Văn học - Nghệ thuật

Trao giải cuộc thi viết “Chân dung cuộc sống”

Yến Ly 25/08/2023 16:43

Sáng ngày 25/8/2023, tại Hà Nội, Tạp chí Nhà văn & Cuộc sống, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức Lễ trao giải cuộc thi viết “Chân dung cuộc sống” (2021 - 2023). Đến dự có nhà thơ Hữu Thỉnh, các đại diện Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, đông đảo văn nghệ sĩ, các nhà tài trợ...

Cuộc thi viết Chân dung cuộc sống do Tạp chí Nhà văn & Cuộc sống phát động từ 1/7/2021 – 30/6/2023. Ban Tổ chức đã nhận được 285 tác phẩm của 173 tác giả đến từ khắp mọi miền Tổ quốc và cả tác giả là người Việt ở nước ngoài. Đối tượng tham gia dự thi rất phong phú từ chuyên nghiệp đến không chuyên, từ những bậc cao niên đến các những tác giả đang là học sinh, sinh viên. Trong số đó đã có 50 tác phẩm được chọn đăng tải trên Tạp chí Nhà văn & Cuộc sống thường kỳ.

nha-tho-tran-dang-khoa.jpg
Nhà thơ Trần Đăng Khoa - Trưởng ban Chung khảo phát biểu tại Lễ trao giải.

Phát biểu tổng kết cuộc thi, nhà thơ Trần Đăng Khoa - Trưởng ban Chung khảo, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Nhà văn & Cuộc sống cho biết: Chủ đề của cuộc thi viết "Chân dung cuộc sống" mở rộng ở mọi mặt nhưng số bài viết về chân dung văn nghệ sĩ chiếm già nửa, non nửa còn lại là các bài viết về các nhà quản lý, các nhà khoa học, doanh nhân… Còn quá ít bài viết về những người lao động trực tiếp, những người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Và điều đáng mừng là sự đa dạng của độ tuổi tác giả cho thấy sự quan tâm sâu sát của giới cầm bút.

Sau nhiều vòng chấm chọn, Hội đồng giám khảo đã lựa chọn ra một số tác phẩm xuất sắc để trao giải. Kết quả cụ thể như sau:

1 giải Nhất được trao cho tác giả Y Nguyên với các tác phẩm: Ngô Phan Lưu “ẩn số văn chương” đất Phú; “Phù thủy” của bục giảng; Nguyễn Văn Thọ, nhà văn và người lính.

2 giải Nhì thuộc về tác giả Võ Bá Cường với các tác phẩm Cánh chim sơn tiêu; Sọ đầu mới vỡ lẽ đời; Thanh Tùng với “Thời hoa đỏ” và tác giả Hoàng Quảng Uyên với các tác phẩm Con đường sáng mang tên Tẩn Dấu Quẩy; Nhà thơ Hữu Thỉnh “đời mau quá, vui buồn chưa kịp cũ”; Y Phương “Đục đá xây cao quê hương”.

3 giải Ba được trao cho tác giả Lưu Khánh Thơ với các tác phẩm Hoàng Trung Thông – người đi vỡ đất mời trăng, Nhớ anh Lâm râu, Lưu Quang Vũ và huyền thoại Tạ Đình Đề; Tác giả Trâm Oanh với các tác phẩm Người nông dân 4.0 và báu vật của mẹ thiên nhiên, Người lính già và chuỗi sản xuất, tiêu thụ ca cao không thương lái và tác giả Đặng Thành Văn với các tác phẩm Sống là để sáng tạo, Tôi tự chèo lấy tôi đi.

nha-van-nguyen-quang-thieu.jpg
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam phát biểu tại Lễ trao giải.

5 giải Tư thuộc về tác giả Thái Sinh (1954 - 2022) với các tác phẩm Pờ Sảo Mìn, nhà thơ của núi; Nhà thơ dân tộc Giáy và những khúc trầm luân; Tác giả Phạm Thị Toán với các tác phẩm Chị đã sống như thế; Má Lê Thị Huệ - những bông điên điển. Tác giả Hoàng Ngọc Điệp với tác phẩm Có một ông lão… tuổi thanh xuân. Quang Chí với tác phẩm Giáo sư, nhà văn Trình Quang Phú, người lính tiên phong trong mỗi thời kỳ của đất nước và tác giả Ngọc Hùng với tác phẩm Nhà sư giữ núi.

Đại diện những người đoạt giải lên phát biểu, các tác giả Y Nguyên, Hoàng Quảng Uyên và Trâm Oanh đều bày tỏ sự vui mừng khi đã giành được giải thưởng và sự trân trọng tới Ban tổ chức cuộc thi, Ban giám khảo vì đây là một động lực lớn lao trong hành trình viết của họ. Tác giả Y Nguyên xúc động chia sẻ, ông viết các tác phẩm này với tâm thế tri ân duyên hạnh ngộ trong cuộc đời vì đã may mắn được gặp gỡ. Ông cũng gửi lời tri ân sâu sắc đến các nhân vật, đã mang đến cho ông những niềm vui này.

Phát biểu tại Lễ trao giải, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhiệt liệt chúc mừng các tác giả đã đoạt giải. Ông nhận định: Với lần đầu tiên tổ chức cuộc thi này, tạp chí Nhà văn & Cuộc sống và Ban tổ chức đã gặp không ít khó khăn, thách thức. Nhưng qua các tác phẩm dự thi gửi về, các chân dung đã hiện ra rõ nét, trong đó có những hình ảnh đẹp tưởng như đã bị thời gian chôn vùi hoặc có những chân dung tưởng như không còn gì để kể nhưng ở đây lại hiện ra ở những góc nhìn khác, mở ra những ô cửa khác… Các tác giả đã mang đến những chân dung đầy chân thực, đẹp đẽ và đa chiều. 

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cũng mong muốn ở cuộc thi lần sau, Ban tổ chức sẽ nhận được nhiều tác phẩm viết về những mảnh đời khác, khai thác ở những con người vô danh, rất đỗi bình thường trong cuộc sống hằng ngày - những người mà ngày thường ta đi qua với bao sự thờ ơ nhưng đằng sau đó, họ thú vị hơn ta tưởng, họ yêu mảnh đất này hơn ta tưởng… Bởi văn học có nhiệm vụ tôn vinh, đưa những con người bình dị tưởng không có gì nổi bật nhưng chính họ lại làm nên mảnh đất này./.

Một số hình ảnh khác tại Lễ trao giải:

nha-van-hoang-anh-suong-dieu-phoi-va-hat-trong-chuong-trinh.jpg
Nhà văn Hoàng Anh Sướng điều phối và thể hiện tiết mục văn nghệ trong Lễ trao giải.
trao-giai-nhat.jpg
Đại diện Ban tổ chức cuộc thi trao giải Nhất cho tác giả Y Nguyên.
trao-giai-nhi.jpg
Nhà thơ Trần Đăng Khoa trao giải Nhì cho các tác giả.
trao-giai-ba.jpg
Đại diện Ban tổ chức cuộc thi trao giải Ba cho các tác giả.
trao-giai-4.jpg
Đại diện Ban tổ chức cuộc thi trao giải Tư cho các tác giả và người thân của tác giả đã qua đời.
tang-hoa-nha-tai-tro.jpg
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và nhà thơ Trần Đăng Khoa tặng hoa tri ân đại diện các nhà tài trợ.

Bài liên quan
  • Giới thiệu, đề cử tác phẩm xét Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2023
    Nhằm tìm kiếm những tác giả, tác phẩm xuất sắc hướng tới Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2023, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam thông báo và trân trọng kính mời các nhà văn cùng bạn đọc cả nước tham gia phát hiện, giới thiệu, tự đề cử tác phẩm văn học xuất sắc.
(0) Bình luận
  • Từ chiếc nôi nuôi dưỡng tình yêu văn học…
    Hè năm 1989, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội chiêu sinh lớp hướng dẫn sáng tác văn học khóa I do nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn phụ trách. Lớp hướng dẫn sáng tác này đã nuôi dưỡng những hạt mầm văn chương, chắp cánh cho những ước mơ văn chương ngày một bay cao, bay xa. Cũng từ đây, CLB Văn học trẻ Hà Nội trực thuộc hội Văn học Hà Nội (nay là Hội Nhà văn Hà Nội) đã được ra đời.
  • Vinh danh 55 tác phẩm văn học - nghệ thuật năm 2024
    55 tác phẩm xuất sắc ở 9 lĩnh vực văn học - nghệ thuật của TP HCM được vinh danh trong buổi lễ trao giải tối ngày 7/11.
  • Mời cộng tác ấn phẩm xuân Ất Tỵ 2025
    Kính gửi các văn nghệ sĩ, cộng tác viên và bạn đọc gần xa!
  • Triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan”
    Nhân dịp kỉ niệm 30 năm ra đời bộ truyện “Thám tử lừng danh Conan”, từ 26/10 đến 25/12/2024, NXB Kim Đồng phối hợp với Tagger tổ chức triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan” tại trụ sở Nhà xuất bản (55 Quang Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đây là cơ hội cho các fan của Thám tử Conan tại Việt Nam được quay về trong ký ức tuổi thơ, thế giới phá án và truy tìm sự thật cùng các vụ án giả lập bí ẩn, hấp dẫn…
  • Nỗ lực cho những bước tiến của văn học nghệ thuật
    Năm 2024, Hà Nội đang vững bước tiến tới mốc son 70 năm giải phóng Thủ đô, đưa Thủ đô ta bước lên tầm cao mới trên mọi lĩnh vực. Tăng trưởng kinh tế, thu nhập và mức sống từng người dân đủ chứa đựng những cứ liệu hùng hồn nhất về sự phát triển ngoạn mục vượt bậc này.
  • Hội Nhà văn Việt Nam ký kết hợp tác với Viện Văn học Pakistan
    Theo thông tin từ Hội Nhà văn Việt Nam, ngày 15/10/2024, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Hội với Viện Văn học Pakistan.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Xây dựng người Hoàn Kiếm hiện đại, thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện
    Để cụ thể hóa Chỉ thị số 30-CT/TU, Ban Thường vụ Quận ủy Hoàn Kiếm đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch của Quận ủy để tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời, tập trung quán triệt, tuyên truyền việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU trong các cấp ủy Đảng, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong toàn quận.
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
Đừng bỏ lỡ
Trao giải cuộc thi viết “Chân dung cuộc sống”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO