Tranh cổ động và hơi thở thời đại

HNM| 11/04/2022 08:49

Tranh cổ động chưa thoát được lối mòn, chưa mang được hơi thở của thời đại 4.0. Đó là nhận định của khá nhiều họa sĩ cũng như người xem về các sáng tác tranh cổ động hiện nay. Làm thế nào vượt qua được giới hạn này để tác phẩm mỹ thuật cổ động vừa làm tròn sứ mệnh tuyên truyền, vừa hấp dẫn người xem? Đó là câu hỏi không dễ trả lời.

Tranh cổ động và hơi thở thời đại
Tranh cổ động là một mảng đặc biệt của mỹ thuật Việt Nam, có đóng góp to lớn trong cổ động, tuyên truyền.

Vẫn lối mòn?

Mới đây, Cục Văn hóa cơ sở - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022). Nội dung của cuộc vận động khá rộng, nhằm tuyên truyền sâu rộng về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc, thể hiện lòng biết ơn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân với các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, những người có công với cách mạng. Mặc dù là một đề tài có tính truyền thống, song nhiều họa sĩ tham dự lễ phát động đều cho rằng “khó”. Khó nhất là phải tìm ra được cái mới. Đây cũng là một vấn đề nan giải của tranh cổ động nói chung trong nhiều năm qua.

Họa sĩ Hà Huy Chương cho rằng, mặc dù có tới 5 nội dung lớn cho họa sĩ thể hiện, là nội dung thường thấy trong những sáng tác về đề tài này, tuy nhiên, sáng tác làm sao cho phù hợp với cuộc sống hiện nay, đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới là điều rất khó.

Cụ thể hơn, theo họa sĩ Trần Quang Thái: Điều quan trọng nhất của mỗi họa sĩ là phải tìm được hình tượng gây ấn tượng, bất ngờ nhất cho người xem, đặc biệt là vượt qua được những mô thức quá quen thuộc.

"Thật ra, tranh cổ động hiện đã lâm vào tình trạng cũ mòn, dường như đang gặp rào cản về ngôn ngữ tạo hình. Lúc nào mọi người cũng nghĩ tranh cổ động thì phải nghiêm túc một tí, thông điệp đưa ra phải mạnh mẽ. Giống như mảng tượng đài, tại sao chán, tại sao chưa hay vì tất cả những người động vào mảng đề tài đó đều nghĩ rằng nó phải nghiêm túc, không nên quá mới mẻ. Không phải tại đề tài mà tại người sáng tác nghĩ về nó chưa đúng. Bây giờ khác rồi, thời đại 4.0 rồi, con người ta cần những cái mới hơn, không cần phải hô khẩu hiệu quá mức. Người sáng tạo phải vượt qua được cái cũ mèm của mình cũng như vượt qua được suy nghĩ áp đặt về tác phẩm đặt hàng. Đừng giới hạn mình trong việc “đặt hàng”. Tất cả những tác phẩm trở nên vĩ đại đều là bởi dám vượt qua được suy nghĩ thông thường, thuyết phục được người xem” - họa sĩ Trần Quang Thái chia sẻ.

Động viên họa sĩ trẻ tham gia

Băn khoăn về “lối mòn”, các họa sĩ với trách nhiệm của người làm sáng tạo cũng trăn trở đi tìm cách thể hiện mới cho tranh cổ động. Họa sĩ Trần Quang Thái đánh giá: “Sáng tác tranh cổ động có mấy cái khó, trong đó, cần nhất là tính cô đọng, điển hình hóa. Những bức tranh cổ động mà người ta nhớ trong 50 - 60 năm qua đơn giản vì nó đã trở thành biểu tượng. Chẳng hạn như bức “Giặc phá ta cứ đi” của họa sĩ Đào Đức, đơn giản mà cô đọng. Họa sĩ tìm ra những hình tượng đó thì tác phẩm thành công, chứ không cần quá phức tạp. Sau nhiều năm sáng tác, tôi thấy khi tìm được ý tưởng thì mọi thứ như màu sắc, kỹ thuật sẽ xuất hiện, giúp họa sĩ thể hiện đúng hình tượng, đúng điều muốn nói”.

Tuy nhiên, muốn tạo ra một diện mạo mới cho tranh cổ động, đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của công chúng hiện nay, đòi hỏi phải có một sự thay đổi lớn hơn. Họa sĩ Lê Tiến Cường cho rằng, việc quan trọng là phải động viên được nhiều hơn nữa các họa sĩ trẻ tham gia vào lĩnh vực này, kể cả các bạn sinh viên năm cuối ở các trường mỹ thuật.

“Có nhiều sáng tác của các bạn trẻ hôm nay mà tôi thấy mạnh mẽ hơn thế hệ tôi rất nhiều. Các bạn rất sáng tạo, dám nói, dám làm. Những cuộc thi như của Cục Văn hóa cơ sở phát động thể hiện sự quan tâm, khát vọng tìm ra nhiều tác phẩm chất lượng, chung tay đổi mới tranh cổ động. Tôi rất hy vọng cuộc thi sẽ tìm ra nhiều tác phẩm tốt, và những tác phẩm ấy sẽ được sử dụng một cách sáng tạo, lan tỏa ra toàn quốc. Hình ảnh ấn tượng sẽ lan tỏa nhanh hơn câu chữ, tác động mạnh đến tâm lý người xem” - họa sĩ chia sẻ. 

Ông Lương Đức Thắng, Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở cũng nhận định, các cuộc thi mà Cục thường xuyên tổ chức đã và đang động viên rộng rãi các họa sĩ tham gia tích cực hơn vào loại hình mỹ thuật đặc biệt này, từ đó tìm được những tác phẩm tốt để phát hành rộng rãi trong toàn quốc.

(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Tranh cổ động và hơi thở thời đại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO