Văn hóa

Trao giải cuộc thi sáng tác tranh cổ động về Hà Nội

Văn Thiện 07:35 13/12/2023

Ngày 12-12, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức trao giải cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền “Gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa Thủ đô Hà Nội” và Cuộc vận động thiết kế trang trí thành phố Hà Nội năm 2023.

khuyen-khich-tuyen-truyen.jpg
BTC trao giải cho các tác giả trong Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền “Gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa Thủ đô Hà Nội”. Ảnh: Minh An.

Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền “Gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa Thủ đô Hà Nội” và Cuộc vận động thiết kế trang trí TP Hà Nội năm 2023 được phát động vào tháng 5/2023. Sau 4 tháng phát động, BTC đã nhận được 165 tác phẩm của nhiều tác giả chuyên nghiệp, không chuyên nghiệp đến từ nhiều cơ quan, đơn vị thuộc các tỉnh, thành trên cả nước như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Thái Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Đắk Lắk...

Hội đồng chấm đã lựa chọn được 16 tác phẩm tiêu biểu để trao giải, gồm: 1 giải Nhất cho tác giả Nguyễn Anh Minh với tranh cổ động Di tích lịch sử văn hóa, nguồn lực đặc biệt góp phần phát triển kinh tế - xã hội; 2 giải Nhì trao cho tác giả Nguyễn Thị Hường với tác phẩm Bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của Hà Nội - Thành phố vì hòa bình, Thành phố sáng tạo và tác giả Nguyễn Mạnh Tuấn với tác phẩm Giữ gìn, trao truyền nghệ thuật múa rối nước Đào Thục, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 3 giải Ba, 10 giải Khuyến khích.

Trong khi đó, Cuộc vận động thiết kế trang trí thành phố Hà Nội năm 2023 có nhiều điểm khác biệt. Ban tổ chức đã tăng thêm giải thưởng và tách thành hai hình thức trang trí riêng biệt là hình thức trang trí tuyến đường và hình thức trang trí cụm mô hình, cổng chào với mục đích muốn động viên các họa sĩ, các đơn vị tập chung ý tưởng, sáng tạo thêm cho loại hình thức trang trí cụm mô hình và cổng chào giúp cho thành phố có thêm những điểm nhấn trang trí đô thị mới.

Sau khi phát động, Ban tổ chức đã nhận được 90 tác phẩm tham gia cuộc thi với 2 hình thức trang trí chiếu sáng gồm hình thức trang trí tuyến đường và hình thức trang trí cụm mô hình, cổng chào.

Hội đồng đã chọn được 13 tác phẩm đoạt giải các mẫu thiết kế trang trí thành phố, gồm một giải nhất cho tác phẩm Hướng về Thủ đô của họa sĩ Bùi Văn Long, một giải nhì cho tác phẩm Hà Nội văn hiến phát triển của Công ty thương mại in và quảng cáo Anh Thy; hai giải ba và ba giải khuyến khích.

z4966112249072-bc4725c6c677388df2381f4dad9e6118.jpg
Tác phẩm ''Hướng về Hà Nội'' đạt giải Nhất cuộc thi thiết kế trang trí đường phố. Ảnh: Lại Tấn.

Hình thức trang trí cụm mô hình, cổng chào có một giải nhì cho tác phẩm Hoa của đất của họa sĩ Bùi Văn Long.

Như vậy ở Cuộc vận động thiết kế trang trí thành phố Hà Nội năm 2023, họa sĩ Bùi Văn Long đã xuất sắc giành cả hai giải thưởng cao nhất ở hai hình thức thiết kế trang trí thành phố (giải nhất) và trang trí cụm mô hình, cổng chào (giải nhì, không có giải nhất).

Theo ban tổ chức, nhiều tác phẩm thiết kế trang trí chiếu sáng có phong cách mỹ thuật hiện đại, vượt qua lối mòn cũ, sử dụng công nghệ mới./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Campuchia thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám
    Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, sáng 29/11/2024, Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đã đến tham quan Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Thành phố Hà Nội).
  • Tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu nội dung cuốn sách về xây dựng, phát triển văn hóa của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy cho biết, vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu về nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Văn hóa đọc là nét đẹp mang tính truyền thống của nhiều gia đình
    Cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 đã thành công tốt đẹp. Cuộc thi đã đạt được mục đích lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trong mỗi gia đình, cộng đồng, hướng tới xây dựng và hình thành nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, góp phần xây dựng xã hội học tập trên địa bàn Thủ đô.
  • Văn hóa Thủ đô 70 năm tự hào
    Ngày 10/10/1954, khi đoàn quân chiến thắng từ 5 cửa ô tiến vào Thủ đô Hà Nội, một thời kỳ phát triển mới hòa trong dòng chảy lịch sử ngàn năm của văn hóa Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đã được mở ra. Trải qua 70 năm, văn hóa Hà Nội dù gặp bao gian khó, thăng trầm, biến đổi, nhưng sức mạnh nội sinh chứa đựng vị thế, bản sắc riêng của mảnh đất là trái tim của nhân dân cả nước vẫn trụ vững trong tư thế hiên ngang, cao lớn, tự hào.
  • Xây dựng tiêu chí các danh hiệu văn hóa cần phù hợp với đặc trưng của Thủ đô
    “Tại quận Long Biên (Hà Nội), năm 2018, tỷ lệ “Gia đình văn hóa” đạt 91.2%, tỷ lệ tổ dân phố được công nhận “Tổ dân phố văn hóa” đạt 80,61%; năm 2023 tỷ lệ “Gia đình văn hóa” đạt 94.1% (tăng 2,9% so với đầu kỳ), tỷ lệ tổ dân phố được công nhận “Tổ dân phố văn hóa” đạt 93,27 % (12,66% so với đầu kỳ)”, Trưởng phòng Văn hoá Thông tin quận Long Biên Lê Thị Hương thông tin.
  • Để phong trào văn hoá đọc từ gia đình trở thành một điểm sáng trên địa bàn Thủ đô
    Bám sát nhiệm vụ của Trung ương về xây dựng xã hội học tập trong giai đoạn mới, Hà Nội đã ban hành Nghị quyết cùng các văn bản, chỉ thị về xây dựng xã hội học tập, đặc biệt phấn đấu Thủ đô Hà Nội gia nhập mạng lưới “Thành phố học tập” của UNESCO trong thời gian sớm nhất. Theo đó, Cuộc thi “Gia đình đọc sách – Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 trên địa bàn Thủ đô nhằm hình thành thói quen đọc sách và lan toả văn hoá đọc từ việc đọc sách và xây dựng tủ sách của mỗi gia đình, từ đó góp
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Xa - gần & tình yêu
    Reng. Reng. Reng. Là tiếng chuông điện thoại chứ không phải báo thức. Thơ giật mình, một lo lắng vơ vẩn cồn lên. Từ ngày ba mất, cô vốn sợ những tiếng chuông điện thoại vào những giờ bất thường, sáng sớm hoặc là tối khuya. Nhìn thấy số của Yên, Thơ hơi bất ngờ. Chưa bao giờ cô ấy gọi cho cô vào giờ này...
  • Lịch nghỉ học kỳ I và nghỉ Tết Dương lịch 2025 của học sinh
    Bộ GD&ĐT đã công bố lịch nghỉ Tết dương lịch năm 2025 và lịch nghỉ học kỳ một của học sinh cả nước.
Đừng bỏ lỡ
Trao giải cuộc thi sáng tác tranh cổ động về Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO