Toàn cảnh 12 sân vận động World Cup 2018

Thương Nguyệt/HNM Ảnh: The Guardian| 06/12/2017 10:30

Lễ bốc thăm chia bảng World Cup 2018 đã kết thúc với 32 đội chia đều cho 8 bảng. Toàn bộ 64 trận đấu tại Nga hè năm sau sẽ diễn ra trên 12 sân vận động, tại 11 thành phố của "xứ Bạch Dương".

Toàn cảnh 12 sân vận động World Cup 2018

Sân Kazan Arena: Nằm tại thành phố Kazan được mệnh danh là "thủ đô thể thao" của Nga, sân Kazan có sức chứa 45.379 chỗ, được hoàn tất xây dựng vào tháng 7-2013 với tổng chi phí 439,9 triệu USD. Đây là nơi diễn ra các trận đấu bảng C, B, H, F, vòng 1/16 và tứ kết.

Toàn cảnh 12 sân vận động World Cup 2018

Sân Ekaterinburg Arena: Được nâng cấp từ sân cũ xây dựng năm 1957 và dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 12-2017. Sân có sức chứa 35.696 chỗ với tổng chi phí 215 triệu USD là nơi diễn ra các trận ở bảng A, C, H, F. Giải vô địch thế giới trượt băng tốc độ năm 1959 là sự kiện thể thao quy mô nhất được tổ chức tại sân này.

Toàn cảnh 12 sân vận động World Cup 2018

Sân Fisht: Hoàn thành tháng 12-2013 với tổng chi phí xây dựng 519 triệu USD. Sân có sức chứa 47.659 chỗ ngồi là nơi diễn ra các trận thuộc bảng B, G, F, C, vòng 1/16 và tứ kết. Sân là địa điểm tổ chức nhiều sự kiện thể thao quan trọng, điển hình là Olympics và Paralympics mùa Đông 2014.

Toàn cảnh 12 sân vận động World Cup 2018

Sân Kaliningrad: Dự kiến hoàn thành trong tháng 12-2017, có sức chứa 35.212 chỗ ngồi với tổng chi phí xây dựng 300 triệu USD. Kaliningrad được xây dựng dựa trên thiết kế của sân Allianz. Sân nằm trên đảo Oktyabrsky về phía Đông của trung tâm thành phố Oktyabrsky. Các trận đấu bảng D, E, B, G sẽ diễn ra trên sân này.

Toàn cảnh 12 sân vận động World Cup 2018

Spartak: Với tổng chi phí 430 triệu USD, sân hoàn thành vào tháng 9-2014, đạt sức chứa 45.360 chỗ ngồi. Điểm nổi bật nhất sân là bức tượng dũng sĩ giác đấu Spartacus đặt trước lối ra vào. Các trận đấu thuộc bảng D, H, G, E và vòng 16 sẽ diễn ra tại đây.

Toàn cảnh 12 sân vận động World Cup 2018

Luzhniki: Được hoàn thành tháng 6-2017, sân có sức chứa 80.000 chỗ với 400 triệu USD tổng chi phí xây dựng. Luzhniki là nơi diễn ra các nội dung thi đấu của Olympics 1980, chung kết Cúp C3 1999, chung kết Champions League 2008 và giải Vô địch Điền kinh thế giới 2013. Trận khai mạc và chung kết World Cup 2018 sẽ diễn ra trên sân này, vào các ngày 14-6 và 15-7 năm sau.

Toàn cảnh 12 sân vận động World Cup 2018

Nizhny Novgorod: Dự kiến hoàn thành trong tháng 12-2017, sân được đầu tư 290 triệu USD và có sức chứa 44.899 chỗ ngồi. Sân nằm ở quận Strelka, phía Tây thành phố Nizhny Novgorod, ngay cạnh 2 dòng sông Volga và Oka đầy thơ mộng. Các trận đấu thuộc bảng F, D, G, E, vòng 1/16 và tứ kết sẽ diễn ra tại sân này.

Toàn cảnh 12 sân vận động World Cup 2018

Rostov Arena: Đạt sức chứa 45.145 chỗ ngồi với tổng chi phí 330 triệu USD và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2017. Sân Rostov nằm bên bờ sông Don, được khởi công từ cuối năm 2014 sẽ là nơi diễn ra các trận ở bảng E, A, F, D và vòng 1/16.

Toàn cảnh 12 sân vận động World Cup 2018

Saint Petersburg: Hoàn thành vào tháng 4-2017, có sức chứa 64.287 chỗ ngồi với tổng chi phí đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD. Sân được thiết kế theo hình dạng một tàu vũ trụ với tầm nhìn hướng ra Vịnh Phần Lan tuyệt đẹp. Các trận thuộc bảng B, A, E, D, vòng 1/16, bán kết và tranh giải 3 diễn ra tại sân này.

Toàn cảnh 12 sân vận động World Cup 2018

Samara Arena: Dự kiến hoàn thành đầu năm 2018, sân có chi phí xây dựng 320 triệu USD với 44.807 chỗ ngồi. Ban đầu sân dự tính được xây dựng trên 1 hòn đảo ngoài thành phố Samara nhưng vấp phải sự phản đối của người dân địa phương. Các trận bảng E, A, C, H, vòng 1/16 và tứ kết diễn ra tại đây.

Toàn cảnh 12 sân vận động World Cup 2018

Mordovia Arena: Là nơi diễn ra các trận thuộc bảng C, H, B, G. Sân Mordovia có sức chứa 44.442 chỗ ngồi, dự kiến hoàn thành đầu năm 2018 với tổng chi phí 300 triệu USD. Sân được thiết kế với tông màu sáng, phản ánh nền nghệ thuật và thủ công của vùng Mordovia.

Toàn cảnh 12 sân vận động World Cup 2018

Volgograd Arena: Được đầu tư 280 triệu USD, đạt sức chứa 45.458 chỗ và dự kiến hoàn tất vào đầu năm 2018. Các trận bảng G, D, A và H sẽ diễn ra tại đây.

(0) Bình luận
  • [Video] Rộn ràng sắc xuân chùa Bối Khê - Di tích Quốc gia đặc biệt của Thủ đô
    Sáng ngày 7/2 (tức mùng 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Huyện uỷ - HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thanh Oai đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt chùa Bối Khê, đồng thời khai hội chùa Bối Khê xuân Ất Tỵ 2025 với nhiều hoạt động đặc sắc.
  • [Video] Đậm đà bản sắc Tết Việt làng cổ Đường Lâm - Hà Nội
    Tết Nguyên đán Ất Tỵ đã đến với người người, nhà nhà trên đất nước hình chữ S. Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội) cũng đã ngập tràn sắc xuân, Tết cổ truyền với không khí rộn ràng của múa lân sư, biểu diễn nghệ thuật truyền thống hay hình ảnh ông đồ cho chữ bên đình làng, mâm cỗ có đủ thịt mỡ dưa hành, bánh chưng xanh…
  • [Video] Thủ đô Hà Nội rực sắc cờ hoa trong ngày thu lịch sử
    Trong những ngày mùa thu lịch sử kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, từng ngõ nhỏ, phố nhỏ của Hà Nội như khoác lên mình tấm áo mới với sắc cờ hoa khắp phố phường. Đặt chân đến nơi đâu ở Hà Nội thời điểm này cũng thấy cờ Đảng, cờ Tổ quốc, hồng kỳ phấp phới bay trong gió, trên các tuyến đường những biểu ngữ, băng rôn lan tỏa hình ảnh Thủ đô Vì hòa bình, Thành phố Sáng tạo… thêm một lần nữa khẳng định ý nghĩa lịch sử đặc biệt của ngày giải phóng Thủ đô đối với Hà Nội cùng như người dân cả nước.
  • [Video] Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Hà Nội - Bản hùng ca phố” tại Khu di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
    Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), UBND Thành phố Hà Nội phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật đặc biệt “Hà Nội - Bản hùng ca phố” tại Khu di sản thế giới Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội, biểu tượng văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến, địa điểm mang ý nghĩa lịch sử quan trọng với Lễ Chào cờ đầu tiên của Thủ đô Giải phóng được tổ chức vào 15h ngày 10/10/1954. Chương trình diễn ra vào 20 giờ ngày 10/10, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, VTVGo - Đài Truyền hình Việt Nam.
  • [Video] Khắc họa thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội qua 500 hình ảnh, tài liệu
    Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng 4/10 tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội khai mạc Triển lãm với chủ đề “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”.
  • Góc nhìn văn hóa số 14
    NHN – Chùa Hương thuộc ngoại thành Thủ đô Hà Nội, từ lâu đã nổi tiếng là một điểm đến tâm linh Phật giáo hàng đầu Việt Nam. Mỗi năm, có rất nhiều du khách trong nước và quốc tế đến đây để hành hương, cầu an, cầu may cũng như thưởng ngoạn những phong cảnh đẹp tựa tranh vẽ của vùng đất này. Trong chuyên mục Văn hóa xưa và nay mời quý vị cùng tìm hiểu về chùa Hương - một điểm đến tâm linh nổi tiếng trong những ngày đầu xuân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhà văn Bùi Tiểu Quyên ra mắt sách mới viết cho thiếu nhi - "Xám Ngố đi thành phố"
    Sau thành công của “Cà Nóng chu du Trường Sa” và “Hùm Xám qua sông”, nhà văn Bùi Tiểu Quyên tiếp tục ghi dấu trong lòng độc giả với “Xám Ngố đi thành phố” - phần hai tiếp nối hành trình của chú chó đặc biệt mang sứ mệnh lưu giữ ký ức và sẻ chia tình yêu thương. Tác phẩm do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành, ra mắt đúng dịp Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4, cũng là dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • "Thành phố Hồ Chí Minh – Giờ khắc số 0": Lịch sử Việt Nam qua góc nhìn báo chí quốc tế
    Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt bạn đọc cuốn sách “Thành phố Hồ Chí Minh - Giờ khắc số 0 - Những phóng sự về kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm”. Đây là một ấn phẩm đặc biệt không chỉ tái hiện thời khắc lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam qua góc nhìn của các nhà báo quốc tế mà còn là minh chứng sống động cho giá trị của sự thật, của ký ức và của niềm tin vào một tương lai hòa bình sau những năm tháng chiế
  • Nhiều bộ phim cách mạng được chiếu miễn phí tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất non sông
    “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… những bộ phim sống cùng lịch sử sẽ được công chiếu cho khán giả Thủ đô trong chương trình Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) tại Rạp Ngọc Khánh (523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội).
  • Phát động phong trào thi đua triển khai công tác tuyên truyền, vận động GPMB dự án trọng điểm
    Để triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 36-CT/TU, ngày 28/11/2024 của Thành ủy “Về đẩy mạnh công tác dân vận trong công tác quy hoạch; công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
  • “Yêu lắm Việt Nam” – Khi công nghệ thắp sáng tình yêu đất nước
    Chiều 17/4, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân chính thức công bố triển khai dự án “Yêu lắm Việt Nam” – một sáng kiến ứng dụng công nghệ số kết hợp chip NFC (kết nối không dây tầm ngắn) để lan tỏa tình yêu quê hương, quảng bá các địa danh lịch sử, văn hóa và du lịch khắp mọi miền Tổ quốc. Đây là món quà đầy ý nghĩa nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Đừng bỏ lỡ
Toàn cảnh 12 sân vận động World Cup 2018
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO