảm đến thế về buổi bình minh ban sơ thật hoành tráng của đất nước mình!

Và đâu phải chỉ có các câu chuyện thần kỳ từ hàng ngàn năm trước. Ngay thời hiện đại này, nước ta cũng không thiếu các câu chuyện cũng y hệt như thần thoại! Em kể anh nghe, khi em lớn lên, được đi làm, một lần đọc báo Nhân Dân, em còn biết thêm về Đoàn tàu không số và Con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển, cũng làm em khâm phục sững sờ. Trên các chương trình ca nhạc của truyền hình Nhân Dân, em cũng từng được nghe nhiều ca khúc về biển như: Chút thơ tình của người lính biển, Khúc quân hành Trường Sa, Biển, nỗi nhớ và em, Hương thầm... Đó đều là các ca khúc phổ các bài thơ nổi tiếng của các tác giả như: Trần Đăng Khoa, Hữu Thỉnh, Phan Thị Thanh Nhàn... Đợt này, anh tham gia Đoàn công tác số 23 ra Trường Sa từ cơ quan nào thế?

- Anh làm ngành Y trong Quân đội ở Hà Nội mà. Cùng Đoàn mình, anh còn nghe có cả các anh chị từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo Nhân Dân, Hội Nhà báo Việt Nam cùng một số tờ báo ở Hà Nội, rồi Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Quân y 175. Các địa phương thì có các đoàn mãi tận Sơn La, Phú Thọ, Tuyên Quang... Lại còn cả các doanh nghiệp cùng mang quà ra hỗ trợ cho bà con và chiến sĩ ngoài đảo nữa.

- Vậy à anh, may quá, thế mà đợt này em cũng có duyên được đi thăm Trường Sa cùng với các anh. Thế anh đã ra đây lần nào chưa?

- Anh cũng là lần đầu được ra Trường Sa đấy!

- Ôi, sao anh là bộ đội mà cũng chỉ mới ra Trường Sa lần đầu?

- Có phải ai cũng cũng có điều kiện được ra thăm đảo đâu em! Anh là bộ đội, nhưng là chiến sĩ áo trắng, Hương à.

- À, em hiểu rồi. Trên các đảo, có cả cơ sở quân y của các anh?

- Có em ạ, cơ sở bệnh viện của anh chữa trị cho cả quân nhân và người dân trên đảo. Có nhiều ngư dân, ở những ngư trường xa xôi bậc nhất của Việt Nam trên hải phận này, giữa điệp trùng sóng dữ nếu chẳng may mắc bệnh hiểm nghèo, mà không có các cơ sở bệnh viện của các chiến sĩ áo trắng cắm trên biển Đông là gay go lắm!

- Thế thì chắc anh tuy mới ra đây, nhưng cũng đã khá thân thuộc với hoàn cảnh sống trên các đảo này rồi nhỉ? Anh Hải kể cho em chuyện về bộ đội Hải quân và cả đời sống trên các đảo này đi!

- Anh luôn rất xúc động với nhiều câu chuyện về sự hy sinh lẫm liệt và đầy bi tráng của các chiến sĩ Hải quân ở đây. Phi thường lắm! Trên quần đảo Trường Sa, có một đảo còn được đặt theo tên của một chiến sĩ Hải quân Việt Nam nữa: Đảo Phan Vinh ấy.

- À, em cũng đã từng nghe đến tên anh Phan Vinh, khi đọc bài “Tiếng gà gáy trên đảo Phan Vinh” đăng trên một số Tết Tạp chí Tài nguyên và Môi trường đấy... Bác em vốn làm ở ngành Tài nguyên & Môi trường, hay mang tạp chí và báo ở cơ quan về cho em đọc. Câu chuyện rất xúc động... Mà có lẽ, cũng chính từ lòng cảm phục vô bờ về sự hy sinh của Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Phan Vinh mà em quyết xin bằng được, để đi ra Trường Sa, được tiếp cận với vùng đảo thiêng liêng của tổ quốc trong hải trình lần này đấy.

- Vậy à, thế còn câu chuyện về những chiến sĩ Hải quân Việt Nam anh hùng, hy sinh trên đảo Gạc Ma, em đã biết chưa?

- Có chứ! Em cũng được nghe từ lâu. Nhưng em càng biết rõ hơn, vì vào lúc trước khi đi, Đoàn công tác 23 này đã cùng nhau tới dâng hương ở Đài Tưởng niệm Gạc Ma, dành cho các Anh hùng liệt sĩ hy sinh trên đảo Gạc Ma. Được nghe thuyết minh lại sự kiện đầy ám ảnh này, quả thật em rất xúc động. Thương các anh quá! Vì cuộc chiến không cân sức, lại không có được sự chuẩn bị để đánh trả xứng đáng, nên các anh cứ thế lặng lẽ hy sinh. Thương cảm quá !

(Nói đến đây, cô gái trẻ tự dưng trầm lại, lặng người, sụt sùi khóc).

- Thật ra, chính anh cũng đã khóc, hôm ra đây làm lễ tưởng niệm.

- Vâng! Hôm ấy, nghe bác Nguyễn Đăng Tiến, Trưởng đoàn công tác của Đoàn tàu 23 đọc bài tưởng niệm, em cũng đã khóc nấc lên thành tiếng. Vì sợ phiền mọi người, nên em cố kìm nén đó thôi… Một phần vì giọng của thủ trưởng rất trầm ấm, mà nội dung của bài thật sâu sắc, thấm đượm nghĩa tình. Em có cảm tưởng là khi bác ấy đọc lời ai điếu, tưởng nhớ da diết đến thế, thì cả Trời và Biển cũng phải nao lòng cảm khái. Vì đúng lúc đó, thật bất ngờ (mà như anh cũng biết đấy), đang nắng đến thế, bỗng dưng đột ngột trời đổ mưa anh nhỉ!… Vì rất ấn tượng với bài tưởng niệm hôm ấy, nên sau đó, em đã xin bácTiến cho được chụp lại và lưu vào điện thoại. Thỉnh thoảng, giữa chuyến đi đầy cảm xúc này, em lại giở ra đọc, đến mức gần nhập tâm đấy ! Đây, em đọc anh thử nghe lại một đoạn nhé :

“Anh ơi, hỡi các anh

Các anh đang ở đâu

Anh ở dưới nước, hay ở trên trời

Hôm nay, chúng em ra đây với các anh

Các anh về với chúng em đi

Các anh, những chiến sĩ trung dũng Hải quân Việt Nam

Đã hy sinh vì biển trời Tổ quốc

Em thích màu áo lính Hải quân

Em yêu các anh, những chiến sĩ Hải quân!”...

Đợt này, được hành quân cùng các anh trên tàu Hải quân trong hành trình ra thăm biển đảo, em rất hạnh phúc. Khi gặp tận mắt các chiến sĩ Hải quân, em có cảm nhận các anh ấy kiên cường mà tình cảm lắm, trên các đảo Trường Sa lớn, Sơn Ca, Nam Yết, đảo Song Tử Tây, Sinh Tồn Đông, và trên cả nhà giàn, ở đâu, em cũng thấy các anh ấy bồng súng vững chãi, tự tin bảo vệ biển đảo.

À mà anh, hôm ở trên đảo Song Tử Tây và đảo Trường Sa lớn, gặp anh Kiền cùng thăm Trạm Khí tượng Hải văn, em mới biết trên đảo còn có cả Trạm Khí tượng Hải văn của Bộ Tài nguyên và Môi trường nữa đấy.

- Ừ, có chuyện này anh cũng rất ấn tượng. Hôm lên đảo Song Tử Tây, anh còn nghe em Yến, người đi cùng Đoàn mình, kể câu chuyện về sự khắc nghiệt của thời tiết và những người hàng đêm ở đó “đo nắng, đếm mưa” để có thông tin dự báo thời tiết từ biển cả... Chuyện là, tận 1h sáng, hai anh của Trạm Khí tượng Hải văn trên đảo Song Tử Tây là Tiến và Duy, luôn phải thức dậy trong ánh đèn pin lập lòe, ra tận cột kỹ thuật để ghi số liệu. Đêm ấy trời mưa to, gió mạnh tới mức có thể xô ngã cả hai nhân viên khí tượng. Đường lại trơn ướt, mưa quất lạnh cóng. Ban ngày giữa trời nắng chang chang, họ đã phải đi đo số liệu rồi, giờ gặp ngay cảnh sáng nắng rát, tối mưa giông, họ liền bị cảm. Và anh Duy đã ngã gục xuống, không phải là cú ngã thông thường đâu, mà là ngã do quá kiệt sức và dính cảm nặng. Anh Tiến phải dìu anh Duy về, rồi lại một mình kịp làm tổng hợp số liệu, báo lên cho cơ quan chức năng và lực lượng Hải quân. Đấy, ngày nào họ cũng cũng phải làm việc như thế, khỏe cũng như ốm, cứ lục tục thức dậy từ 1h sáng, đo đạc, báo cáo, thiếp đi một lát, cữ 3h đến 5h sáng lại thức dậy đo đạc, báo cáo tiếp ... Công việc cần mẫn, tỉ mỉ, đòi hỏi chính xác và trách nhiệm rất cao.

- Những con người bình thường ở đây là như thế đấy, anh ạ!

- À, anh cũng còn rất quan tâm về một câu chuyện khác trong ngày hội của các đoàn Phú Thọ - Sơn La kết hợp với nhau tổ chức giao lưu nghệ thuật, gọi tắt là ngày hội nhóm “Phú- La” trên biển. Khi hội đang vui, nghe kể về câu chuyện 50 người con theo cha lên rừng, 50 người con theo mẹ xuống biển trong truyền thuyết (nên nhớ rằng bọc trăm trứng của Mẹ Âu Cơ chính là di tích nổi tiếng ở Đền Mẫu Âu Cơ ở Phú Thọ đấy). Thì tổ nuôi quân trên tàu chính thức tuyên dương một người phụ nữ trẻ, xinh đẹp, hồn hậu và đảm đang, đã tự bỏ rất nhiều thời gian và công sức, tận tụy nhặt rau, phụ bếp, rửa bát... cùng các chiến sĩ trẻ. Hôm ấy, lần đầu anh biết em, cũng là lúc em được vinh danh là chị nuôi và thậm chí là mẹ nuôi của các chiến sĩ Hải quân trẻ trên tàu, lại biết em luôn nhiệt tình đồng hành với họ trong mọi việc vất vả, giữa lúc ai trong đoàn cũng còn say sóng, thậm chí không dám ra khỏi chỗ nằm! Vì em nổi tiếng thế trên cả tàu, nên anh mới biết tên em là Hương đấy chứ !

- Chuyện nhỏ mà, anh chỉ động viên em!

- Chuyện này, cả tàu biết mà em. Chính anh cũng thấy mình thật vinh hạnh được đi trên chuyến tầu của Hải trình 23 này, và lại là đồng đội trong đoàn với em. Dù chỉ qua chuyến đi ngắn, mà em đã kịp thể hiện được nhiệt tình và phẩm chất của mình, để kết nối tình nghĩa quân - dân thêm ấm áp, đặc biệt với những người lính Hải quân ở Trường Sa, nơi ai cũng đều nỗ lực bảo vệ, gìn giữ biển.

- Em cũng rất vui được quen anh qua đợt đi đáng nhớ này. Quê em chính là đất Tổ Hùng Vương đấy ! Sau đợt đi này, em sẵn lòng mời anh lên Tây Bắc ngắm hoa ban và thăm những đồi chè nổi tiếng.

Không ai nói gì nữa... Hương và Hải đều nhắm mắt lại, để bầu trời và mặt biển bình yên cùng mở thêm ra, cho những chân trời xúc cảm, thánh thiện ngấm mãi vào tâm hồn... Chuyến đi tuyệt vời, đâu ngờ ngẫu nhiên lại thành sợi dây liên kết, để những trái tim trẻ trung và sôi động của họ hòa nhịp vào nhau./.

Bài liên quan
  • Những cuốn sách bồi đắp thêm tình yêu biển đảo
    Với mong muốn bồi dưỡng cho các em tình yêu với biển đảo quê hương, trong tháng 3 này Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản và giới thiệu với độc giả cả nước một số cuốn sách đặc sắc thuộc tủ sách Biển đảo Việt Nam. Mỗi cuốn sách là một hành trình độc đáo giúp bạn đọc tìm hiểu về vùng lãnh hải thân yêu của Tổ quốc.
(0) Bình luận
  • Bài thơ "Vang mãi bản hùng ca - Đảng bộ ta Bốn tốt"
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ của tác giả Mai Ngọc Bích viết tham gia cuộc thi "Vang mãi bản hùng ca - Đảng bộ ta bốn tốt" do Đảng bộ Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam phát động, nhằm tuyên truyền Học tập Nghị quyết 21-NQ/TW và Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị đẩy mạnh Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
  • Hà Nội trong tôi
    Trong những ngày mùa thu tháng Mười lịch sử, người dân mọi miền Tổ quốc hướng về Hà Nội - trái tim của cả nước để cùng nhìn lại khí thế hào hùng của quân và dân Thủ đô những ngày tiếp quản 70 năm về trước. Hà Nội - nơi mỗi góc phố, mỗi con đường đều có chỗ đứng riêng trong lòng mỗi người, dễ làm người ta mê đắm khi đặt chân đến, bịn rịn nhớ nhung khi rời xa. Dịp này, Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu đến quý độc giả một sáng tác mới của nhà thơ Nguyễn Xuân Việt, được viết trong xúc cảm trào dâng c
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Thanh Thiện
    Tạp chí Người Hà Nội xin giới thiệu đến độc giả chùm thơ của tác giả Nguyễn Thanh Thiện được viết trong những ngày cả nước cùng chung tay, góp sức chống chọi với cơn bão số 3.
  • Bài thơ "Tưởng nhớ Tổng Bí thư – Người Cộng sản kiên trung"
    Lời tòa soạn: Tác giả Nguyễn Bình Minh đã nghiên cứu rất nhiều tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; đêm 19/7, ngay sau khi biết tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần và đọc tiểu sử của Tổng Bí thư trên báo Chính phủ, tác giả đã viết một bài thơ theo thể thơ lục bát để tưởng nhớ, tri ân cuộc đời, sự nghiệp của Tổng Bí thư. Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ "Tưởng nhớ Tổng Bí thư – Người Cộng sản kiên trung" của tác giả Nguyễn Bình Minh. Bài thơ được tác giả viết nga
  • Chùm 2 bài thơ: "Cho anh về quê em" và "Hoàng hôn quê mẹ" của tác giả Nguyễn Thanh Thiện
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm 2 bài thơ của tác giả Nguyễn Thanh Thiện.
  • Bến đỗ bình yên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Bến đỗ bình yên của tác giả Lê Thảo Nhi.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • Thân thương căn bếp mùa đông
    Ngoài kia, gió mùa Đông Bắc ào ạt tìm về, bập bùng trên mái tôn, hun hút luồn vào khe cửa. Những chiếc lá cuối thu lặng lẽ buông mình. Đất trời hanh hao đón một mùa đông mới. Chị em tôi chui ra khỏi chăn chờ mẹ tìm quần áo ấm.
  • Lễ khởi công dự án xây dựng sân bay Gia Bình, Bắc Ninh
    Sân bay Gia Bình dự kiến hoàn thành vào dịp chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV. Đây là sân bay phục vụ nhiệm vụ bay huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của lực lượng Không quân CAND Việt Nam.
  • Khai mạc Giải bóng rổ 5x5 Hà Nội mở rộng năm 2024
    Tối 9/12, tại Hà Nội, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Liên đoàn Bóng rổ thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức Giải Vô địch Bóng rổ 5x5 Hà Nội Mở rộng 2024. Sự kiện thường niên có quy mô lớn, quy tụ các đội bóng xuất sắc và khẳng định niềm tự hào của cộng đồng bóng rổ Thủ đô.
Đừng bỏ lỡ
Truyện ký Hương biển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO