Trao gửi niềm tin

Nguyệt Thu| 10/05/2022 08:57

Trao gửi niềm tin
Sau mấy chục năm, chữ nghĩa nương náu trên khổ giấy A3 đặc thù của làng báo, chọn ngày chọn tháng, Người Hà Nội hiện hình trước độc giả trong hình hài của một tạp chí tháng. Biến hình vậy thôi, nhưng dáng dấp và phong thái vốn có vẫn cứ mồn một trong minh họa bìa, trong chữ nghĩa văn chương và trong đội hình cầm bút thiết tha với Người Hà Nội. Cũng là theo gót đất Thăng Long nghìn năm đấy thôi, qua bao thăng trầm, trường đoạn, cốt cách người Hà Nội vẫn cứ nung nấu, vẹn nguyên chẳng phai mờ.
23 năm làm báo, có những quãng lặng để ngoái đầu nhìn lại, tôi chợt nhận ra báo Người Hà Nội với mình như thể một mối lương duyên. Có duyên, nên bước trên ngả đường nào của cuộc đời cầm bút, thì cơ hội tương ngộ, tương phùng vẫn cứ đến một cách ngọt lành. Tôi yêu nó, không chỉ bởi cái tên Người Hà Nội kiêu kỳ và hào hoa ấy, mà còn vì những cái tên đã định vị trong giới văn chương báo chí luôn “ngự” trên những trang viết rút ruột của Người Hà Nội. Nào là Tô Hoài, Ma Văn Kháng, Nguyễn Tuân, Nguyễn Đình Thi… nào là Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Hồ Anh Thái… nào là Nguyễn Trọng Tạo, Sương Nguyệt Minh, Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Quang Thiều, Đỗ Phấn… Những trang báo từ độ còn in trên giấy chưa trắng như bây giờ, trong cảm nhận của riêng tôi, luôn ẩn chứa một tâm hồn và phong thái Hà Nội: Một chút lãng tử, một chút kiêu kỳ, nhưng tinh tế, nhân hậu và bao dung. Tôi yêu nó, nên tự nguyện đồng hành cùng nó, chẳng nhất thiết phải đứng trong đội hình chính thức. Duyên tương ngộ đến cũng chẳng phải bằng những lời mời hoa mỹ, mà bằng sự không dám chối từ… vì yêu.  
Ở tuổi tròn 37 hôm nay, Người Hà Nội đã là một trung niên với khá nhiều trải nghiệm. Ngoài một nguyệt san, còn có song hành một Người Hà Nội điện tử, cập nhật hàng ngày thông tin mọi mặt của đời sống xã hội; còn có cuộc thi ảnh tôn vinh những nụ cười, tôn vinh những khoảnh khắc đẹp trong đời thường; rồi những cuộc thi viết; những hội thảo, những chương trình truyền thông… Đó là những đổi thay không thể phủ nhận để bắt nhịp với thời cuộc, với xu hướng báo chí đa phương tiện đang diễn ra như vũ bão trong làng báo đương thời. Đó cũng là những đổi thay cần thiết để đội ngũ những người làm Người Hà Nội hôm nay có thể lưu giữ dấu ấn tờ báo in mang phong thái yêu thương mà thế hệ đi trước đã để lại. Một hành trình nhiều gian nan, thách thức - bất cứ ai làm nghề cầm bút đều hiểu, song phải thừa nhận, Người Hà Nội đã giữ được trên nhiều trang viết dáng dấp yêu kiều và phong nhã của đất và người Thăng Long - Hà Nội. 
Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ - nhà báo Đoàn Mạnh Phương - Tổng biên tập Tạp chí Việt Nam Hội nhập nhìn nhận: “Người Hà Nội đã hài hòa chủ đề và thể loại để giữ vững tôn chỉ mục đích là tờ báo văn học nghệ thuật. Điều đó thật đáng trân trọng!”. PGS.TS. Nguyễn Hữu Sơn thì thấu hiểu: “Người Hà Nội đã phản ánh đầy đủ hơi thở cuộc sống, nhịp đập trái tim Thủ đô trải dài suốt thời đổi mới… Định hướng khai thác vốn di sản văn hóa từ truyền thống đến hiện đại luôn là dòng mạch chủ đạo, làm nên cốt cách tinh thần con người Thủ đô. Ngay với các vấn đề văn hóa - văn học thời hiện đại và đương đại, Người Hà Nội cũng thường tiếp cận từ tâm thế ngàn năm văn hiến, đề cao chuẩn mực, hướng tới xây dựng, khẳng định, mở đường là chính, không mấy khi đao to búa lớn luận chiến, nâng cấp, qui chụp một chiều…”… Thì đấy cũng chính là ý tưởng, là mong mỏi mà những người khai sinh ra tờ báo gửi gắm vào cái tên Người Hà Nội từ thuở ban đầu: “Cái chất thanh lịch, cái phông văn hóa của người Hà Nội chính là cốt lõi làm nên ưu thế của đất Kinh kỳ, không đâu sánh nổi. Văn nghệ Hà Nội có sang trọng, nổi đình nổi đám được, thì cũng phải nhờ ở cái chất người, cái tầm vóc trí tuệ, phẩm cách con người ở nơi “đất lề quê thói” nghìn đời này, vậy sao ta không lấy ngay Người Hà Nội làm tên báo?” (nhà văn Tô Hoài).     
Ở tuổi tròn 37 hôm nay, Người Hà Nội đang gánh trên vai sứ mệnh của người làm văn học nghệ thuật giữa buổi kinh tế thị trường với vô vàn dấu hỏi uốn mình trên trang giấy. Làm thế nào để sự cộng sinh báo chí - văn chương phù hợp với xu hướng báo chí hiện đại, mà vẫn là ngôi nhà chung tin cậy của giới làm văn chương Hà Nội? Làm thế nào để tờ tạp chí vẫn cuốn hút người đọc khi mà mạng xã hội đang ngày một lên ngôi? Làm thế nào để văn chương rạng rỡ giữa đời sống hiện đại? Làm thế nào để dung hòa giữa văn chương và đời áo cơm của đội ngũ cán bộ, người lao động Người Hà Nội?... Khó lắm và gian nan lắm, bởi “cơm áo không đùa với khách thơ”, bởi kinh tế thị trường và cuộc sống số luôn là những thách thức với các trang báo in. Nhưng với những gì in dấu trên Người Hà Nội thời gian qua, đặc biệt là thời điểm chuyển đổi từ tuần báo sang nguyệt san, rõ ràng Người Hà Nội không làm công chúng thất vọng. Hành trình phía trước mở ra nhiều gian nan, nhưng cũng không thiếu những hứa hẹn khi mà Người Hà Nội luôn có bên mình đội ngũ đông đảo những người làm văn học nghệ thuật sẵn lòng yêu Hà Nội, muốn cống hiến cho Người Hà Nội chỉ vì yêu. Hành trình phía trước mở ra nhiều thách thức, song cũng không thiếu sự tự tin khi ngôi nhà 126 Nam Cao đã tích lũy được 37 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ làm báo trẻ, nhiệt huyết và năng động. 
Thế nên tôi biết, không chỉ riêng mình mà rất nhiều người trong giới văn chương chữ nghĩa, đã - đang và vẫn sẽ trao gửi niềm tin vào Người Hà Nội. Dù đi qua bão giông, thăng trầm, đổi thay nào đi nữa, Người Hà Nội vẫn luôn mang trong mình dáng dấp yêu kiều và phong nhã của đất và người Thăng Long - Hà Nội. 
(0) Bình luận
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
  • Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông
    Sáng 29-11, tại Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội (số 7, đường Phùng Hưng, phường Văn Quán, quận Hà Đông), Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hà Đông khai mạc Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông (1904 - 2024).
  • Hơn 14.000 tác phẩm tham dự Cuộc thi ảnh “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III - năm 2024
    Tối 25-11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Lễ trao giải cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III, năm 2024.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • [Video] Làng nghề Sơn Đồng: Trung tâm đồ thờ gỗ của Thủ đô và cả nước
    Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã tạo nên những sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Hà Nội của Việt Nam với những nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử nghìn năm văn hiến.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
Trao gửi niềm tin
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO