Thế giới điện ảnh

“Trà” của đạo diễn Lê Hoàng bất ngờ rời đường đua phim Tết

Quỳnh Chi 05:44 15/02/2024

Sau phim “Sáng đèn”, tác phẩm điện ảnh “Trà” của đạo diễn Lê Hoàng vừa thông báo rút khỏi đường đua phim Tết Giáp Thìn 2024.

Trước đó, bộ phim “Sáng đèn” của đạo diễn Hoàng Tuấn Cường cho biết rút khỏi rạp sau hai ngày đến với khán giả vào mùng 1 và mùng 2 Tết Giáp Thìn. Đến ngày mùng 5 Tết (14/2), nhà sản xuất phim điện ảnh “Trà” (đạo diễn Lê Hoàng) cũng xác nhận “Trà” sẽ rời lịch chiếu vào thời gian khác thay vì trụ rạp từ mùng 1 Tết Nguyên đán 2024 như công bố trước đó.

tra.jpg
Phim điện ảnh “Trà” của đạo diễn Lê Hoàng ra rạp ngày mùng 1 Tết Giáp Thìn, tuy nhiên đến ngày mùng 5 Tết xác nhận sẽ chuyển lịch chiếu mới, rời đường đua phim Tết 2024.

Đơn vị phát hành và nhà sản xuất phim điện ảnh “Trà” cho biết: “Vì một vài lý do bất đắc dĩ, đường đua phim Tết sẽ vắng bóng “Trà”. Loạt drama giữa chính thất và tiểu tam sẽ bùng nổ trở lại trong thời gian tới. Hẹn gặp lại khán giả!”. Mặc dù rời đường đua phim Tết 2024 nhưng nhà sản xuất chưa ấn định thời điểm “Trà” sẽ trở lại.

Cùng hoàn cảnh như “Sáng đèn”, bộ phim điện ảnh “Trà” đánh dấu sự trở lại của đạo diễn Lê Hoàng không có được doanh thu như kỳ vọng. Ra rạp từ ngày mùng 1 Tết Giáp Thìn cùng với “Mai” (đạo diễn Trấn Thành), “Gặp lại chị bầu” (đạo diễn Nhất Trung) nhưng “Trà” chỉ thu về hơn 1,3 tỷ đồng. Ngược lại, bộ phim điện ảnh của Trấn Thành và Nhất Trung đang “tăng tốc” ở các rạp chiếu với doanh thu ngày càng lớn.

Như vậy, từ 4 tác phẩm điện ảnh tham gia đường đua phim Tết 2024, hiện nay chỉ còn lại một nửa bởi lần lượt “Sáng đèn”, “Trà” bất ngờ rời lịch chiếu.

tra-3.jpg
Diễn viên Trương Minh Quốc Thái và Việt Hương trong phim Trà.

Trở lại với “Trà”, trước đó tác phẩm điện ảnh này được truyền thông sâu rộng tới khán giả. Tác phẩm điện ảnh này gắn nhãn 18+, có chủ đề ngoại tình với nhiều cảnh nóng táo bạo. Đây là bộ phim đánh dấu sự trở lại của Lê Hoàng sau 7 năm vắng bóng màn ảnh rộng. Trong phim điện ảnh “Trà”, diễn viên Trương Minh Quốc Thái vào vai Hải, một người đàn ông giàu có tình cờ quen biết và nảy sinh mối quan hệ ngoài luồng với nhân tình trẻ (Đoàn Trinh). Hải nơm nớp lo sợ vợ (Việt Hương) phát hiện nhưng không thể dứt khoát cắt đứt với nhân tình.

Đạo diễn Lê Hoàng chia sẻ, khi làm phim “Trà” chủ trương khai thác đề tài đến tận cùng các diễn biến tâm lý của nhân vật khi họ rơi vào tình cảnh ngoại tình trong hôn nhân. Ít ai biết phim “Trà” đã trải qua 3 lần kiểm duyệt của Hội đồng duyệt phim thuộc Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), trong đó phải cắt 70% cảnh nóng.

Các cảnh quay nhạy cảm của “Trà” được thực hiện với sự thảo luận kỹ lưỡng của các thành viên trong đoàn, đặc biệt là hai diễn viên chính Trương Minh Quốc Thái và Đoàn Trinh. Đạo diễn Lê Hoàng rất tin tưởng vào kinh nghiệm diễn xuất của nam diễn viên nên để anh chủ động trao đổi, phối hợp với bạn diễn. Theo tiết lộ của Đoàn Trinh, có những cảnh thân mật được quay trong một ngày, dựng bản phim đầu tiên là 3 phút nhưng sau đó khi lên phim chỉ còn khoảng 1 phút.

le-hoang.jpg
Đạo diễn Lê Hoàng và diễn viên Đoàn Trinh (vai Chích).
phim-tra.jpg
Một số ý kiến cho rằng “Trà” có kịch bản cũ kỹ, nhiều tình tiết phi logic.

Phim “Trà” gây chú ý bởi vừa mở đầu đã tràn ngập những cảnh nóng bỏng mắt. Với những góc quay khéo léo chân thực tới từng chi tiết, cảnh thân mật giữa đại gia và “trà xanh” người xem đỏ mặt. Cùng đó, nhiều ý kiến cho rằng bộ phim điện ảnh đánh dấu sự trở lại của đạo diễn Lê Hoàng có đề tài không mới, cũng như một câu chuyện thậm chí có thể bắt gặp dễ dàng trong đời sống hiện nay, khán giả có thể được đứng ở nhiều góc độ để cảm nhận khách quan về ngoại tình.

Bộ phim của Lê Hoàng còn bị không ít người xem đánh giá kịch bản cũ kỹ, nhiều tình tiết phi logic. Tổng thể của “Trà” còn nhiều chắp vá và lỗ hổng, lời thoại đậm tính sân khấu không như phim điện ảnh. Bên cạnh đó, ngoài sự tròn vai của các diễn viên gạo cội như Trương Minh Quốc Thái, Việt Hương thì một số diễn viên đóng nhạt nhòa, đôi khi mắc lỗi diễn cường điệu ở một số phân cảnh, sa đà vào các tình tiết chọc cười khiên cưỡng./.

Bài liên quan
  • Phim mùa Tết: "Mai" của Trấn Thành thu 26 tỷ đồng ngày đầu công chiếu
    Phim Mai khởi chiếu vào Mùng 1 Tết 2024. Ngày 28.11, Nhà sản xuất Trấn Thành Town và CJ HK Entertainment đã chính thức công bố dự án điện ảnh mới mang tên Mai. Tiếp nối thành công đi vào lịch sử phòng vé Việt của Nhà Bà Nữ trong mùa Tết 2023, Mai ấn định khởi chiếu vào Mùng 1 Tết 2024 - tức ngày 10.2.2024.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhiều bộ phim cách mạng được chiếu miễn phí tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất non sông
    “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… những bộ phim sống cùng lịch sử sẽ được công chiếu cho khán giả Thủ đô trong chương trình Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) tại Rạp Ngọc Khánh (523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội).
  • Sáng tỏ diện mạo văn học nghệ thuật Thủ đô sau ngày đất nước thống nhất
    Sáng ngày 16/4/2025, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Văn học, nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất" nhằm đánh giá những thành tựu, hạn chế; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực để xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hội thảo quy tụ đông đảo các các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ của 9 hội chuyên ngành với nhiều tham luận và ý kiến quý báu.
  • Chắp cánh cho hình ảnh “Hà Nội là nơi đáng đến và lưu lại” vươn cao, bay xa
    Nhiều năm qua, Hà Nội đã xây dựng hình ảnh “là nơi đáng đến và lưu lại” trong suy nghĩ, cách nhìn của du khách trong nước và quốc tế. Góp phần hiện thực hóa nhiệm vụ này, UBND Thành phố Hà Nội vừa xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa. Qua đây để Thủ đô bảo tồn các giá trị văn hóa, mở ra những không gian mới cho phát triển văn hóa, du lịch tiến tới kỷ nguyên vươn mình.
  • 5 nhóm giải pháp phát huy vai trò tiên phong của văn học, nghệ thuật Thủ đô
    “Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã đưa đất nước ta bước sang một trang sử mới - trang sử hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do, đổi mới và phát triển; đồng thời cũng mở ra cho văn học, nghệ thuật nước nhà một không khí mới, không gian mới, giai đoạn văn hóa, văn nghệ thống nhất, giao hòa, phát triển trong tính tổng thể, toàn vẹn, tiến bộ và cách mạng”, NSND Trần Quốc Chiêm - Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội khẳng định tại hội thảo “Văn học nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất” do Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội tổ chức sáng ngày 16/4/2025.
  • Xây dựng "Trường học hạnh phúc" gắn với các hoạt động thực tế của ngành giáo dục Thủ đô
    Hàng trăm học sinh cùng các giáo viên tại các trường THPT trên toàn thành phố Hà Nội hào hứng cổ vũ cho các tác phẩm thể loại hòa tấu và đệm hát do các em học sinh thuộc các ban/nhóm nhạc thể hiện tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam; qua đó cho thấy hiệu quả của Liên hoan các ban nhạc, nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông thành phố Hà Nội lần thứ II năm 2025 do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức đã có sức thu hút và lan tỏa rộng rãi, góp phần xây dựng trường học hạnh phúc mà ở đó tình cảm giữa thầy và trò, giữa các em học sinh với nhau thực sự gắn kết và gần gũi.
Đừng bỏ lỡ
“Trà” của đạo diễn Lê Hoàng bất ngờ rời đường đua phim Tết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO