Trực tiếp: Lễ Quốc tang nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu
kinhtedothi|14/08/2020 10:58
Lễ viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang, bắt đầu từ 8 giờ sáng ngày 14/8, tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Cùng thời gian này, tại Hội trường Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh và Hội trường 25B, đường Quang Trung, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cũng tổ chức Lễ viếng đồng chí Lê Khả Phiêu.
Đúng 8 giờ, Lễ viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu bắt đầu. Phó thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình, Trưởng ban Tổ chức Lễ tang, phát biểu mở đầu lễ viếng. Trong bài phát biểu, Phó Thủ tướng ôn lại quá trình hoạt động cách mạng và những đóng góp to lớn của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu: “Hơn 70 năm hoạt động cách mạng, đồng chí có đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đồng chí được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế. Đồng chí mất đi là tổn thất to lớn với đất nước và nhân dân ta”.
Lễ tang nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu bắt đầu theo nghi thức Quốc tang.
Để tỏ lòng tưởng nhớ nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Ban Chấp hành T.Ư Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, Uỷ ban T.Ư MTTQ Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu với nghi thức quốc tang.
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cũng thông báo danh sách Ban lễ tang nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu. Theo đó, Ban lễ tang nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu gồm 35 người, do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban lễ tang.
Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông
Sau khi Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình tuyên bố lễ viếng bắt đầu, trong tiếng nhạc Hồn tử sĩ, đoàn Ban Chấp hành T.Ư Đảng do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu vào viếng. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ cùng các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi vòng quanh linh cữu nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.
Đoàn Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm trưởng đoàn viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu
Sau đoàn T.Ư Đảng, Đoàn Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm trưởng đoàn, vào viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. Trong tiếng nhạc Hồ tử sĩ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bước lên trước thắp hương. Đoàn Chính phủ dành một phút mặc niệm tưởng nhớ nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.
Thủ tướng Chính phủ cùng các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi vòng quanh linh cữu nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu
Đoàn Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân làm trưởng đoàn, vào viếng Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.
Đoàn Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân làm trưởng đoàn, cùng Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng và Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu
Sau đoàn Quốc hội, đoàn Chủ tịch nước do Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh làm trưởng đoàn, vào viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.
Đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, làm Trưởng đoàn vào viếng.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh dâng hương tiễn biệt nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu
Đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, làm Trưởng đoàn vào viếng.
Đoàn Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội do đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố dẫn đầu viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và chia buồn cùng gia quyến.
Tham gia đoàn có Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng; Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc; Phó Bí thư Thành ủy Đào Đức Toàn; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Nguyễn Lan Hương; Trưởng ban Tổ chức Thành uỷ Vũ Đức Bảo; Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu.
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ dâng hương tiễn biệt nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu
Thay mặt đoàn ghi sổ tang, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ viết: Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội, lực lượng vũ trang và các tầng lớp Nhân dân Thủ đô vô cùng thương tiếc đồng chí Lê Khả Phiêu - nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành T.Ư Đảng; người cộng sản kiên trung, mẫu mực và giản dị; nhà quân sự, vị tướng tài ba chiến đấu hết mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân. Nhà lãnh đạo xuất sắc và bình dị, gần gũi với Nhân dân, cơ sở; đóng góp lớn lao cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, dân tộc.
Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, công tác, đồng chí đã trải qua nhiều cương vị quan trọng, nhất là được tôi luyện, trưởng thành trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế cao cả cũng như trong công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Dù trên cương vị nào, đồng chí cũng luôn gương mẫu, phát huy khí chất người đảng viên cộng sản, hết lòng vì đất nước, vì Nhân dân. Đồng chí cũng luôn dành tình cảm, động viên, cổ vũ Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Hà Nội trong suốt quá trình bảo vệ, xây dựng và phát triển Thủ đô.
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ ghi sổ tang.
Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và các tầng lớp Nhân dân Thủ đô mãi mãi ghi nhớ, biết ơn và trân trọng những công lao đóng góp của đồng chí. Chúng tôi nguyện đoàn kết, chung sức, đồng lòng để tiếp tục xây dựng, phát triển Thủ đô và đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Xin thành kính dâng nén hương thơm tưởng nhớ đồng chí nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.
Xin gửi tới toàn thể gia khuyến lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc nhất của Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và các tầng lớp Nhân dân Thủ đô Hà Nội.
Từ sáng sớm, đông đảo các tầng lớp nhân dân, cán bộ, chiến sĩ đã có mặt đông đủ tại khu vực Nhà Tang lễ quốc gia, bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn đối với đồng chí Lê Khả Phiêu, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, người chiến sĩ cộng sản kiên trung, hết lòng vì nước, vì dân.
Tại Nhà tang lễ quốc gia, chia sẻ niềm đau buồn và tổn thất cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước, Chính phủ của nhiều nước anh em, bè bạn; các đại sứ, đại biện các nước, đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam đã tới viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.
Cùng thời điểm với Lễ viếng tại Nhà tang lễ quốc gia, tại Hội trường Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh cũng diễn ra Lễ viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.
Đoàn Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân làm Trưởng đoàn vào viếng
Tại tỉnh Thanh Hoá, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 4 tổ chức Lễ tang nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tại Hội trường 25B, đường Quang Trung, thành phố Thanh Hóa.
Ban tổ chức Lễ tang đồng chí Lê Khả Phiêu tại tỉnh Thanh Hóa gồm 35 đồng chí, do đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng ban.
Lễ viếng tại tỉnh Thanh Hóa
Trước đó, từ 6 giờ sáng nay, 14/8, lễ thượng cờ rủ trên quảng trường Ba Đình, trước lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã bắt đầu 2 ngày cả nước để tang tưởng nhớ nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban Lễ tang.
Đồng chí Lê Khả Phiêu sinh ngày 27/12/1931, tại xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa; thường trú tại số nhà 7/36/C1 Lý Nam Đế, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Tham gia hoạt động cách mạng năm 1947; vào Đảng ngày 19/6/1949; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa VII, VIII; Bí thư Trung ương Đảng khóa VII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa VII, khóa VIII; Ủy viên Thường vụ, Thường trực Bộ Chính trị khóa VIII; Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (từ tháng 12/1997 đến tháng 4/2001). Đại biểu Quốc hội khóa IX, khóa X.
Lễ thượng cờ rủ trên quảng trường Ba Đình, trước lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã bắt đầu 2 ngày cả nước để tang tưởng nhớ nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.
Sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần hồi 2h52, ngày 7/8/2020 (tức ngày 18 tháng 6 năm Canh Tý), tại nhà riêng, hưởng thọ 89 tuổi.
Hơn 70 năm hoạt động cách mạng, đồng chí đã có nhiều đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đồng chí được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác.
Đồng chí mất đi là một tổn thất to lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Để tỏ lòng tưởng nhớ đồng chí Lê Khả Phiêu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Lê Khả Phiêu với nghi thức Quốc tang.
Lễ viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu sẽ được tổ chức đến 12h ngày 15/8/2020.
Lễ truy điệu đồng chí Lê Khả Phiêu được tổ chức vào 12h30 ngày 15/8/2020 tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ an táng lúc 14h cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Sáng 21/11, tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) phối hợp Cục Công nghiệp, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cùng các đơn vị liên quan của Bộ Công thương tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số ngành Công Thương năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững”.
Sáng 21-11, tại Cục Thuế thành phố Hà Nội, Tổng Cục Thuế và UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ ra mắt trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự.
Trong khuôn khổ lễ khai mạc không gian phát huy giá trị văn hóa lịch sử “Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ và danh nhân Nguyễn Văn Tố”, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã tổ chức buổi tọa đàm “Không gian văn hóa của hội Trí Tri Bắc Kì và lịch sử chữ Quốc ngữ”. Buổi tọa đàm nhằm giúp độc giả hiểu sâu sắc hơn quá trình hoạt động của Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ, những đóng góp quan trọng của chí sĩ Nguyễn Văn Tố - một trí thức tiêu biểu, tiên phong cổ vũ phong trào học, sử dụng chữ quốc ngữ những năm đầu thế kỷ 20.
Sáng 12/11/2024, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Chương trình Gala kỷ niệm 15 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” – sáng kiến quan trọng do Bộ Chính trị phát động.
Chương trình Ngày mua sắm trực tuyến lớn nhất Việt Nam – Online Friday 2024 sẽ chính thức quay trở lại với chuỗi hoạt động hấp dẫn và khuyến mãi khủng, mở ra "60 giờ săn khuyến mãi toàn quốc".
Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Chiều 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số thực hiện Đề án 06 của TP Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
Tuần phim kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân do Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức tại Hà Nội từ ngày 19 đến 21-11-2024 phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn đóng quân, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hoá nghệ thuật của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân.
Sáng 21/11, quận Tây Hồ tổ chức kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2024); tổng kết công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích quận Tây Hồ năm 2024.
Sáng 21-11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Nhân chào mừng kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đa dạng.
Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sỹ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sỹ, nghệ sỹ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.
Ngày 20/11, nghệ sĩ đàn tỳ bà Vũ Diệu Thảo ra mắt album Bụi phấn. Đây là sản phẩm âm nhạc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, đồng thời cũng là kỷ niệm 20 năm gắn bó với Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam trong vai trò giáo viên đàn tỳ bà của nghệ sĩ Diệu Thảo.
Sáng nay 20/9, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị công bố Quyết định của UBND Thành phố thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và quán triệt một số nội dung trọng tâm trong thực hiện...
Để hoàn thiện diện mạo kiến trúc Đại nội Huế và góp phần phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới, tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt đầu tư phục hồi di tích Đại Cung Môn (Đại nội Huế).
Vùng đất xứ Đoài không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, mà còn có nhiều món ăn ngon, trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của xứ Đoài, trong đó có món Bánh tẻ. Bánh tẻ xuất hiện sớm tại 2 địa danh của vùng xứ Đoài xưa là Cầu Liêu (Thạch Thất) và Phú Nhi (Sơn Tây). Nếu như bánh tẻ Phú Nhi được gói bằng lá dong, lá chuối như nhiều loại bánh tẻ khác thì bánh tẻ Cầu Liêu so với những nơi khác là bánh được gói bằng loại lá đặc biệt – lá tre mai.