Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam: Hà Nội vẹn nguyên kho tàng văn hóa đồ sộ, nghệ thuật sáng tạo

Quỳnh Chi 16/07/2024 14:20

Đây là đánh giá của ông Jonathan Wallace Baker, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam trong dịp Hà Nội kỷ niệm 25 năm được UNESCO trao tặng danh hiệu Thành phố Vì hòa bình.

Ngày 16/7/1999, tại La Paz (thủ đô của Bolivia), Hà Nội vinh dự được UNESCO trao danh hiệu Thành phố Vì hòa bình. Cùng với Hà Nội, có 4 thành phố khác được vinh danh là: Zuk Mikael, Lebanon (khu vực Trung Đông - Arab); Timbuktu, Mali (châu Phi); Quito, Ecuador (châu Mỹ Latin và Caribbean); Delft của Hà Lan (châu Âu).

khue-van-cac.jpg
Khuê Văn Các (Văn Miếu - Quốc Tử Giám) lung linh về đêm. Đây cũng là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.

Theo ông Jonathan Wallace Baker, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, 25 năm qua, Hà Nội đã có sự chuyển mình về tất cả mọi mặt, kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội không ngừng phát triển và Hà Nội đang hiện thực hóa khát vọng trở thành Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.

“Chúng ta vẫn thấy còn đó những giá trị của 25 năm về trước, đó là kho tàng văn hóa đồ sộ, những thực hành văn hóa, nghệ thuật sáng tạo được tiếp diễn liên tục qua các thế hệ, đó là tinh thần đoàn kết, tinh thần tập thể của người dân Thủ đô, và cả những gương mặt rạng rỡ, tươi sáng của công dân ngày nay” - ông Jonathan Wallace Baker đánh giá.

roi-can.jpg
Thực tế, riêng với hệ thống di sản văn hóa phi vật thể đồ sộ, Hà Nội đã có những chính sách cụ thể nhằm gìn giữ, phát huy giá trị này. Với rối cạn Tế Tiêu (thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức) đây là di sản phi vật thể có những nét tinh hoa "độc nhất vô nhị" được gìn giữ qua hàng trăm năm.
keo-mo-2.jpg
Nghi thức kéo mỏ của trai làng thôn Xuân Lai (xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn). Trò chơi kéo mỏ tại thôn Xuân Lai cùng các nghi lễ và trò chơi kéo co tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Bắc Ninh đã được vinh danh Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
ca-tru.jpg
Ca trù đã gắn bó cùng đất và người Thăng Long - Hà Nội nhiều thế kỷ nay. Những ngày xuân, hội làng... tiếng phách, tiếng trống chầu, tiếng hát của ca nương vẫn ngân lên dập dìu.
mua-roi-1-(1).jpg
Múa rối nước làng Đào Thục (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh) trải qua 300 năm tồn tại và phát triển, đã được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
hatdo2.jpg
Hát Dô (xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai) từng đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền nhưng nhờ sự vào cuộc của các cấp chính quyền, ngành văn hóa, nỗ lực của nghệ nhân, hát Dô nay đã trở thành Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, lan tỏa và trao truyền cho thế hệ trẻ.
cheo-tau-1-.jpg
Chèo tàu Tân Hội (huyện Đan Phượng) là hình thức trình diễn hát chèo trên cạn cùng với tàu (thuyền). Đây là một nghi lễ diễn xướng dân gian không giống làn điệu nào khi chỉ có nữ hát.
tuong-co.jpg
Nghệ thuật tuồng cổ...
cheow.jpg
...đến những tích chèo cổ của Hà Nội vẫn hiện hữu, được nghệ sĩ chuyên và không chuyên bảo tồn.
trong-hoi.jpg
Tiếng trống hội trong hội xuân, hội làng vẫn vọng vang ở mọi miền quê của Thành phố Vì hòa bình - Hà Nội.
ai-lao-2.jpg
Hát múa Ải Lao (phường Phúc Lợi, quận Long Biên) là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, được các vị cao niên ở địa phương trình diễn trong Hội Gióng đền Phù Đổng (huyện Gia Lâm).
muong-quoc-oai2.jpg
Đồng bào dân tộc Mường (huyện Quốc Oai) rộn ràng trong điệu múa, tiếng cồng chiêng tại Lễ hội truyền thống của quê hương.
dao-quan-chet.jpg
Đồng bào dân tộc Dao quần chẹt (huyện Ba Vì) tấu lên khúc nhạc lúc nông nhàn hoặc biểu diễn phục vụ du lịch.
nhac-moi.jpg
Cùng với danh hiệu Thành phố Vì hòa bình, Hà Nội đã gia nhập mạng lưới Thành phố Sáng tạo của UNESCO. Qua đó, những loại hình nghệ thuật mới tại Thủ đô đã, đang phát triển không ngừng...
ket.jpg
Những gương mặt rạng rỡ, tươi sáng của nghệ sĩ trẻ - công dân Thủ đô ngày nay khi vừa gìn giữ và phát huy giá trị di sản, vừa kết hợp cái mới, sáng tạo liên tục trong hoạt động nghệ thuật.

Sau 25 năm kể từ khi nhận danh hiệu Thành phố Vì hòa bình, Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhất là về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội.

Cùng với việc mở rộng địa giới hành chính năm 2008, Thành phố Hà Nội đã nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, y tế, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ hộ nghèo và đảm bảo an sinh xã hội. Đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân Thủ đô được cải thiện rõ rệt. Dù còn không ít khó khăn, thách thức, nhưng so với những tiêu chí của UNESCO, Hà Nội đã thực hiện tốt và được bạn bè quốc tế công nhận xứng đáng với danh hiệu Thành phố Vì hòa bình./.

Bài liên quan
  • Chính sách đặc thù phát triển di sản văn hóa phi vật thể Thăng Long - Hà Nội
    Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua, với nhiều chính sách đặc thù tạo động lực cho Hà Nội phát triển thành Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”. Trong đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) có chính sách về phát triển văn hóa, sẽ góp phần bảo vệ và phát triển văn hóa phi vật thể Hà Nội nói riêng xứng với truyền thống Thăng Long - Hà Nội.
(0) Bình luận
  • Xây dựng chuẩn mực văn hoá, con người Hà Nội mang tính đại diện vị thế Thủ đô trong thời kỷ nguyên mới
    “Với vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ tinh hoa dân tộc mà còn là biểu tượng đại diện cho bản sắc, hình ảnh và sức mạnh mềm của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, xây dựng và phát huy hình ảnh con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, thân thiện, văn minh, hòa bình và sáng tạo đã luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố”, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết.
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
  • Góp phần xây dựng TP Hà Nội tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử.
    Sáng ngày 26/11, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) tổ chức chương trình khảo sát, trao đổi kinh nghiệm tại thành phố Hải Phòng. Đây là hoạt động nhằm triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; Tăng cường thực hiện nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
  • Huy động sức dân xây dựng Thủ đô Sáng - Xanh – Sạch – Đẹp
    Với quyết tâm mạnh mẽ, cam kết tạo ra bước đột phá trong công tác bảo vệ môi trường, kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm, thúc đẩy phong trào chung tay hành động để xây dựng Thủ đô, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 359/KH-UBND về việc thực hiện phong trào thi đua Sáng - Xanh – Sạch – Đẹp của Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam: Hà Nội vẹn nguyên kho tàng văn hóa đồ sộ, nghệ thuật sáng tạo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO