Tín hiệu vui cho thơ thiếu nhi

HNM| 19/10/2021 08:34

Việc nhà thơ Nguyễn Phong Việt - được đánh giá là “hiện tượng xuất bản” khi đều đặn ra mắt những tập thơ cho giới trẻ bán được hàng chục nghìn bản in - ra mắt tập thơ song ngữ dành cho thiếu nhi mang tên “Những chiếc ghế trong căn bếp nhỏ - Chairs in a small kitchen”, có thể coi là tín hiệu vui ở địa hạt quan trọng, song ít người “canh tác” này.

“Những chiếc ghế trong căn bếp nhỏ” gồm 30 bài thơ xoay quanh tình cảm gia đình, những câu chuyện thường ngày nhẹ nhàng, tình cảm, vui tươi. Tác giả Nguyễn Phong Việt chia sẻ, viết cho độc giả nhí cực kỳ ý nghĩa, nhưng cũng rất khó. Tác giả không dùng những trải nghiệm của bản thân hay những điều ẩn dụ, câu chữ như thơ cho người lớn, mà viết bằng góc nhìn của con trai mình.

Nhà thơ Nguyễn Phong Việt cũng tâm sự, bước vào địa hạt thơ thiếu nhi là vì con trai. Anh thấy rằng, sách cho thiếu nhi của tác giả nước ngoài đa dạng và phong phú, được đầu tư chu đáo, chuyên nghiệp. Trong khi đó, tác phẩm văn học thiếu nhi của tác giả Việt Nam những năm trở lại đây rất ít. Độc giả nhỏ tuổi không có nhiều sự lựa chọn. Đây không phải lần đầu nhà thơ Nguyễn Phong Việt ra mắt thơ cho thiếu nhi. Năm 2018, anh có tập thơ song ngữ “Xin chào những buổi sáng” dành cho đối tượng này. Cuốn sách cũng tạo nên hiện tượng văn học thiếu nhi lúc bấy giờ, khi bán được hàng nghìn bản in.

Đúng như nhà thơ Nguyễn Phong Việt chia sẻ, địa hạt văn học thiếu nhi chưa được nhiều tác giả Việt Nam chuyên tâm đầu tư. Sự dấn thân của “hiện tượng xuất bản” Nguyễn Phong Việt với thế mạnh không chỉ ở nội dung tác phẩm, mà còn cả cách thức phát hành, hy vọng sẽ là tín hiệu vui, tạo nên cú hích cho mảng sáng tác này, đem đến cho các em nhỏ nhiều “món ăn tinh thần” mới, thúc đẩy sự đa dạng, phong phú của văn học, nhất là thơ cho thiếu nhi.

(0) Bình luận
  • Đổi mới thi ca cũng không được xa lạ với con người
    Cuộc đối thoại của nhà thơ với thời đại trong thơ ca mang lại hy vọng, nâng cao giá trị con người ngay cả trong thời điểm bi tráng nhất của lịch sử hoặc thời khắc đau khổ nhất của mỗi một số phận. Một nhà thơ đích thực phải biết dùng ngôn ngữ của thơ để chạm vào tâm hồn con người. Không chỉ bằng sự phá vỡ sắc cạnh của lý trí, ngôn ngữ đó cần có thêm cảm xúc của trái tim - những cảm xúc được tái hiện từ chất liệu đời thường.
  • Thú vị ngôn từ
    Nhà văn viết truyện ngắn, tiểu thuyết nếu chỉ kỳ công ở việc tạo cốt truyện, kết cấu tác phẩm, xây dựng nhân vật cùng các mối quan hệ, số phận con người mà quên mất trau chuốt ngôn từ thì sẽ giảm đi nhiều phần giá trị tác phẩm. Để thỏa mãn bạn đọc thì rất cần những trang viết hấp dẫn, lôi cuốn bởi ngôn từ, như miêu tả người và cảnh, diễn đạt trữ tình nội tâm…
  • Mùa xuân vãn chuyện bút danh
    Bút danh của nhà báo, nhà văn Việt Nam là một chủ đề phong phú, độc đáo. Đó không chỉ là một cái tên, mà còn ẩn chứa câu chuyện riêng, gắn liền với kỷ niệm, tình cảm và sự sáng tạo. Dù tên thật hay ngẫu nhiên, mỗi bút danh đều phản ánh một phần tâm hồn và hành trình của người viết.
  • Rắc rối con số
    Số 0. Cách viết số 0 đặt trước một, hai số khác (hoặc cả dãy số) đã có từ lâu. Đã nhiều năm rồi ít thấy. Mới đây, cách viết ấy lại xuất hiện nhiều, tạo thuận lợi cho đời sống xã hội thời đổi mới - hội nhập, nhưng cũng gây ra không ít phiền toái và hài hước.
  • Nói chệch, viết trật
    Chữ viết sai chính tả do một số nguyên nhân, mà nguyên nhân chính là phát âm không chuẩn (có nơi không sửa được tật nói ngọng). Bài viết này chỉ nêu một số trường hợp dễ thấy nhất.
  • Tác phẩm văn học chuyển thể thành phim - nhìn từ "Đất rừng phương Nam"
    Bộ phim điện ảnh “Đất rừng phương Nam” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, đã vượt mốc 100 tỷ doanh thu phòng vé sau hơn 10 ngày công chiếu.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
  • Chợ Bến Thành được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố
    Chợ Bến Thành là một trong những địa danh tiêu biểu của TP HCM, lịch sử hình thành chợ gắn liền với đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn.
Đừng bỏ lỡ
Tín hiệu vui cho thơ thiếu nhi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO