Văn hóa – Di sản

Tôn vinh vẻ đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Hương Giang 18/03/2024 20:51

Chiều ngày 18/3/2024, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với họa sĩ, nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê tổ chức Lễ khai mạc triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” tại 36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tranh dân gian Hàng Trống là một trong ba dòng tranh dân gian độc đáo của miền Bắc, mang đậm dấu ấn văn hiến của Thăng Long - Hà Nội, kết tinh nhiều giá trị thẩm mỹ, tinh thần và tín ngưỡng của người Kinh kỳ xưa, là vốn di sản quý báu của dân tộc ta.

z5261800710688_e74193d9211a86740b27f6f5d1559052.jpg
Bà Nguyễn Thị Tuyết, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm.

Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm, bà Nguyễn Thị Tuyết - Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam nhận định: “Với người Hà Nội xưa, món ăn tinh thần không thể thiếu, thú chơi tao nhã không thể không nhắc tới đó là tranh dân gian Hàng Trống. Tranh truyện dân gian Hàng Trống thể hiện sinh động, tinh tế, tiêu biểu cho nghệ thuật tạo hình độc đáo của dân tộc. Trước nguy cơ thất truyền mai một của các dòng tranh dân gian, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam hi vọng triển lãm này sẽ là cơ hội tuyệt vời để công chúng kết nối, chiêm ngưỡng, cảm nhận rõ hơn những giá trị của dòng tranh Hàng Trống truyền thống”.

z5261800710332_e2123a156bc77fc3e86013cd37890d01.jpg
Triển lãm thu hút nhiều công chúng.

Trong không gian của triển lãm, công chúng được thưởng thức 40 bức tranh thuộc 10 bộ tranh truyện là những tích truyện cổ quen thuộc trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt. Đây là bộ sưu tập mà theo nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê, chúng được sáng tạo từ thế kỷ 19 cho tới trước những năm 1945, đến nay đã có tuổi đời hơn 100 năm. Điểm đặc biệt của những bức tranh chính là giá trị thẩm mỹ, sự tinh tế của kỹ thuật in khắc gỗ, kỹ thuật pha màu. Chúng là kết tinh giá trị nhân văn và bản sắc văn hoá độc đáo của người xưa.

Tại sự kiện họa sĩ, nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê trao tặng cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam bộ tranh Chiêu Quân cống Hồ nằm trong bộ sưu tập tranh được giới thiệu trong triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.

z5261647289931_bb1f6fe68f6683aec8ad28d2d4b3b0a1.jpg
Họa sĩ, nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê chia sẻ tại lễ khai mạc triển lãm.

Về lý do trao tặng tác phẩm quý này cho Bảo tàng, hoạ sĩ, nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê chia sẻ: Bộ tranh Chiêu Quân cống Hồ là một trong những tác phẩm có giá trị xã hội rất lớn. Các nhân vật nữ được thể hiện trong bộ tranh đều là những bậc Nữ nhi – Anh kiệt chuyển tải được tinh thần của truyện và ý tưởng của tác giả; ca ngợi những tấm gương trung, hiếu, tiết, nghĩa, nhằm đề cao giáo dục về những về những nhân cách đẹp mà trong xã hội nào cũng cần bồi đắp, xây dựng.

Là người trực tiếp chứng kiến quá trình gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của cha mình, chị Ánh – con gái nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê xúc động chia sẻ về niềm đam mê, lý tưởng của ông cũng như cách ông vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để duy trì, bảo vệ lẽ sống của bản thân.

“Gia đình tôi từng di chuyển chỗ ở nhiều nơi và lần nào cũng vậy, điều mà bố tôi luôn ưu tiên, lưu tâm trước nhất đó là những bức tranh mà ông sưu tập. Đó là lý do mà bộ sưu tập của ông có mặt tại bảo tàng hôm nay. Gia đình chúng tôi luôn trân trọng và ủng hộ lựa chọn ông”, chị Ánh bộc bạch.

z5261647207706_0f1aac5c17b34cf87bce57a31530d187.jpg
Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm.

Đến dự lễ khai mạc triển lãm, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương - Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam bày tỏ niềm vui khi triển lãm có sự góp mặt của nhiều gương mặt trẻ. “Điều này làm cho chúng ta hi vọng về một tương của dòng tranh dân gian truyền thống, sẽ không đứt gãy mà sẽ được thế hệ trẻ tiếp nối quan tâm, giữ gìn và phát huy…”, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương nhấn mạnh./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Tiếp thêm sức sống cho nghề truyền thống Thủ đô
    Là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân và người làm nghề truyền thống Hà Nội đang không ngừng sáng tạo trong công tác gìn giữ, bảo tồn các làng nghề. Sự sáng tạo không chỉ mang lại một diện mạo mới, một sức sống mới cho các làng nghề mà còn gợi mở những không gian trải nghiệm văn hóa mới cho người dân Thủ đô và du khách.
  • Khởi công xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền
    Sáng 26/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công dự án xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh).
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Hà Nội: Thêm 9 di tích được xếp hạng cấp thành phố
    Ngày 10/6, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2859/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
  • Công nhận hội Lim ở Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Hội Lim là nơi các giá trị lịch sử, tín ngưỡng và đặc biệt là Dân ca Quan họ Bắc Ninh được thực hành, bảo tồn và lan tỏa, thể hiện tính gắn kết bền chặt và tinh tế giữa các làng Quan họ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc trong vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Từng bước đưa phường Hà Đông (mới) phát triển ngày càng hiện đại, văn minh, giàu đẹp
    Thay mặt Thành ủy Hà Nội, đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí Thường trực Thành ủy Hà Nội đã trao các Quyết định, Nghị quyết của Thành phố về công tác nhân sự tại phường Hà Đông (mới) để phường vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7/2025.
  • Xây dựng hệ thống chính trị phường Dương Nội (mới) tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại
    Chiều 30/6, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong làm Trưởng đoàn công tác của Thành phố, dự lễ trao các quyết định của Thành phố Hà Nội về công tác cán bộ thuộc Đảng ủy – HĐND – UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Dương Nội (mới).
  • “Tiết kiệm thông minh – làm chủ tài chính” cùng VietinBank
    Bạn đang ở giai đoạn khởi đầu của sự nghiệp, xây dựng gia đình nhỏ hay lên kế hoạch cho tương lai của con trẻ? Hãy để VietinBank đồng hành cùng bạn trên hành trình làm chủ tài chính với các sản phẩm Tiết kiệm online trên iPay linh hoạt, giải pháp tối ưu cho thế hệ trẻ chủ động, hiện đại và thông minh.
  • Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
    Từ 1/7, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương 2 cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp 'sổ đỏ'; định mức xe ô tô phục vụ công tác chung ở cấp xã; chuyển đổi mã số thuế cá nhân sang số định danh cá nhân...
Đừng bỏ lỡ
Tôn vinh vẻ đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO