Trưng bày "Phòng Hàn Quốc: Truyền thống và hiện đại"

Thụy Phương| 18/12/2022 07:41

Chiều 17/12, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức khai trương trưng bày “Phòng Hàn Quốc: Truyền thống và hiện đại”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỉ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Trưng bày “Phòng Hàn Quốc: Truyền thống và hiện đại” là kết quả của dự án thành lập Phòng Hàn Quốc đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc và Viện Khoa học xã hội xúc tiến từ tháng 10 năm 2018. Dự án được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc tài trợ thông qua Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam. Mặc dù việc triển khai gặp nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 nhưng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và Bảo tàng Dân gian Quốc gia Hàn Quốc cố gắng hết sức, cùng nhau hợp tác để dự án sớm hoàn thiện.

20.-ong-kim-chang-il-phu-trach-trung-bay-gioi-thieu-van-hoa-han-quoc-cho-khach-tham-quan..jpg
 Ông Kim Chang-il, phụ trách Trưng bày giới thiệu văn hóa Hàn Quốc cho khách tham quan.

Đến với trưng bày, công chúng sẽ có cơ hội cảm nhận Ấn tượng Hàn Quốc qua phần giới thiệu chung, đồng thời còn được khám phá không gian Hàn Quốc truyền thống, Hàn Quốc tiếp nối truyền thống và hiện đạiSự năng động của Hàn Quốc hiện đại trong ba phần nội dung trưng bày chính.

Phần 1: Hàn Quốc truyền thống giới thiệu cuộc sống xưa của người Hàn Quốc qua việc tái hiện ngôi nhà truyền thống Hanok thời Joseon với phòng nam, nữ, phòng khách, bếp. Tại mỗi không gian của ngôi nhà này công chúng được thấy những hiện vật một thời trong đời sống của người Hàn Quốc xưa.

1(1).jpg
Một góc nhỏ không gian trong ngôi nhà truyền thống Hàn Quốc được giới thiệu tại trưng bày.

Phần 2: Hàn Quốc tiếp nối truyền thống và hiện đại tái hiện không gian căn hộ hiện đại - loại hình nhà ở phổ biến nhất thời hiện đại ở Hàn Quốc. Đó là không gian phòng chính, phòng khách, bếp và phòng trẻ em trong gia đình của người Hàn Quốc hiện đại.

Phần 3: Sự năng động của Hàn Quốc hiện đại giới thiệu những hình ảnh năng động của Hàn Quốc, văn hóa phổ biến như: K-Pop, phim truyền hình, thời trang, làm đẹp, ẩm thực…

Ngoài ra, trưng bày còn sử dụng một số công nghệ hiện đại như VR, AR để giới thiệu tới công chúng những nét đặc trưng của văn hóa Hàn Quốc, thiên nhiên bốn mùa cũng như cuộc sống năng động của người dân nơi đây.

Bà Oh Young Ju, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam cho hay: “Trải qua khoảng thời gian tương đối dài được hai nước tích cực xúc tiến, dự án thành lập Phòng Hàn Quốc tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam “kết trái ngọt” đúng vào thời điểm Việt Nam và Hàn Quốc kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao là một sự kiện vô cùng ý nghĩa. Đặc biệt, trong bối cảnh lãnh đạo hai nước vừa tuyên bố chính thức nâng cấp mối quan hệ giữa hai quốc gia lên mức cao nhất thông qua cuộc hội đàm cấp cao tại Seoul, tôi hi vọng sự kiện lần này được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội sẽ là thành quả biểu tượng cho mối quan hệ hữu nghị gắn bó giữa hai nước và sẽ khiến cho người dân hai nước thêm xích lại gần nhau hơn thông qua văn hóa”.

Phát biểu tại lễ khai trương trưng bày, TS. Bùi Ngọc Quang, Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam khẳng định: “Khai trương trưng bày Phòng Hàn Quốc là sự kiến, dấu mốc lớn của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và mở ra cơ hội giao lưu văn hóa, kinh tế mạnh mẽ, sâu sắc hơn giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Trong thời gian trưng bày, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động giáo dục, giao lưu học thuật để thúc đẩy hợp tác, trao đổi giữa hai nước”.

Bài liên quan
  • Bảo tàng Lịch sử quốc gia: Chương trình Giáo dục di sản “Hành trình Lịch sử”
    Bảo tàng Lịch sử quốc gia hiện đang lưu giữ và bảo quản khoảng 200.000 hiện vật, tư liệu lịch sử văn hóa Việt Nam, trong đó giai đoạn lịch sử Việt Nam từ thời Tiền sử đến năm 1945 có gần 110.000 tài liệu, hiện vật là di vật, cổ vật và 20 Bảo vật quốc gia. Thời gian gần đây ngoài hoạt động tiếp đón các đoàn tham quan, nghiên cứu thì Bảo tàng Lịch sử quốc gia còn là nơi tổ chức chương trình Giáo dục di sản với chủ đề “Hành trình Lịch sử” để giúp thế hệ trẻ hiểu thêm về lịch sử dân tộc.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • [Podcast] Truyện ngắn: Xa - gần & tình yêu
    Reng. Reng. Reng. Là tiếng chuông điện thoại chứ không phải báo thức. Thơ giật mình, một lo lắng vơ vẩn cồn lên. Từ ngày ba mất, cô vốn sợ những tiếng chuông điện thoại vào những giờ bất thường, sáng sớm hoặc là tối khuya. Nhìn thấy số của Yên, Thơ hơi bất ngờ. Chưa bao giờ cô ấy gọi cho cô vào giờ này...
  • Lịch nghỉ học kỳ I và nghỉ Tết Dương lịch 2025 của học sinh
    Bộ GD&ĐT đã công bố lịch nghỉ Tết dương lịch năm 2025 và lịch nghỉ học kỳ một của học sinh cả nước.
Đừng bỏ lỡ
Trưng bày "Phòng Hàn Quốc: Truyền thống và hiện đại"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO