Y tế - Giáo dục

Trường học xanh – Hành trình không chỉ của kiến trúc

PV 19:39 10/07/2025

Trong bối cảnh toàn cầu đang hướng đến phát triển bền vững, giáo dục đại học được kỳ vọng không chỉ là nơi truyền đạt tri thức mà còn là hình mẫu đi đầu trong kiến tạo môi trường sống lành mạnh, nuôi dưỡng tinh thần trách nhiệm xã hội cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hành trình “xanh hóa” đại học vẫn đang đối mặt với nhiều rào cản không nhỏ.

Kinh nghiệm từ thế giới: Hạ tầng xanh, chiến lược bền vững

u2.jpg
Không gian học tập tại BUV được thiết kế thân thiện, khuyến khích sự tương tác và phát triển toàn diện kỹ năng xã hội cho sinh viên, đồng thời lồng ghép các giá trị phát triển bền vững trong từng hoạt động.

Theo báo cáo từ Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC – thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, 50% các nhà xây dựng tại Việt Nam cho rằng chi phí đầu tư cao là rào cản lớn nhất đối với các công trình xanh. Tuy nhiên, thực tế không hoàn toàn như vậy.

Ông Đặng Hoàng Long – chuyên gia về thiết kế bền vững tại ARDOR Green đơn vị tư vấn công trình xanh cho biết, nếu dự án được thiết kế từ đầu với định hướng xanh, mức chi phí gia tăng chỉ khoảng 1% so với tổng đầu tư ban đầu. Điều này cho thấy, thách thức lớn hơn nằm ở nhận thức chưa đồng đều, năng lực triển khai hạn chế, thiếu đội ngũ chuyên môn và đặc biệt là sự thiếu hụt về chính sách hỗ trợ cũng như cơ chế khuyến khích.

Mặc dù vậy, xu hướng xanh hóa đại học đã và đang được triển khai mạnh mẽ tại nhiều quốc gia phát triển.

Tại Mỹ, Đại học Stanford đã đầu tư hệ thống năng lượng giúp giảm tới 80% khí thải nhà kính và chuyển hoàn toàn sang sử dụng điện tái tạo từ năm 2022. Trong khi đó, Đại học Oxford (Anh) đặt mục tiêu đạt mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2035 với Quỹ Bền vững trị giá 200 triệu bảng. Các chiến lược bền vững tại đây được triển khai toàn diện, bao gồm hợp tác với chính quyền và doanh nghiệp để xây dựng vùng phát thải thấp.

Tại châu Á, Đại học Quốc gia Singapore (NUS) và Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) cũng đang tích cực thực hiện mô hình “đại học xanh”. NUS phát triển cụm công trình net-zero, đồng thời thành lập trung tâm NUS Cities nhằm nghiên cứu giải pháp đô thị bền vững. Trong khi đó, Đại học Thanh Hoa duy trì trên 57% diện tích xanh trong khuôn viên, tích cực triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng và giảm ô nhiễm từ năm 1998.

BUV – Ngọn cờ tiên phong tại Việt Nam

u1.jpg
Khuôn viên Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) nổi bật với thiết kế hiện đại, tối ưu thông gió tự nhiên và hệ sinh thái xanh mát, góp phần xây dựng môi trường học tập bền vững.

Tại Việt Nam, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) là một trong những cơ sở giáo dục đại học hiếm hoi tiên phong xanh hóa toàn diện, từ thiết kế hạ tầng đến triết lý giáo dục. Ngay từ giai đoạn đầu, BUV đã kiên trì theo đuổi các tiêu chí bền vững, hợp tác chặt chẽ với ARDOR Green đơn vị tư vấn công trình xanh để kiến tạo một khuôn viên đại học hiện đại, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường.

Không chỉ đầu tư vào cơ sở hạ tầng xanh, BUV còn trở thành trường đại học đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đạt chứng chỉ EDGE Nâng cao cho cả hai giai đoạn khuôn viên một tiêu chuẩn quốc tế đánh giá hiệu quả về tiết kiệm năng lượng, nước và vật liệu. Nhờ những nỗ lực bền bỉ, mỗi năm BUV tiết kiệm được hàng triệu kWh điện, hàng nghìn mét khối nước và giảm tới 112.000 tấn CO₂ thải ra môi trường.

Đặc biệt, BUV còn thiết kế không gian học tập thân thiện với người khuyết tật, từ lối đi, thang máy đến phòng học, đảm bảo khả năng tiếp cận công bằng cho mọi sinh viên.

Giáo dục vì phát triển bền vững

u3.jpg
Toàn cảnh BUV nhìn từ trên cao cho thấy sự hài hòa giữa kiến trúc hiện đại và cảnh quan xanh, phản ánh triết lý giáo dục gắn liền với phát triển bền vững của nhà trường.

Với tầm nhìn chiến lược dài hạn, BUV không xem việc “xanh hóa” chỉ là một trào lưu, mà là một phần cốt lõi trong triết lý giáo dục. Nhà trường tích cực tích hợp các nội dung về đạo đức doanh nghiệp, du lịch có trách nhiệm và phát triển bền vững vào chương trình giảng dạy. Qua đó, giúp sinh viên không chỉ tiếp cận tri thức chuyên môn mà còn hình thành tư duy toàn cầu và tinh thần trách nhiệm với xã hội.

Bên cạnh đó, các hoạt động ngoại khóa như chương trình PSG phát triển kỹ năng và nâng cao năng lực xã hội cũng được lồng ghép yếu tố môi trường, khuyến khích sinh viên chủ động tham gia vào các sáng kiến xanh.

“Chúng tôi muốn trở thành hình mẫu thực tiễn để truyền cảm hứng cho sinh viên những người sẽ đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường tương lai,” Giáo sư Rick Bennett – Phó Hiệu trưởng kiêm Phó Chủ tịch BUV chia sẻ.

Hướng tới tương lai đại học trung hòa carbon

u4.jpg
Không gian mặt nước trong xanh, cây xanh bao quanh và kiến trúc thông minh tại BUV mang đến môi trường học tập lý tưởng, góp phần nuôi dưỡng tư duy “xanh” cho thế hệ sinh viên tương lai.

Không dừng lại ở đó, BUV đã đặt mục tiêu lắp đặt hệ thống điện mặt trời vào năm 2026 và hướng tới trở thành đại học đầu tiên tại Việt Nam đạt trung hòa carbon trong tương lai gần. Đây không chỉ là mục tiêu về công nghệ, mà còn là bước đi quyết liệt nhằm thay đổi nhận thức và tư duy phát triển bền vững trong cộng đồng giáo dục.

Đại diện IFC đánh giá cao BUV khi cho rằng các sáng kiến xanh tại trường không chỉ góp phần kiến tạo môi trường học tập tốt hơn mà còn lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường ra toàn xã hội.

Thực tế cho thấy, con đường “xanh hóa” đại học không hề dễ dàng. Những rào cản về nhận thức, chi phí, cơ chế hỗ trợ là có thật. Nhưng cũng chính vì vậy, những trường như BUV trở thành điểm sáng đặc biệt không chỉ bởi sự tiên phong, mà còn bởi họ đang góp phần đặt nền móng cho một tương lai giáo dục phát triển bền vững tại Việt Nam.

Trong tương lai, “xanh hóa” không nên chỉ là một lựa chọn, mà phải trở thành tiêu chuẩn. Và các trường đại học nơi nuôi dưỡng thế hệ tương lai cần là những người tiên phong trên hành trình ấy./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Trường học xanh – Hành trình không chỉ của kiến trúc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO