Triển lãm “Dấu xưa văn hiến” tại Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Phương Anh| 03/02/2023 16:52

Triển lãm “Dấu xưa văn hiến” đang diễn ra tại Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cho thấy tiềm năng nghệ thuật dồi dào từ các di sản văn hóa của dân tộc. Ở đó, tài năng và tình yêu dành cho vốn cổ, những giá trị truyền thống của dân tộc được thỏa sức sáng tạo và thăng hoa.

dau-xua-1-6290.jpg
Khách tham quan đến với triển lãm “Dấu xưa văn hiến”.

Triển lãm “Dấu xưa văn hiến” được đặt trong Nhà Thái học của Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, mở ra một không gian hồi tưởng về những giá trị truyền thống của người Việt thông qua kiến trúc, hoa văn, nghệ thuật điêu khắc cổ… từ góc nhìn đầy mới mẻ và sáng tạo của những người nghệ sĩ.

19 tác phẩm nghệ thuật sắp đặt sáng tác theo nhiều phong cách độc đáo, được quy tụ tại triển lãm giúp người xem hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn về những giá trị văn hóa mà thế hệ trước đã gửi gắm lại cho hiện tại và tương lai.

Tiêu biểu như tác phẩm Cổ thư của họa sĩ Vũ Xuân Đông lấy cảm hứng từ những câu chuyện cổ tích của bà, của mẹ, cho phép người xem tương tác với tác phẩm bằng việc mở ra những hộp đồng và sơn mài. Ở đó, công chúng dễ dàng thấy lại khung cảnh làng quê yên ả, bình dị, cảnh kinh thành tấp nập… hay chuyện học hành, thi cử, ngôi trường quốc học đầu tiên - tiền thân của di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện giờ.

Bên cạnh đó là tác phẩm “Bóng nước” của tác giả Phạm Hùng Anh được sáng tác theo loại hình khắc gỗ gợi nhớ nét văn hóa khoa bảng xưa với những lều - lọng, kể câu chuyện từ trường thi tới ngày vinh quy bái tổ hay hình ảnh Khuê Văn Các - biểu tượng cho sự hiếu học của đất Thăng Long - Hà Nội.

Trong khi đó, tác phẩm “Nghìn xưa lưu dấu” gồm 88 mảnh ghép hình lục lăng, sắp đặt như một bức tường, hội tụ những di sản văn hóa tiêu biểu của người Việt. Theo Tiến sĩ Lê Thị Thanh (Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội), tác phẩm “Nghìn xưa lưu dấu” tập hợp nhiều họa tiết cổ, được in dập trên giấy dó.

Tiến sĩ Lê Thị Thanh cho biết: “Những hình tượng, phù điêu không thể in dập, thì được khắc cao su... Tôi cũng sử dụng thêm nhiều kỹ thuật in độc bản và in lưới để nhìn từ xa có thể thấy hình tượng rùa đội bia ẩn hiện, qua đó tôn vinh sự học, truyền thống tôn sư trọng đạo của đất nước”.

Khai thác chất liệu văn hóa truyền thống khi sáng tác nghệ thuật đương đại không phải là điều mới mẻ. Song, thời gian gần đây, khi ý thức về văn hóa dân tộc, giá trị di sản ngày càng được nâng cao, ngày càng có nhiều nghệ sĩ lấy vốn văn hóa cổ truyền là chất liệu, nguồn cảm hứng cho những sáng tác của mình, được cộng đồng đón nhận tích cực.

Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu cho biết đây cũng là một xu hướng mà khu di tích đang hướng tới. Đó là trở thành một trung tâm hoạt động văn hóa, một không gian sáng tạo, nơi bảo tồn, tôn vinh những di sản văn hóa của dân tộc một cách sáng tạo, độc đáo nhất.

“Cùng với nhiều hoạt động văn hóa đã và đang diễn ra tại Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, triển lãm “Dấu xưa văn hiến” góp phần mang đến cho khu di tích một sức sống mới, một diện mạo mới. Đây là cách tốt nhất để phát huy giá trị di tích, nuôi dưỡng tình yêu và sự trân trọng dành cho nguồn tài nguyên di sản quý giá mà các bậc tiền nhân để lại, đồng thời cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm của các thế hệ đương thời đối với những thế hệ mai sau trong việc tiếp tục bồi đắp các giá trị đương đại cho những lớp trầm tích văn hóa của dân tộc”, ông Lê Xuân Kiêu nhấn mạnh.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
  • Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông
    Sáng 29-11, tại Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội (số 7, đường Phùng Hưng, phường Văn Quán, quận Hà Đông), Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hà Đông khai mạc Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông (1904 - 2024).
  • Hơn 14.000 tác phẩm tham dự Cuộc thi ảnh “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III - năm 2024
    Tối 25-11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Lễ trao giải cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III, năm 2024.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
  • Huy động sức dân xây dựng Thủ đô Sáng - Xanh – Sạch – Đẹp
    Với quyết tâm mạnh mẽ, cam kết tạo ra bước đột phá trong công tác bảo vệ môi trường, kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm, thúc đẩy phong trào chung tay hành động để xây dựng Thủ đô, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 359/KH-UBND về việc thực hiện phong trào thi đua Sáng - Xanh – Sạch – Đẹp của Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Triển lãm “Dấu xưa văn hiến” tại Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO