"Tình người Hà Nội" ra đời trong bão dịch

Hà Khánh Minh| 08/10/2021 09:43

Ca khúc “Tình người Hà Nội” được Nhà báo Tào Khánh Hưng - Phó Tổng biên tập Báo Xây dựng viết trong hoàn cảnh đặc biệt đó là những ngày Nhân dân Thủ đô Hà Nội đang tập trung chống dịch Covid 19, thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội.


Trong ca khúc thông qua ca từ, giai điệu đã thấy hình ảnh Hà Nội đường phố vắng lặng lạ thường không có một bóng người, nhà ai nhà ấy cửa đóng then cài. Một hình ảnh chưa bao giờ thấy ở Hà Nội và đó chính là ý tưởng để “Tình người Hà Nội” ra đời.

“Hà Nội ơi, tôi nhớ những ngày qua

Phố chợ đông người tàu xe tấp nập

Mùa thu về thơm hương làng cốm

Và Hồ Gươm xanh như mắt em…”

Về bố cục bài hát được chia làm hai phần: khổ A & khổ B và được viết theo nhịp 2/4, giai điệu trữ tình.

Khổ A, đó là dòng tự sự có chút buồn, thương tiếc nuối về những những ngày phố phường đông vui bỗng nhiên vắng lặng: “Phố Phan Đình Phùng em có còn nhặt nắng? Phủ Tây Hồ đường về phố vắng, mùa sen còn thắm mà anh xa em”.

Ở khổ B, tiết tấu được đẩy nhanh lên cao trào sâu lắng, diễn tả nội dung cần nói trong ca khúc.

“Hà Nội ơi, đai dịch âm thầm bùng phát lây lan

Gianh giới tử thần trong từng hơi thở

Mong mạnh kiếp người sinh tử

Trong nỗi đau sáng lên tình yêu con người”

Nhà báo Tào Khánh Hưng với ca sĩ Hoàng Long diễn viên Đoàn Văn công Quân khu 1 - Bộ Quốc phòng trong trường quay Truyền hình Nhân dân.

Đây chính là ý đồ của tác giả, muốn thức tỉnh đến ý thức mọi người khi mà dịch bệnh bùng phát, nếu chúng ta chủ quan, lơ là không thực hiện nghiêm “khẩu hiệu 5k + tiêm vắcxin” thì tai họa khó lường sẽ ập đến bất cứ lúc nào “Ranh giới tử thần trong từng hơi thở”. Covid bùng phát ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế - xã hội đất nước, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam chịu thiệt hại nặng nề; nhiều gia đình mất người thân… Trong mất mát đau thương ấy, thì nghĩa cử cao đẹp, sự chia sẻ đùm bọc về vật chất lẫn tinh thần của người dân Hà Nội và Nhân dân cả nước lại nhân lên tạo lên phong trào, sức mạnh lan tỏa rộng khắp. Sự cảm thông sẻ chia về vật chất lẫn tinh thần ấy; dù chỉ là túi gạo, thùng mì tôm, bó rau, gói bánh, xuất cơm tình nghĩa … nhanh chóng gửi tới bà con trong khu cách li, tới các chiến sĩ áo trắng, áo xanh ngày đêm trong tâm bão dịch thật ấm lòng.

Trong ca khúc đã thể hiện lòng tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của Nhân dân trong phòng chống dịch thì Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phố cả nước nhất định sẽ chiến thắng đại dịch covid 19.

“Bão dịch qua rồi, bình yên về đích

Vang khúc khải hoàn Hà Nội mến yêu ơi…”

Nhà báo Tào Khánh Hưng cho biết, sau khi viết xong lời và giai điệu, tác giả trao đổi với nhạc sĩ phối khí để làm bản hòa âm nhanh nhất. Xong bản phối âm mới chỉ được nửa công việc còn phải tìm người hát. Mà trong thời gian giãn cách xã hội thì việc tìm ca sĩ không dễ chút nào, các phòng thu âm trong thành phố cũng không được phép hoạt động, ca sĩ người thì về quê chống dịch hoặc ai ở đâu ở đấy.

Cuối cùng thì cũng tìm được ca sĩ thể hiện; đó là ca sĩ Hoàng Long - diễn viên Đoàn Văn công Quân khu 1 đang "cắm trại" tại nhà. Nhận được bản nhạc beat, bản kí âm qua gmail; ca sĩ reo lên qua điện thoại “Ca khúc hay, giai điệu đẹp, tình người quá". Đúng là Hoàng Long được rèn luyện trong môi trường Quân đội nên nhận lời là lao vào tập vỡ bài, thu âm và hoàn chỉnh ca khúc thành một tác phẩm ưng ý sớm hơn so với dự định của tác giả. Thật lạ, chỉ có trong những ngày giãn cách xã hội mới có, ê kíp làm việc cần mẫn nhưng cả nhóm người gồm: Tác giả, Nhạc sĩ phối khí, ca sĩ hát bài và chủ phòng thu âm chưa hề biết mặt nhau. Tất nhiên là chỉ trao đổi qua điện thoại và gmail.

Ca khúc ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt với sự quyết tâm, lòng say mê và trách nhiệm của mỗi người đã được mọi người trân trọng, đón nhận. Ngay sau khi "Tình người Hà Nội" xuất hiện trên trang facebook cá nhân nó đã thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn bè, người yêu âm nhạc Thủ đô. Tác giả liên tục nhận được sự cổ vũ, động viên và bài hát được nhiều người chia sẻ. Ca khúc vinh dự được lan tỏa hát vang trên sóng Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội chương trình “Chuyển động Hà Nội chiều 7/9/ 2021”.Chương trình Văn hóa toàn cảnh tối ngày 26/9/2021 của Truyền hình TTXVN đã giới thiệu tác giả và tác phẩm “Tình người Hà Nội”. Niềm vui lại tiếp tục được nhân lên khi kênh Truyền hình Nhân dân (Báo Nhân dân) đã chọn lựa ca khúc này để ghi hình phát trong chương trình đặc biệt: Chào mừng, kỷ niệm 57 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2021).

Nhà báo Tào Khánh Hưng chia sẻ: “Ông rất vui và xúc động khi "Tình người Hà Nội" và một số ca khúc ông viết trong thời gian qua được mọi người đón nhận. Có lẽ tính thời sự trong báo chí đã được áp dụng trong viết ca khúc nên tác phẩm luôn tươi mới hơi thở cuộc sống nên có sức hút người đọc, người nghe”. Ông tiết lộ “Tình người Hà Nội” đã được ông gửi tham dự cuộc thi sáng tác ca khúc với chủ đề “Giai điệu nơi tuyến đầu” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức./.

(0) Bình luận
  • Nhà văn Trần Thùy Mai: Bản sắc Huế và sự chuyển hướng trong sáng tác
    Trong dòng chảy văn học Việt Nam đương đại, nhà văn Trần Thùy Mai - tên khai sinh Trần Thị Thùy Mai (sinh năm 1954) là một trong những cây bút văn xuôi nữ ấn tượng, bản lĩnh và tài năng. Sau gần ba phần tư thế kỷ sống và viết với hàng loạt tác phẩm (truyện ngắn, nghiên cứu, tản văn và tiểu thuyết), nữ sĩ được bạn đọc nhớ đến bởi lối viết nhẹ nhàng, tinh tế mà sâu sắc.
  • Ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn”
    Nhà phê bình văn học Phạm Phú Phong cùng các cộng sự giới thiệu và ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn” tại TP Huế.
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • Tái bản cuốn sách “Tham nhũng: Mưu mô và trừng phạt” của nhà báo Hà Hồng Hà
    Nhằm góp phần tuyên truyền, phổ biến thông tin, tài liệu về phòng, chống tham nhũng đến bạn đọc, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật tái bản có sửa chữa, bổ sung cuốn sách “Tham nhũng: Mưu mô và trừng phạt” của nhà báo Hà Hồng Hà.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt
    Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1473/QĐ-TTg ngày 26/11/2024 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 16) đối với 6 di tích.
  • Thơ truyền thống trong thời đại số
    Thơ truyền thống là loại thơ viết theo đúng niêm luật, thường bó buộc trong các thể loại: Lục bát, Đường luật (Nhất, tam ngũ bất luận), song thất lục bát, thơ (bốn, năm, sáu, bẩy, tám) chữ… phải có vần điệu, cấu tứ rõ ràng và ngôn từ là phương tiện để nhà thơ biểu đạt, giãi bày tình cảm, tư tưởng tinh thần của tác giả. Trong thời đại số, thơ truyền thống vẫn được nhiều tác giả tiếp nối nhưng theo một hình thức mới, nội dung mới và nhà thơ không bị giới hạn bởi bất kỳ khuôn phép nào.
  • Hà Nội phát động phong trào thi đua chào mừng Đại hội Đảng các cấp
    UBND thành phố Hà Nội đã có Kế hoạch số 343/KH-UBND ngày 26-11 về việc tổ chức các phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn năm 2025, chào mừng đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ XVIII của Đảng bộ thành phố Hà Nội và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
  • Biểu tượng âm nhạc thế kỷ 21 Imagine Dragons sẽ mang gì tới Lễ trao giải VinFuture 2024?
    Sau những màn trình diễn ấn tượng của các ngôi sao hàng đầu thế giới John Legend, Christina Aguilera và Katy Perry 3 mùa trước, sự xuất hiện của ban nhạc biểu tượng ở thế kỷ 21 Imagine Dragons với chất rock hiện đại đầy tính đột phá, được kỳ vọng sẽ mang tới sắc màu mới cho sân khấu Lễ trao giải khoa học công nghệ toàn cầu VinFuture 2024.
  • Hà Nội phê duyệt dự án xây dựng Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong tại quận Hà Đông
    Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành phố Hà Nội là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu lý luận chính trị của Đảng và Thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
"Tình người Hà Nội" ra đời trong bão dịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO