Trộm tượng Phật Di Lặc mang về nhà để thờ

CAND.com.vn| 07/07/2017 13:22

Đạo chích tên Hoan khai nhận rất mê "chơi" đồ tâm linh nên khi nhìn thấy trên vỉa hè một bức tượng đá Phật Di Lặc, Hoan đã lên kế hoạch trộm bức tượng này…

Ngày 4-7, cơ quan CSĐT Công an quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam 3 tháng đối với Trần Thoát Hoan, 36 tuổi, trú tại xã Cộng Hòa, Nam Sách, Hải Dương hiện đang thuê trọ tại phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội để điều tra làm rõ về hành vi trộm cắp tài sản.

Trước đó, ngày 17-4, anh Bùi Quang Minh, trú tại phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội đến Công an quận Nam Từ Liêm trình báo về việc pho tượng Phật Di Lặc bằng đá nguyên khối màu trắng, có kích thước  1,8x1,4x1,2 mét giá trị hơn 120 triệu đồng mà anh thuê người trông giữ đã biến mất. Pho tượng được đặt tại vỉa hè trước cửa số nhà 28, đường Miếu Đầm, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, đang chờ hoàn thiện để tiến cúng vào một ngôi chùa trên địa bàn.

Trộm tượng Phật Di Lặc mang về nhà để thờ
Đối tượng Trần Thoát Hoan và pho tượng Phật Di Lặc.

Sau khi tiếp nhận đơn trình báo, cơ quan CSĐT Công an quận Nam Từ Liêm khẩn trương tổ chức lấy lời khai các nhân chứng, xác định pho tượng đã được một người đàn ông thuê xe cẩu đến, chở đi đâu không rõ vào khoảng giữa tháng 2-2017. Thời điểm anh Minh phát hiện, pho tượng đã biến mất 2 tháng.

Do đó dấu vết để lại gần như rất mờ nhạt, gây khó khăn cho công tác điều tra. Quá trình điều tra, cơ quan Công an đã xác định đối tượng trộm pho tượng Phật Di Lặc là Trần Thoát Hoan.

Biết mình đang bị cơ quan Công an truy tìm, ngày 21-6, Hoan đã tới cơ quan CSĐT Công an quận Nam Từ Liêm đầu thú. Khám xét nhà Hoan, cơ quan Công an đã thu giữ được pho tượng Phật Di Lặc nói trên cùng hai bức tượng sư tử bằng đá có sơn phủ màu nâu, cao khoảng 1m, mỗi bức tượng nặng khoảng 300kg; hai đài phun nước bằng đá có phủ sơn màu nâu, cao khoảng 1,8m; một lọ lộc bình bằng sứ hình trụ, cao khoảng 1,9m, đường kính rộng khoảng 50cm. Tất cả các vật này đều bị Hoan trộm cắp tại khu vực các quận Cầu Giấy và Nam Từ Liêm.

Tại cơ quan Công an, Hoan thừa nhận hành vi trộm cắp pho tượng Phật Di Lặc tại vỉa hè phố Miếu Đàm vào giữa tháng 2-2107 nói trên, đồng thời khai nhận gây ra 3 vụ trộm khác. Trong đó, tháng 12-2016, trộm cắp tại phía sau tòa nhà Garden Plaza trên đường Trần Duy Hưng, Cầu Giấy; tháng 1-2017, tại vỉa hè gần Viện Huyết học Truyền máu và tháng 5-2017, tại khu vực phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm.

Về vụ trộm pho tượng Phật Di Lặc, Hoan khai nhận, Hoan rất mê "chơi" đồ tâm linh, đầu tháng 2-2017, nhiều lần đi làm qua tuyến đường Miếu Đầm, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hoan thấy trên vỉa hè phía trước số nhà 28, đường Miếu Đầm, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội có một bức tượng Phật Di Lặc nên đã nảy sinh ý định trộm cắp bức tượng này.

Là một lái xe tải nên Hoan có nhiều bạn bè làm nghề lái cẩu, nên chiều 10-2, Hoan đã nhờ một người bạn đến cẩu tượng cho mình.

Khoảng 3h, người bạn của Hoan đến. Thấy không có ai ở đó, Hoan lấy giấy vàng mã đốt trước bức tượng để mọi người đi qua nhìn thấy sẽ không nghi ngờ, tưởng Hoan là chủ nhân pho tượng. Vì vậy, thấy hành động cho người tới cẩu tượng của Hoan, anh Phạm Văn Sang là bảo vệ bãi xe khu vực Miếu Đầm có đến hỏi thì Hoan nói dối là đang cẩu tượng cho sếp?! Hoan đã xem ngày và giờ nên phải cẩu tượng vào giờ này và phải bế theo đứa bé do trên tượng có hình trẻ con.

Anh Sang tin là thật nên không hỏi thêm gì nữa. Hoan còn nhờ anh Sang phụ giúp cẩu tượng rồi sau đó hào phóng cho anh Sang 100.000 đồng. Tuy nhiên do bức tượng quá lớn, xe cẩu không cẩu được. Hoan tiếp tục gọi một chiếc  xe khác và cẩu được bức tượng đưa về nhà của Hoan tại thôn Cổ Pháp, xã Cộng Hòa, huyện Nam Sách, Hải Dương để cất giấu bức tượng.

Toàn bộ các vật trộm cắp được trong các vụ trộm tượng trên đều được Hoan mang về nhà thờ cúng.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Cột cờ Hà Nội: Biểu tượng thiêng liêng của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội
    Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu, ngày 10/10/1954, năm cửa ô rộng mở, ngập trong cờ hoa và biểu ngữ đón chào đoàn quân tiến về Hà Nội. Và cũng trong ngày 10/10/1954 lễ thượng cờ diễn ra tại Cột cờ Hà Nội đã trở thành giây phút thiêng liêng, đánh dấu mốc son cho lịch sử dân tộc Việt Nam: Thủ đô Hà Nội được hoàn toàn giải phóng.
  • Khai mạc Triển lãm tranh sơn mài "Dấu thiêng"
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô chiều tối 5/10, tại Hoàng Thành Thăng Long đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm các tác phẩm tranh sơn mài “Dấu thiêng" của họa sĩ Chu Nhật Quang.
  • “Cờ ngày nào tung bay trên phố”
    Từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành, tôi đã bao lần hòa giọng ca của mình cùng bạn bè hát bài “Tiến về Hà Nội” (Nhạc và lời của Văn Cao). Lần nào hát đến câu: “Cờ ngày nào tung bay trên phố…” tôi đều xúc động đến nghẹn lời. Ký ức những ngày mùa thu lịch sử năm 1954 như hiển hiện ra trước mắt, đưa tôi trở về với tuổi thơ trong ngôi nhà cổ kính bên hồ Hoàn Kiếm ngày xưa.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Ứng dụng công nghệ số bảo tồn, phát huy giá trị di sản, văn hóa Huế đạt giải Chuyển đổi số Việt Nam
    Ứng dụng công nghệ số bảo tồn, phát huy giá trị di sản, văn hóa Huế của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đạt Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2024.
  • Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình: Tái hiện một Hà Nội hào hùng, văn hiến
    "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" là sự kiện trọng điểm trong chuỗi các hoạt động văn hóa đặc sắc, được chỉ đạo bởi Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội. Chương trình mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh giá trị lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Quận Long Biên: Gắn biển tuyến đường nối Nguyễn Văn Cừ - Ngọc Thụy
    Ngày 5/10, quận Long Biên tổ chức khánh thành và gắn biển dự án “Xây dựng tuyến đường 40m nối từ đường Nguyễn Văn Cừ đến hết khu tái định cư Ngọc Thụy” với tổng mức đầu tư trên 1.200 tỷ đồng.
  • [Video] Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội: tái hiện hình ảnh Thủ đô 70 năm lịch sử
    Nằm trong chuỗi các hoạt động cao điểm chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), tối 4/10 tại Trung tâm Di sản văn hóa Thế thế giới Hoàng thành Thăng Long, Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 chủ đề “Hà Nội - Tinh hoa áo dài”. Chương trình nghệ thuật đem đến cho các đại biểu, người dân và du khách quốc tế các tiết mục nghệ thuật được dàn dựng công phu, tái hiện hình ảnh Thủ đô 70 năm lịch sử.
  • Những hình ảnh ấn tượng trong buổi tổng duyệt "Ngày hội văn hoá vì hoà bình"
    Để chuẩn bị cho "Ngày hội văn hoá vì hoà bình" trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), các đơn vị tham gia chương trình đã có buổi tổng duyệt vào chiều 4/10.
  • Tây Hồ gắn biển 2 công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Ngày 5/10, UBND quận Tây Hồ đã tổ chức gắn biển 2 công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô gồm: Dự án cải tạo, nâng cấp trường Tiểu học Xuân La; Dự án cải tạo, nâng cấp Trung tâm GDNN - GDTX quận Tây Hồ (cơ sở 2).
Trộm tượng Phật Di Lặc mang về nhà để thờ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO