Trưng bày "Về nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến tháng 12/1946"

Hải Truyền| 20/12/2022 16:03

Chiều 19/12, tại di tích Nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tháng 12/1946 (quận Hà Đông), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội ra mắt trưng bày bổ sung "Về nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến tháng 12/1946". Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 76 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 -19/12/2022), 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12/1972 - 12/2022).

z3973579186964_f707b10cc2c860c2d47b09c47aa8fde7.jpg
Từ ngày 3 đến 19/12/1946 Bác Hồ cùng một số đồng chí khác đã đến ở và làm việc tại căn nhà này. Ở đây, Người đã viết "Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến" tháng 12/1946.

Trưng bày được thực hiện tại căn nhà 2 tầng - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ở và làm việc từ ngày 3/12/1946 đến ngày 19/12/1946, nhằm cung cấp thêm những tư liệu, hình ảnh, hiện vật liên quan đến sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh ở, làm việc và viết Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến tháng 12/1946, qua đó giúp công chúng hiểu rõ hơn về tinh thần yêu nước của gia đình ông Nguyễn Văn Dương, người dân xóm Đoàn Kết, làng Vạn Phúc (phường Vạn Phúc ngày nay).

Tại lễ khai mạc trưng bày, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết, Trưng bày góp phần tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc, góp phần tôn vinh, tri ân những cống hiến, đóng góp của nhân dân đối với cách mạng; khẳng định tầm vóc, ý nghĩa trọng đại của Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến tháng 12/1946.

“Nội dung trưng bày một lần nữa khắc ghi công ơn của Đảng, của Bác Hồ, tưởng nhớ những chiến sĩ cộng sản kiên cường, các anh hùng liệt sĩ, đồng chí, đồng bào đã trọn đời hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Sự hy sinh ấy càng tô thắm thêm lá cờ cách mạng quang vinh của Đảng, làm nở hoa độc lập, kết trái tự do và mở đường cho dân tộc ta đi tới ấm no, hạnh phúc; vững bước trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”, ông Đỗ Đình Hồng chia sẻ.

Theo đó, trưng bày tập trung khai thác tài liệu, hồi ký, sự kiện nhân chứng lịch sử bảo đảm tính khách quan, khoa học phù hợp với công tác giáo dục, tuyên truyền tại di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nội dung trưng bày giới thiệu tới công chúng gần 100 tài liệu, hiện vật Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng trong thời gian Người ở và làm việc tại Vạn Phúc; hiện vật liên quan đến gia đình ông Nguyễn Văn Dương; tài liệu, hiện vật về truyền thống yêu nước cách mạng, nghề làm thuốc bắc lâu đời của gia đình ông Nguyễn Văn Dương - vừa là để khám chữa bệnh cho nhân dân quanh vùng, vừa là nơi các cán bộ cách mạng ngụy trang che mắt địch, lấy cớ đến khám chữa bệnh để hội họp, giao nhận thông tin liên lạc. Bên cạnh đó, nội dung trưng bày còn giới thiệu không gian trải nghiệm với các mẫu cổ phục được làm từ sản phẩm lụa Vạn Phúc để tăng tính tương tác, sinh động, hấp dẫn cho không gian trưng bày.

Di tích Nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tháng 12/1946 tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông là một trong 14 địa điểm thuộc hệ thống Bảo tàng và di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, gắn với sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mở đầu cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc ta. Di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia năm 1975, hiện do Ban Quản lý Di tích Danh thắng Hà Nội quản lý.

Bài liên quan
  • Trưng bày "Phòng Hàn Quốc: Truyền thống và hiện đại"
    Chiều 17/12, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức khai trương trưng bày “Phòng Hàn Quốc: Truyền thống và hiện đại”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỉ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Trưng bày "Về nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến tháng 12/1946"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO