Hoạt động hội

Tiểu thuyết lịch sử và những chuyển động

Yến Ly 26/08/2023 17:52

Sáng ngày 26/8/2023, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Tiểu thuyết lịch sử - những chuyển động”. Đến dự có đại diện Ban Chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội cùng đông đảo văn nghệ sĩ, hội viên.

Tại buổi tọa đàm, hai diễn giả là nhà văn Hoàng Quốc Hải và nhà văn Phùng Văn Khai đã có những chia sẻ xoay quanh những vấn đề trong sáng tác tiểu thuyết lịch sử.

toa-dam-ttls.jpg
Quang cảnh buổi tọa đàm.

Nhà văn Hoàng Quốc Hải được biết đến với 2 bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ là Bão táp triều Trần (6 tập) và Tám triều vua Lý (4 tập). Còn nhà văn Phùng Văn Khai ghi dấu ấn với 7 tiểu thuyết lịch sử đã xuất bản là Phùng vương, Ngô vương Nam đế Vạn Xuân, Triệu vương phục quốc, Lý Đào Lang vương, Lý Phật Tử định quốc, Trưng Nữ Vương.

Chia sẻ quan niệm về sự thật lịch sử và hư cấu lịch sử, nhà văn Hoàng Quốc Hải cho biết, trong những tác phẩm viết về lịch sử của ông, “viết theo lịch sử 100%, mà cũng hư cấu 100%”. Nói về những “trường phái” trong sáng tác tiểu thuyết lịch sử, nhà văn Hoàng Quốc Hải chia ra ba loại chính: truyện viết theo chính sử, truyện viết theo dã sử và truyện đứng ở góc nhìn trung lập – không theo chính sử mà cũng không viết theo lối dã sử.

Dã sử vốn là những câu chuyện kể không theo trình tự lịch sử mà theo lối kể của dân gian. Vì thế, sự yêu ghét dành cho các nhân vật cũng hoàn toàn cảm tính, tùy theo tình cảm của dân gian. Đây là lối kể sử cổ đại Hy Lạp. Còn chính sử là những sự kiện, câu chuyện lịch sử có trình tự thời gian, được ghi chép lại trong sử sách và lưu truyền chính thống.

nha-van-chuc-mung-nha-van.jpg
Nhà văn Hoàng Quốc Hải chúc mừng nhà văn Phùng Văn Khai vì những thành tựu về sáng tác tiểu thuyết lịch sử. Ảnh: Thành Duy.

Nhà văn Hoàng Quốc Hải cho rằng, những tác phẩm dù theo lối dã sử hay chính sử hay phong cách sáng tác nào đi chăng nữa thì nhà văn cũng không phải là đầy tớ của sử gia, mà phải là bậc thầy giải mã lịch sử. Nhà văn là người có thể tái tạo lịch sử và gương mặt xã hội thông qua tư tưởng của các nhân vật lịch sử hay hư cấu. Tiểu thuyết lịch sử trên thế giới có thể kể đến như Đông Ki Sốt hay Chiến tranh và hòa bình. Đông Ki Sốt dù là nhân vật hư cấu, nhưng tư tưởng nhân vật và bối cảnh xã hội thì hoàn toàn chân thực. Còn Chiến tranh và hòa bình, hoàn toàn đi theo khung thời gian, sự kiện của chính sử, nhưng vẫn rất cuốn hút vì không lệ thuộc quá vào lịch sử.

Còn theo nhà văn Phùng Văn Khai, nếu chia ra các dòng trong tiểu thuyết lịch sử, còn có thể nhắc tới trường phái “võ hiệp Kim Dung”. Kim Dung, một nhà văn người Trung Quốc, đã rất thành công trong việc tái hiện chính trị, xã hội, đời sống con người Trung Quốc qua các thời kỳ Tống, Nguyên, Minh, Thanh thông qua các tiểu thuyết kiếm hiệp. Dù lượng hư cấu trong các tác phẩm này là rất lớn nhưng cũng rất tôn trọng lịch sử. Và ở Việt Nam, dòng tiểu thuyết này cũng đã xuất hiện từ trước những năm 75.

Từ góc nhìn của một người viết tiểu thuyết lịch sử với danh sách tác phẩm dày đặc trong những năm qua, nhà văn Phùng Văn Khai ví von không khí sáng tác với đề tài lịch sử trong văn chương giống như không khí của bóng đá – đó là không khí mà ai cũng muốn ra sân và hoàn toàn chủ động.

Buổi tọa đàm đã thu hút nhiều ý kiến, chia sẻ đến từ các nhà phê bình và những người yêu tiểu thuyết lịch sử như thiếu tướng Phạm Tiến Luật, nhà phê bình Vũ Nho, Đỗ Ngọc Yên, nhà văn Trần Gia Thái và nhiều người khác. Các ý kiến đều đồng tình cho rằng, văn chương và lịch sử có mối quan hệ ràng buộc lâu dài. Chính văn chương làm cho lịch sử thêm hấp dẫn, sinh động và nhiều màu sắc hơn. Còn lịch sử là cái cớ, là bến neo, là chiếc đinh để nhà văn sáng tác. Nhà văn có quyền hư cấu, sáng tạo, giải mã lịch sử nhưng không nên làm sai lệch lịch sử.

Nhà văn Hoàng Quốc Hải ví von người viết truyện lịch sử như một nhà khảo cổ học: Dựa trên một manh mối sự kiện, nhân vật, hay khung xương một loài vật đặc biệt, rồi từ đó lần về theo niên đại, để hình dung ra bối cảnh, đắp thêm những lớp da, khoác thêm chiếc áo và kể lại câu chuyện của riêng mình và hoàn toàn tôn trọng lịch sử, bối cảnh đã xảy ra. Và như vậy, nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử, trước hết phải là một nhà văn hóa, mang sẵn trong mình một nền tảng văn hóa lịch sử phong phú. Đó là tư duy nghi ngờ sử sách, để soi chiếu sự việc được ghi chép lại trong một bối cảnh giả định phù hợp với điều kiện xã hội nhất định, để đi đến những khám phá và giải mã, bởi “nếu đọc sách mà tin theo sách hoàn toàn thì chỉ có vứt”, nhà văn Hoàng Quốc Hải nhấn mạnh.

cac-nha-van-chup-anh-ky-niem.jpg
Các văn nghệ sĩ chụp ảnh kỷ niệm sau tọa đàm.

Nhà văn Trần Gia Thái cũng vô cùng tâm đắc ở tinh thần đọc sách là phải có tư duy nghi ngờ, phản biện sách. Và ông đặc biệt nhắc tới những góc khuất của sử sách thời phong kiến, nhưng cũng là chuyện xảy ra rất bình thường, đó là các sử gia không tránh khỏi bị buộc phải viết theo ý của nhà vua đương triều.

Tổng kết buổi tọa đàm, nhà thơ Bùi Việt Mỹ - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội bày tỏ sự vui mừng trước nhiều ý kiến đóng góp, chia sẻ và bình luận của các văn nghệ sĩ. Theo ông, điều này cho thấy không chỉ các tác giả viết tiểu thuyết lịch sử cùng lúc “muốn ra sân” như nhà văn Phùng Văn Khai ví von, mà sự quan tâm của những người yêu lịch sử và văn học, luôn dõi theo sát sao đề tài này.

Nhà thơ Bùi Việt Mỹ nhấn mạnh: Nhà văn Hoàng Quốc Hải và Phùng Văn Khai, như đại diện của hai thế hệ tiếp nối nhau, nổi trội trong số những tác giả viết tiểu thuyết lịch sử hiện nay. Viết tiểu thuyết lịch sử hay truyện lịch sử nói chung, dù theo lối viết nào, phong cách hay trường phái gì, thì điều quan trọng tối ưu đó là tôn trọng lịch sử, thời đại, dữ liệu và nhân vật. Ông cũng cho rằng, nếu đọc một tiểu thuyết lịch sử với tâm thế đang đọc một tiểu thuyết, có lẽ sẽ mở ra những hướng nhìn khác hơn. Và những trao đổi của buổi tọa đàm sẽ bổ khuyết cho các mảng trống trong văn học Thủ đô hiện nay, đồng thời đặt ra nhiều câu hỏi, vấn đề cần suy ngẫm và giải quyết./.

Bài liên quan
  • Giới thiệu, đề cử tác phẩm xét Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2023
    Nhằm tìm kiếm những tác giả, tác phẩm xuất sắc hướng tới Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2023, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam thông báo và trân trọng kính mời các nhà văn cùng bạn đọc cả nước tham gia phát hiện, giới thiệu, tự đề cử tác phẩm văn học xuất sắc.
(0) Bình luận
  • Phát động sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Hà Nội - Đổi mới và phát triển”
    Sáng 14/5, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức lễ phát động Cuộc vận động sáng tác Văn học nghệ thuật với chủ đề “Hà Nội - Đổi mới và phát triển”.
  • Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm: Những câu thơ viết đợi mặt trời
    Sáng ngày 10/5, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm "Những câu thơ viết đợi mặt trời" nhân kỷ niệm ba năm ngày mất của nhà thơ. Tới dự buổi sinh hoạt hôm nay có đại diện ban chấp hành Hội và đông đảo hội viên, văn nghệ sĩ.
  • Vai trò của văn học nghệ thuật Thủ đô qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW
    Sáng 3/5, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức cuộc tọa đàm: “Vai trò của văn học nghệ thuật Thủ đô qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước”. Bên cạnh việc đánh giá những thành tựu, chỉ rõ hạn chế của văn học, nghệ thuật Thủ đô sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33, tọa đàm cũng đã gợi mở nhiều giải pháp trong việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết thời gian tới.
  • Nỗi ám ảnh và sự cách tân trong thơ Nguyễn Việt Chiến
    Sáng ngày 25/4, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm "Tuyển tập thơ: Thơ và trường ca của Nguyễn Việt Chiến", nhìn lại một hành trình thi ca của tác giả và khẳng định những giá trị đặc sắc trong tác phẩm đối với nền thơ ca đương đại của Việt Nam.
  • Tọa đàm “Văn hóa cắm hoa và làm hoa lụa của người Hà Nội”
    Sáng 22/4, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Văn hóa cắm hoa và làm hoa lụa của người Hà Nội”.
  • Đoàn văn nghệ sĩ Thủ đô đi thực tế sáng tác tại Thái Bình
    Triển khai kế hoạch hoạt động 6 tháng đầu năm 2024, trong hai ngày 20 và 21/4/2024, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức chuyến thực tế sáng tác tại tỉnh Thái Bình. Đoàn văn nghệ sĩ Thủ đô do NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội làm Trưởng đoàn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tổ chức Giải Báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VII năm 2024
    “Giải Báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị Thành phố Hà Nội thứ VII - năm 2024”  khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của công tác xây dựng Đảng nói chung, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội nói riêng; Đồng thời thiết thực hưởng ứng Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng - Giải Búa liềm vàng do Ban Tổ chức Trung ương phối hợp tổ chức hằng năm.
  • Ngân vang niềm tự hào dân tộc
    Dàn dựng công phu, các tiết mục múa hát của những cựu Thanh niên xung phong (TNXP) Hà Nội trình diễn tại Trung tâm Văn hóa Thành phố (số 7 Phùng Hưng, quận Hà Đông) tối 13/5, đã khơi dậy niềm tự hào dân tộc, vừa là sự tri ân thế hệ cha anh ngã xuống trong hai cuộc chiến tranh để Việt Nam có được như hôm nay.
  • Thủ đô Hà Nội đã đạt được những kết quả khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực
    Đây là một trong những nội dung được Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đồng chí Đào Duy Tùng (20/5/1924 – 20/5/2024, nguyên Thường trực Ban Bí thư, quê quán xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) diễn ra sáng 13/5.
  • Sáng nay 15/5, khai mạc Kỳ họp chuyên đề HĐND Thành phố Hà Nội khoá XVI
    Sáng nay (15/5) HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 16) để xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền, kỳ họp dự kiến diễn ra trong 1 ngày.
  • Ra mắt sách "Tiếng nói và Kỹ năng thuyết trình"
    Tại buổi tọa đàm và ra mắt sách, MC Thanh Mai đã chia sẻ những câu chuyện sau gần 20 năm làm nghề, truyền động lực cho những bạn trẻ muốn đi theo con đường trở thành MC chuyên nghiệp, cũng như các kỹ năng thuyết trình, diễn thuyết trước đám đông, văn hoá giao tiếp...
Đừng bỏ lỡ
  • Giới thiệu 55 tác phẩm vẽ về Bác của họa sĩ Việt kiều Đào Trọng Lý
    Từ ngày 17/5 đến 22/5/2024 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ” của họa sĩ Đào Trọng Lý.
  • Bồi đắp tình yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ
    Tối 14/5, Chung khảo “Liên hoan Tiếng hát cựu thanh niên xung phong Hà Nội 2024” (cụm 1) tiếp tục diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Thành phố (quận Hà Đông), với những phần trình diễn ca múa nhạc đặc sắc, để lại ấn tượng và góp phần bồi đắp tình yêu quê hương đất nước tới công chúng.
  • Đề xuất không sắp xếp đơn vị hành chính đối với quận Hoàn Kiếm do yếu tố đặc thù
    Kỳ họp Chuyên đề (kỳ họp thứ 16) HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, sẽ diễn ra trong buổi sáng ngày 15/5. Tại Kỳ họp này, HĐND Thành phố dự kiến xem xét, thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 – 2025. Đáng chú ý, quận Hoàn Kiếm thuộc diện sắp xếp nhưng vì yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp.
  • Liên hoan nghệ thuật Sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng
    Liên hoan diễn ra từ ngày 13/5 – 20/5, quy tụ 14 đơn vị nghệ thuật sân khấu trên cả nước với 17 tác phẩm nghệ thuật tham gia. Các tác phẩm sân khấu đem đến liên hoan đa dạng về thể loại, gồm: Kịch nói, nhạc kịch, xiếc, chèo, múa rối, ảo thuật, ca múa kịch.
  • Công nhận Mộc bản ở chùa Dâu (Bắc Ninh) là Bảo vật Quốc gia
    Bộ mộc bản chùa Dâu gồm 107 ván khắc là hiện vật gốc duy nhất, độc bản, toàn vẹn và có tính xác thực với nhiều loại hình văn bản như: truyền thuyết về Phật Tứ pháp, kể hạnh về Phật Tứ pháp, kinh Phật, các nghi lễ cầu mưa, cầu tạnh, cúng tế các vị Tổ chùa...
  • Sao Mai Huyền Trang ra MV "Nợ ân tình để tìm hình của nước" mừng sinh nhật Bác Hồ
    Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Sao Mai Huyền Trang vừa phát hành MV mang tên "Nợ ân tình để tìm hình của nước" của nhạc sỹ Võ Thế Hùng, lời thơ Nguyễn Đăng Quang. MV do đạo diễn Dương Lan Hương thực hiện.
  • Bảy đóa sen “bung nở” giữa dòng Hương Giang mừng Đại lễ Phật đản
    Đón mừng Đại lễ Phật đản - Phật lịch 2568, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hạ thủy 7 đóa hoa sen ra giữa dòng sông Hương thơ mộng.
  • “Dạ Lan Canh”: Hòa mình vào không gian hát quan họ cổ xứ Kinh Bắc
    Tối 13/5, Little Stars – nhóm sinh viên chuyên ngành Quản trị Sự kiện thuộc Khoa Du lịch học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức sự kiện Talkshow & Biểu diễn nghệ thuật “Dạ Lan Canh”.
  • Gìn giữ nét Việt cùng giấy Dó giữa lòng Hà Nội
    Vùng Bưởi xưa nổi danh Hà thành với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó đặc biệt nhất phải kể đến nghề làm giấy dó làng Yên Thái. Nghề làm giấy dó xưa đã đi vào ca dao người Việt, niềm tự hào nét tinh hoa văn hóa của người Kẻ Bưởi: Mịt mù khói tỏa ngàn sương/Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
  • Một ngày với Hồ Tây
    10 giờ đêm, nhận được tin nhắn từ một người bạn cũ: “Hò hẹn mãi cuối cùng em chẳng đến/Chỉ sợ ngày xuân vội vã đi rồi. Xin lỗi phải nhại thơ Hoàng Nhuận Cầm để chuyển tải hết những mong ngóng của anh. Mai là chủ nhật, có rảnh để về Hà Nội với anh không?”. Tôi phì cười. Hò hẹn từ đầu năm sẽ lên thăm anh, nhờ anh làm hướng dẫn viên du lịch một vòng Thủ đô, vậy mà gần 6 tháng trôi qua, lời hẹn vẫn chưa thành hiện thực. Tôi nhìn lịch, nhắn cho anh: “Mai em rảnh, em lên nhé!”. Ngay lập tức anh trả lời: “OK nhé,
Tiểu thuyết lịch sử và những chuyển động
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO