Trưng bày gần 200 cổ vật “Thanh ngoạn” của bốn nhà sưu tập trẻ

Thạch Vũ| 13/01/2023 14:23

Diễn ra từ nay đến 30/3, chuyên đề trưng bày gần 200 cổ vật đặc sắc của bốn nhà sưu tập trẻ Thân Việt Hùng, Nguyễn Đông Nhựt, Huỳnh Chí Thanh và Nguyễn Thị Tuyết, lần đầu giới thiệu đến công chúng.

z4035332752272_65140e4ef5587fb55096f11c2101c208.jpg
Bốn nhà sưu tập trẻ (mặc áo dài) tham gia chuyên đề "Thanh ngoạn" tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM.

Cổ vật nhiều thời kỳ quy tụ

Chuyên đề trưng bày gần 200 hiện vật đa dạng loại hình và chất liệu, phần nào đại diện suốt chiều dài lịch sử văn hóa của dân tộc từ đồ đá, Đông Sơn, Hán Việt, Lý, Trần, Lê đến cuối triều Nguyễn... Tất cả được trưng bày theo từng nhà sưu tập, thể hiện cá tính riêng của chủ nhân.

z4035331781080_e3a085a056103b75d041d39a46fbfe02.jpg
Một góc bộ sưu tập chạm khắc gỗ của Huỳnh Chí Thanh.

Không chỉ trưng bày hiện vật, đây còn là một sân chơi đặc biệt để những người yêu cổ ngoạn (có thể hiểu là thú chơi đồ xưa, đồ cổ).

z4035331081459_93db124367fdca1101ef212196089402.jpg
Tác phẩm khảm trai tại triển lãm.

Đặc biệt là các bạn trẻ có dịp hội tụ, gặp gỡ và trao đổi cùng các tiền bối tên tuổi trong giới sưu tầm cổ vật.

z4035330554287_9fdca1061397c64142698119e5d1cd7e.jpg
Tác phẩm gốm sứ tại trưng bày.

Bạn Nguyễn Võ Trụ (nhóm Đại Việt Phong Hoa) cho biết: "Mình thích tìm hiểu về cổ phục và giấy khâm. Mình ngưỡng mộ các tiền nhân vì mỗi món đồ họ làm ra đều rất công phu, chất liệu, kỹ thuật chế tác qua hàng trăm năm vẫn giữ được giá trị".

z4035329119755_55557b00db5460e5ed2575c3c865bccd.jpg
Một góc của trưng bày "Thanh ngoạn".

Người trẻ và sự tiếp nối bằng đam mê

Có mặt tại sự kiện, nhà sưu tầm, nghiên cứu Trần Đình Sơn bày tỏ: "Các nhà sưu tập trẻ đã đầu tư nhiều công sức, thời gian để thực hiện những bộ sưu tập rất xứng đáng. Sự nối tiếp đó là điều đáng mừng, cho thấy các bạn hiểu và trân trọng những giá trị di sản của cha ông".

Anh Huỳnh Chí Thanh, sinh năm 1988 ở Long An, khởi đầu đam mê từ dịp tình cờ đọc một bài viết về tiền cổ trên báo Tuổi Trẻ. Anh sưu tầm theo bốn nguyên tắc "Thanh, Nhã, Lai, Toàn", nghĩa là chọn đồ đẹp, có chất, trang nhã, lai lịch rõ ràng và lành lặn.

Chị Nguyễn Thị Tuyết, sinh năm 1984 ở Hải Dương, bắt đầu đam mê từ những lần ghé thăm Bảo tàng tỉnh ngắm cổ vật khi còn bé. Chị sưu tầm gốm sứ và đồ cung đình Việt Nam như pháp lam, phẩm phục, đồ bằng chất liệu kim loại quý… theo tiêu chí "Cổ, Kỳ, Vĩ".

Anh Thân Việt Hùng, sinh năm 1988 tại Đồng Nai, vun đắp đam mê từ tuổi thơ gắn liền với các bộ phim cổ trang TVB. Quan niệm "Ôn cố - Tri tân", anh chuyên lưu giữ những cổ vật mang đậm hơi thở văn hóa Việt, đặc biệt là những hiện vật mang ý nghĩa trao tặng, ban thưởng.

Sinh năm 1977 tại Bình Định, anh Nguyễn Đông Nhựt đam mê sưu tầm từ truyền thống gia đình khi cha anh là một người say mê đồ cổ. Anh Nhựt mong tiếp nối truyền thống, bổ sung hiện vật quý và góp phần gìn giữ di sản văn hóa cha ông để lại.

Bài liên quan
  • Trưng bày "Phòng Hàn Quốc: Truyền thống và hiện đại"
    Chiều 17/12, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức khai trương trưng bày “Phòng Hàn Quốc: Truyền thống và hiện đại”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỉ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Trưng bày gần 200 cổ vật “Thanh ngoạn” của bốn nhà sưu tập trẻ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO