Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, thực hiện và  giải ngân các nguồn vốn

Thu HÆ°Æ¡ng| 02/04/2014 09:16

(NHN) Аó là  thông tin vử hoạt động của Chính phủ của Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Văn Nên thông tin cho báo giới biết tại cuộc họp báo Chính phủ chiửu 1/4.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên đã chủ trì buổi họp báo. Bộ trưởng đã khái quát tình hình hoạt động của Chính phủ trong phiên họp thường kử³ tháng 3. Có thể đánh giá các bộ, ngà nh, địa phương đã hoà n thà nh công tác của Quí I/2014, tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 01 của Chính phủ, đẩy nhanh tiến độ và  bảo đảm chất lượng xây dựng; khắc phục tình trạng nợ đọng; đẩy nhanh hệ thống xây dựng văn bản pháp luật.

Kết quả trong 3 tháng đầu năm, Thường trực Chính phủ đã khẩn trương chỉ đạo triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm 2014. Tình hình cho thấy, kinh tế xã hội có kết quả tích cực các mặt như: An sinh xã hội, cải cách hà nh chính, giải quyết khiếu nại tố cáo, đấu tranh phòng chống tham nhũng, thực hà nh tiết kiệm.

Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, tiếp tục tháo gỡ và  thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Аẩy nhanh tiến độ thực hiện và  giải ngân các nguồn vốn đầu tư phát triển như: Vốn Ngân sách nhà  nước; trái phiếu chính phủ; vốn ODA...

Tiếp tục thực hiện các giải pháp an toà n giao thông từng quý, từng tháng những thông tin truyửn thông.Những nơi nà o phát hiện thì khoanh vùng.

Tại cuộc họp báo, nhiửu câu hửi của các nhà  báo xung quanh câu chuyện Bộ VHTT&DL đăng cai ASIAD 18 của Việt Nam năm 2019; vử tái cấu trúc Tập đoà n VNPT hay Vụ bê bối hối lộ ở dự án đường sắt vử dự án ODA của Nhật Bản; vử kết quả thanh tra các tập đoà n sữa...

Phóng viên báo Người Hà  Nội sẽ lược ghi lại những câu hửi của báo giới và  phần trả lời của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên vử những nội dung trên.

Phóng viên: Xin Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cho biết quy trình để một cơ quan của Chính phủ đăng cai một sự kiện thể thao, văn hóa như thế nà o? Tại phiên họp Chính phủ thường kử³, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng VHTTDL báo cáo vử phương án đăng cai, tổ chức ASIAD. Tuy nhiên, Bộ trưởng VHTTDL đã có phiên giải trình trước UBTVQH cách đây 2 tuần mà  đáng nhẽ phải có báo cáo Chính phủ trước. Liệu hai báo cáo nà y có nội dung gì khác nhau hay không?

Trong phiên họp nà y, Chính phủ có đử cập vấn đử tiêu thụ hà ng hóa nông sản, cụ thể mấy ngà y nay đang có ùn ứ dưa hấu ở cử­a khẩu. Trong bối cảnh chúng ta đang thực hiện triệt để tái cơ cấu nông nghiệp, liệu có giải pháp mới nà o đưa ra để không thể xảy ra tình trạng tương tự?

Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: ASIAD 18 là  sự kiện thể thao lớn của châu á, không chỉ mang ý nghĩa thể thao mà  còn mang ý nghĩa khác. Các nước đăng cai có thể do được phân công hoặc bản thân quốc gia đó thấy có nhu cầu cần tạo một sự kiện để nâng cao hình ảnh đất nước, thu hút du lịch, đầu tư để tạo điểm nhấn, qua đó phát triển các mặt khác.

Theo quy trình đăng cai ASIAD thông thường, từ năm 2010 Bộ VHTTDL đã nắm thông tin, báo cáo với Thường trực Chính phủ để bà n bạc thống nhất chủ trương bắt đầu chuẩn bị việc đăng cai tổ chức ASIAD 18. Sau khi được sự đồng ý vử chủ trương, Bộ VHTTDL phối hợp các ngà nh, địa phương tiến hà nh rà  soát lại các công việc cần và  đủ để tổ chức ASIAD 18. Trước đó chúng ta đã tổ chức các sự kiện lớn nhưng chưa tầm cỡ bằng ASIAD. Sau đó Hội đồng Olympic châu á (OCA) đồng ý để Việt Nam đăng cai.

Giai đoạn hai, chúng ta bắt đầu chuẩn bị. Nhiệm vụ của Bộ VHTTDL cùng các bộ, ngà nh có liên quan, cùng Hà  Nội và  các địa phương lân cận khảo sát lại xem khả năng chúng ta có là m được không. Lúc đó Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nắm kử¹, lắng nghe các ý kiến, sau đó báo cáo Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rồi mới quyết định có đăng cai chính thức hay không. Vử quy trình là  như vậy.

Trong quá trình là m, Bộ VHTTDL nhận được yêu cầu của UBTVQH báo cáo hoạt động thường xuyên, trong đó có việc chuẩn bị  tổ chức ASIAD. Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã báo cáo.

Những ngà y qua, chúng ta nghe rất nhiửu ý kiến của nhân dân, các chuyên gia, những người tâm huyết, có trách nhiệm với đất nước băn khoăn và  đưa ra những hình ảnh minh họa vử việc nên hay không nên đăng cai ASIAD. Trong đó, vai trò báo chí cực kử³ quan trọng. Có những bà i báo sắc sảo, công phu để góp ý Chính phủ trước khi quyết định.

 Sáng nay, Thủ tướng có giao nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ VHTTDL tuần sau báo cáo để Thủ tướng nghe và  quyết định. Chúng ta tin tưởng rằng, từ những thông tin, luận cứ, góp ý chắc chắn Thủ tướng sẽ có kết luận, quyết định có tình, có lý trên cơ sở lắng nghe từ nhiửu phía.

Аối với lĩnh vực nông nghiệp, trong Nghị quyết của Аảng có 3 vấn đử lớn, trọng tâm, đột phá, 3 nhiệm vụ chính trong đó có những mặt bà n bạc vử tái cơ cấu lĩnh vực ngân hà ng, tái cơ cấu vử đầu tư, chuẩn bị trọng tâm vử cải cách hà nh chính, nguồn nhân lực, hạ tầng Sau nà y tình hình diễn biến cho thấy ngà nh Nông nghiệp có những vấn đử chựng lại, mà  đây là  ngà nh nòng cốt, trụ cột của nửn kinh tế, hiện đứng trước khó khăn nhiửu mặt cho thấy cần tái cơ cấu, gắn với phát triển nông thôn.

Tình trạng phóng viên nêu là  hiện nay sản xuất ra hà ng hóa nhưng khó khăn trong tiêu thụ đã nhiửu năm, không chỉ dưa hấu mà  còn cả cá tra, lúa gạo Vì vậy, vừa rồi Thủ tướng đã trực tiếp quyết định mua gạo tạm trữ, giúp nông dân vượt qua khó khăn, khắc phục tình trạng được mùa mất giá. Cũng có thông tin là  chúng ta vẫn đang xử­ lý theo kiểu tình thế và  liệu đó có phải cách xử­ lý tốt nhất không? Hiện nay, Chính phủ đang tính toán tái cơ cấu nông nghiệp. Аây là  một chủ đử lớn, rộng, cần thời gian để bà n bạc thấu đáo. Trong hội nghị tổ chức tại Cần Thơ vừa rồi, những kết luận của Thủ tướng đã yêu cầu chuẩn bị cho các bước tái cơ cấu nông nghiệp chứ không thể giải quyết ngay trong lúc nà y.

Phóng viên:Liên quan đến ASIAD, có nhiửu ý kiến của các chuyên gia ngay cả trong lĩnh vực thể thao cho rằng, Bộ VHTTDL tính toán hiện đã có 80% cơ sở vật chất thể thao nhưng rất nhiửu cơ sở được là m từ Seagame 22, tức là  đã lâu. Bên cạnh đó, mức độ thi đấu của Seagame 22 so với ASIAD là  rất thấp. Thi đấu ASIAD 18 là  thi đấu đỉnh cao, gần tương đương với Olympic. Vì vậy những thiết bị thi đấu không đáp ứng được ASIAD 18 nên tổng đầu tư không thể nằm ở con số như Bộ VHTTDL dự báo. Chính phủ có lắng nghe những ý kiến nà y không và  nếu con số nà y vượt tính toán của Bộ thì Chính phủ có quyết dừng tổ chức không?

Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: Bây giử thì chưa quyết nhưng chúng tôi đã tổng hợp hầu như tất cả ý kiến và  có báo cáo đầy đủ. Nhưng chúng ta không nên trách ngà nh TDTT cố gắng ra sức bảo vệ quan điểm của ngà nh vì đấy là  trách nhiệm của ngà nh. Nếu để tuột sự kiện nà y thì sẽ không có cơ hội tổ chức sự kiện lớn, không chỉ phục vụ cho ngà nh mà  còn cho đất nước.

Vử lý lẽ, hiện nay vử cơ sở chúng ta đã là m cho những kử³ Seagames và  những kử³ thể thao trước đó có thể sử­ dụng lại được, chỉ cần tu bổ lại. Аó là  điửu tra báo cáo với con số 80% cơ sở vật chất sử­ dụng được. Thứ hai, nếu không tổ chức ASIAD thì cũng phải bử một số kinh phí nhất định để bảo trì, tu bổ, bảo quản những công trình nà y. Những lý lẽ đó của những người đang bảo vệ việc tổ chức ASIAD cũng rất thuyết phục. Tất nhiên, khi Thủ tướng Chính phủ là m việc thì sẽ nghe kử¹ và  phải có báo cáo từ Bộ VHTTDL, từ các cơ quan chức năng cũng như địa phương, đơn vị thẩm định. ý kiến của bạn rất hay, tôi sẽ ghi nhận để xem xét, tới đây khi Thủ tướng là m việc, sẽ đặt vấn đử nà y ra để ngà nh VHTTDL có trách nhiệm trả lời.

Phóng viênBáo Tuổi trẻ có phửng vấn một số nguồn tin và  một số cán bộ trong ngà nh thể thao nói, để đăng cai ASIAD, chúng ta đã nộp một khoản tiửn đặt cọc khá lớn. Vậy xin hửi, đến nay, Nhà  nước đã chi một đồng ngân sách nà o và o việc tổ chức ASIAD chưa? Cũng có thông tin nói chính vì đã đặt cọc, nếu rút sẽ bị phạt. Vậy thông tin nà y có chính xác không?

Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: Аến giử nà y, theo tôi biết, chúng ta chưa đặt cọc đồng nà o cả, chỉ đử nghị đăng cai và  có bước vận động. Sau đó người ta sẽ xét, giao cho mình với những điửu kiện mình có thể đáp ứng được. Chúng ta đăng ký số tiửn bử ra là  150 triệu USD. Quá trình thẩm định thời điểm đó là  năm 2010, nhằm dự định cho năm 2019. Chúng ta tính 9 năm sau, đất nước phát triển cao theo lộ trình. Nhưng tình hình khó khăn, nên bây giử đang ở thế mà  có người nói là  tiến thoái lườ¡ng nan. Thực ra theo tôi hiểu, không có vấn đử gì rà ng buộc lớn ở chỗ nà y. Tiửn lệ đã có hai nước từng trả lại. Аến giử nà y, thể thao châu á có 4 nước từng tổ chức rất khó khăn. Tất nhiên quy định trả lại cũng có điửu kiện, nhưng chúng ta có lý lẽ, nếu như thấy không đủ các điửu kiện đảm bảo cho ASIAD. Tôi chưa tìm hiểu kử¹ nhưng cũng chưa nghe thông tin nói rằng khi trả lại thì có bị phạt gì không, hình như không có chế tà i gì ở đây. Tinh thần hiểu là  như vậy.

Phóng viên: Thưa Bộ trưởng, vử việc đăng cai ASIAD, vướng mắc cũng chỉ là  phương án khả thi hay không? Như Phó Thủ tướng Vũ Аức Аam cũng có phân tích vử nguồn kinh phí và  cơ sở hạ tầng. Vậy Chính phủ có thể phân tích kử¹ hơn vử tính khả thi trong trường hợp nà y không và  theo tôi biết, Bộ VHTTDL đã 2 lần họp nhưng tới thời điểm nà y vẫn chưa có báo cáo gử­i Thủ tướng trong khi thời gian không còn nhiửu?

Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: Khả thi hay không thì dễ thôi. Một người nói là  nên là m, một người nói không, cứ cho là  50/50. Khi đưa ra, người ta sẽ nêu rõ nên là  như thế nà o. Bây giử mình chưa được nghe nên chưa thể trao đổi ở đây.

Mỗi phương án đửu có mặt nhược và  ưu điểm. Khi đưa ra 2 phương án, có sự so sánh thì người lãnh đạo sẽ cân nhắc, xem xét. Giử tính khả thi là  như vậy, nhưng còn có ý nghĩa không thể cân đong đo đếm. Công bằng mà  nói, trên thực tế, chưa bao giử tổ chức đại hội thể dục thể thao mà  tính ngay đến chuyện lời lãi, nhưng chúng ta thu được nhiửu mặt. Аó cũng là  khía cạnh để cân nhắc, để thông cảm cho người hiện đang tập trung bảo vệ cho cái nên. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình đất nước và  hoà n cảnh chúng ta hiện nay, người lãnh đạo sẽ cân nhắc tính khả thi hay không. Sau khi có quyết định, tôi sẽ thông báo với báo giới.

Phóng viênTrong cuộc họp Chính phủ lần nà y, Chính phủ có bà n chuyện tái cấu trúc Tập đoà n VNPT không, phương án lựa chọn thế nà o?

Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: Tập đoà n VNPT là  đơn vị lớn, chủ lực của ngà nh Viễn thông Việt Nam, một thương hiệu mạnh của Việt Nam và  đã góp phần lớn, đi tiên phong trong một thời gian dà i trong quá trình đột phá của lĩnh vực khoa học-công nghệ của đất nước. Vì thế, Chính phủ rất thận trọng, chặt chẽ, dà nh nhiửu thời gian khi bà n vử tái cơ cấu VNPT. Chiửu qua, Thường trực Chính phủ đã nghe Bộ Thông tin và  Truyửn thông và  các ngà nh báo cáo tình hình. Аã có kết luận và  sẽ có văn bản chính thức trong thời gian sớm nhất, cung cấp thông tin chính xác cho báo chí.

Tinh thần chung, Chính phủ đồng ý theo đử nghị của Bộ Thông tin và  Truyửn thông là  tách phần viễn thông di động ra để chuẩn bị cho cổ phần hóa đúng theo lộ trình, kế hoạch. Phần còn lại tiếp tục củng cố là m sao cho cả 2 cùng mạnh, tiếp tục giữ thương hiệu và  phát triển ngà y cà ng tốt hơn, giao trách nhiệm nà y lại cho bộ chủ quản thực hiện kế hoạch tái cơ cấu cổ phần hóa theo lộ trình mà  Thủ tướng Chính phủ, thường trực Chính phủ đã quyết định, cho ý kiến.

Phóng viên:Vụ bê bối hối lộ liên quan đến dự án đường sắt đang khiến dư luận hết sức quan ngại vử sự minh bạch và  hiệu quả các dự án ODA của Nhật Bản tại Việt Nam. Những thông tin được tiết lộ cho thấy có nhiửu bất cập lớn trong quy định của Nhật liên quan đến dự án vốn vay ưu đãi đặc biệt cũng như dự án đường sắt nà y. Chẳng hạn Việt Nam sẽ phải sử­ dụng những tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát của nước cấp vốn vay cũng như bất cập vử đấu thầu khiến cho hết chu kử³ dự án thì vốn vay ưu đãi đặc biệt nà y không rẻ hơn vốn vay ưu đãi thông thường và  còn đắt hơn vốn vay thương mại. Xin được hửi Bộ trưởng, thông tin nà y được đử cập như thế nà o trong phiên họp Chính phủ thường kử³ hôm nay để có thể tìm ra cơ chế xử­ lý những bất cập nà y trong thời gian tới? Liệu đã đến lúc Việt Nam nên từ chối những dự án kiểu như thế nà y hay chưa?

Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên:Vử vấn đử nà y, những ngà y gần đây, chúng ta đã nghe nhiửu nhưng đây chỉ mới là  thông tin ban đầu, chúng ra vẫn chưa biết cụ thể như thế nà o. Mặc dù vậy, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo khẩn trương, nhanh chóng phối hợp với bạn nắm thông tin, điửu tra là m rõ, sớm có kết luận để xử­ lý nghiêm minh. Chúng ta có thể thấy được sự chỉ đạo của Chính phủ thể hiện ở việc có hai Phó Thủ tướng chỉ đạo, cùng với những chỉ đạo bằng văn bản và  trực tiếp từ các bộ, ngà nh. Trước khi lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân, Thủ tướng đã có chỉ đạo cụ thể đồng thời, ngay tại Hội nghị, Thủ tướng đã tranh thủ gặp Thủ tướng Nhật Bản. Tôi chứng kiến lời đầu tiên hai Thủ tướng gặp nhau là : Chúng ta hãy phối hợp chặt chẽ, điửu tra thận trọng, xử­ lý nghiêm minh. Nếu là  sự thật thì phải nhanh chóng rút kinh nghiệm để ngăn chặn những chuyện tương tự xảy ra. Thủ tướng nói: Chúng tôi sẽ cố gắng không để ảnh hưởng đến sự giúp đỡ vử ODA của Nhật. Аiửu đó nói lên quyết tâm của Việt Nam, khi có thông tin dù chưa rõ nhưng chúng ta quyết tâm phải là m và  đang là m. Bộ GTVT đã chỉ đạo quyết liệt, cử­ một Thứ trưởng trực tiếp qua Nhật Bản để gặp các tổ chức có liên quan để là m rõ. Hiện nay các cơ quan đang điửu tra, là m rõ.

Trong cuộc họp hôm nay, Thủ tướng chỉ đạo là m thận trọng, quyết liệt, đầy đủ trách nhiệm, đảm bảo theo quy định của pháp luật, theo quy trình điửu tra. Dự án sử­ dụng vốn ODA đang nói đến có quy định đặc biệt là  chỉ nhà  thầu Nhật Bản mới được tham gia. Lúc đầu, có nhiửu nhà  thầu Nhật Bản tham gia nhưng vử sau chỉ còn một, như vậy không còn yếu tố cạnh tranh và  những yếu tố khác đi theo. Vì vậy phải hết sức thận trọng. Аây mới là  nguồn tin nên trước hết mình phải tin mình, phải bảo vệ người Việt Nam mình. Khi sai phạm đã rõ thì phải xử­ lý. Thủ tướng đã chỉ đạo rất rõ, chúng ta cần phải là m đúng quy trình điửu tra, thận trọng nhưng vẫn phải kử¹ lườ¡ng. Аây là  câu chuyện dà i nhưng hiện nay chúng ta đang chử đợi, cơ quan công an, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã và o cuộc. Chúng ta tin tưởng sẽ là m quyết liệt, đầy đủ trách nhiệm và  sẽ xử­ lý nghiêm minh nếu có vi phạm.

Phóng viênLiên quan đến vụ án của công ty JTC thì sắp tới ngà y 1/7/2014, Luật Аấu thầu được thông qua và o cuối năm 2013 sẽ chính thức có hiệu lực. Xin hửi Bộ trưởng có nghĩ rằng những quy định mới trong Luật Аấu thầu với quan điểm tiến bộ có thể ngăn chặn được các lỗ hổng pháp lý dẫn đến một số sai phạm trong các dự án ODA trong thời gian vừa qua không?

Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: Luật đã ra rồi và  theo xu thế bổ sung, hoà n thiện, sử­a đổi, trải qua một chặng đường để rút kinh nghiệm với tinh thần cố gắng bằng mọi cách để lấp hết các lỗ hổng. Tuy nhiên, mọi điửu có thể xảy ra chính là  do vấn đử con người. Luật pháp đử ra chuẩn mực để chúng ta thực hiện trách nhiệm giám sát, kiểm tra các khâu. Аó là  việc quan trọng để bịt kín các chỗ hở dẫn tới tiêu cực. Аến giử phút nà y, khi bà n vử vấn đử luật, chúng ta đã đem hết các kinh nghiệm, sáng tạo, suy nghĩ, rút kinh nghiệm của thế giới nhưng hửi rằng chúng ta đã là m đủ chưa thì tôi phải nói rằng chúng ta cần phải kết hợp nhiửu biện pháp chứ không phải luật có thể là m được tất cả

Phóng viên:Vừa rồi báo chí có đưa thông tin nhiửu vử chuyện nhà  công vụ. Có nhiửu cán bộ sau khi nghỉ hưu không có nhu cầu sử­ dụng nhà  nữa nhưng vẫn giữ lại nhà . Xin hửi Chính phủ có hướng xử­ lý thế nà o đối với vấn đử nà y? Còn rất nhiửu nhà  công vụ tại Hà  Nội, nhất là  những biệt thự lớn thuộc các chế tà i quản lý khác như các cơ quan của Аảng, của quân đội, chúng ta có cơ chế quản lý thống nhất không?

Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên:Аây cũng là  câu chuyện không vui mà  mấy ngà y qua báo chí phân tích, phát biểu quan điểm và  có những nhận xét vử một số cán bộ hiện nay nằm trong diện bạn vừa hửi.

Theo luật quy định, nhà  công vụ là  nhà  dà nh cho những cán bộ nhận nhiệm vụ ở những nơi họ không có nhà  ở. Аối tượng thứ nhất là  những cán bộ, công chức. Аối tượng thứ hai là  lực lượng sĩ quan công an, quân đội chuyên nghiệp được giao nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng. Аối tượng thứ ba là  cán bộ lãnh đạo.

Thông thường, cứ đến công tác ở đâu được bố trí nhà  theo điửu kiện sẵn có ở địa phương đó. Có nơi đã xây những nhà  công vụ theo đúng nghĩa, tùy theo điửu kiện khách quan của từng nơi. Аến giử nà y, theo tôi nghe phản ánh chung thời gian qua thì nhà  công vụ không nhiửu lắm, mà  chỉ tập trung ở các thà nh phố lớn, Hà  Nội là  nhiửu nhất và  tập trung ở Hoà ng Cầu. Những người ở nhà  công vụ khi hết thời gian công tác thì không còn tiêu chuẩn ở nhà  công vụ nữa. Theo báo cáo, có rất nhiửu trường hợp, nhiửu người khi hoà n thà nh nhiệm vụ đã trả nhà , kể cả cán bộ cao cấp. Nhưng cũng không ít trường hợp ở lại, có trường hợp vì lý do khách quan, có trường hợp lại là  những người khác ở lại

Có cơ sở cho thấy tại sao lại có điửu nà y. Theo Quyết định 755 của Thủ tướng Chính phủ trước đó đối với nhà  công vụ, đơn giản chỉ là  là m nhà  công vụ để ở, quy định, chế tà i chưa được rạch ròi, rõ rà ng. Hồ sơ giao nhà , thu hồi nhà  cũng phần lớn là  tự giác. Khi xuất hiện tình hình trên, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 615 năm 2013 quy định rõ vử thủ tục, chế tà i, nhằm điửu chỉnh tồn đọng, giao trách nhiệm cho Bộ Xây dựng quản lý. Bộ Xây dựng thà nh lập một tổ chức chuyên trách. Vử mặt chế tà i, nếu như ai hết tiêu chuẩn ở nhà  công vụ, tổ chức nà y sẽ báo trước thời gian 6 tháng. Khi tổ chức đã thông báo, nếu vì lý do nà o đó cán bộ chưa thực hiện thì tổ chức sẽ phối hợp với chính quyửn địa phương giải quyết.

Tuy nhiên, bản thân cán bộ cũng phải tự giác, gương mẫu chấp hà nh đúng quy định vử nhà  công vụ. Tôi tin rằng sau Quyết định năm 2013 và  những công việc hiện nay đang là m, sẽ khắc phục được tồn tại. Аây là  mô hình đúng để quản lý nhà  công vụ.

Phóng viên: Trong phiên họp thường kử³ Chính phủ, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết tỷ lệ nợ xấu giảm còn 7% trong khi mới đây NHNN cũng thông báo tỷ lệ nợ xấu còn 3,6%. Vậy thông tin nà o chính xác, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: Hiện nay trên diễn đà n đại chúng có mấy thông tin không thống nhất, kể cả nợ quốc gia, nợ Chính phủ, địa phương, doanh nghiệp Аó là  do có những cách tính khác nhau, thời điểm khác nhau. Vử tỷ lệ nợ xấu, tôi nghĩ rằng chúng ta nên tin Thống đốc NHNN. Thống đốc nói là  có cơ sở rõ rà ng và  chịu trách nhiệm vử lời nói của mình. Trong lĩnh vực ngân hà ng, Thống đốc là  người chịu trách nhiệm cao nhất.

Phóng viên:Trong thời gian không lâu chúng ta đã cử­ đoà n thanh tra tới điửu tra các doanh nghiệp kinh doanh sữa. Аến nay kết quả thanh tra nà y như thế nà o và  bao giử công bố kết quả thanh tra?

Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: Liên quan đến vấn đử sữa, trong cuộc họp báo Chính phủ lần trước chúng ta đã đử cập. Trong cuộc họp Chính phủ tháng 2 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo. Có rất nhiửu ý kiến quan tâm vì đây là  vấn đử lớn. Hiện nay đã thà nh lập 5 đoà n đi kiểm tra các cơ sở kinh doanh sữa mà  chúng ta thấy cần kiểm tra. Công tác kiểm tra vẫn chưa kết thúc. Tiến độ thời gian tùy thuộc và o quá trình kiểm tra. Tuy nhiên Chính phủ đã có sự chỉ đạo chặt chẽ nên tôi tin tưởng là  tiến trình kiểm tra sẽ kết thúc sớm để sớm có thông báo với công luận.

Phóng viênHiện đang có luồng ý kiến của một số chuyên gia cho rằng hệ thống giáo dục hiện nay cũ kĩ, lạc hậu, chắp vá, không mang tính linh hoạt, không đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Việt Nam trong tương lai. Vì vậy có ý kiến cho rằng nên cơ cấu lại toà n bộ hệ thống giáo dục Việt Nam. Chính phủ đã tiếp nhận ý kiến nà y chưa? Ngoà i ra một số ý kiến cho rằng chúng ta nên lựa chọn mô hình giáo dục tiên tiến trên thế giới, có thể của Anh, Mử¹ hay một nước nà o đó và  từ đó xây dựng hệ thống giáo dục của mình cho phù hợp. Vấn đử nà y Chính phủ đã được thông tin chưa và  liệu thời gian tới Chính phủ có tác động đến Bộ GDАT để đưa vấn đử nà y ra thảo luận không?

Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: Hiện nay lĩnh vực nà y còn nhiửu vấn đử. Vì vậy Trung ương Аảng có Nghị quyết chuyên đử nhằm đổi mới căn bản, toà n diện giáo dục đà o tạo. Riêng câu chữ đó đã cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Аảng và  khi bà n Nghị quyết nà y, đã có hầu hết các tư liệu liên quan của các nước là m tà i liệu tham khảo cho các thà nh viên tham gia thảo luận để đi đến Nghị quyết. Các thông tin đó giúp chúng ta bà n và  học tập kinh nghiệm áp dụng cho giáo dục Việt Nam.

Quá trình tổ chức triển khai hiện nay, chúng ta đang bước đầu là m bằng những chương trình hà nh động cụ thể và  đã có chuyển động lớn và  mạnh. Hình như không có chuyển động nà o không gặp phản ứng trái chiửu, phản biện của các chuyên gia.

Khi có bất kì phản ánh nà o, chúng tôi đửu lắng nghe thật sự cầu thị và  xem xét, cân nhắc để tham mưu cho Chính phủ. Còn lĩnh vực nà y thì chúng ta có thể còn nhiửu thời gian để nói.

Phóng viênCâu chuyện một tiếp viên của Vietnam Airlines bị bắt tại Nhật vừa qua cho thấy một phần vử thị trường hà ng hóa xách tay tại Việt Nam. Thực tế là  thị trường đang bán nhiửu loại hà ng xách tay như sữa, mử¹ phẩm, thực phẩm, thuốc tây Vậy Bộ Công Thương đã và  đang có những giải pháp gì quản lý nhóm hà ng nà y?

Thứ trưởng Bộ Công Thương Аỗ Thắng Hải:  Hiện nay trên thị trường không chỉ có hà ng xách tay mà  còn có nhiửu hà ng lậu, hà ng giả, hà ng nhái đã thấy hoặc chưa thấy hết mà  người dân đã và  đang dùng. Vì vậy Chính phủ đã xác định được tầm quan trọng của việc chống buôn lậu, hà ng giả, hà ng nhái. Vừa rồi, Chính phủ đã thà nh lập Ban chỉ đạo quốc gia vử chống buôn lậu, gian lận thương mại và  hà ng giả.

Với chức năng của Bộ Công Thương, đặc biệt là  chức năng của lực lượng Quản lý thị trường, Bộ Công Thương trước hết là thường xuyên hoà n thiện các văn bản pháp quy vử chống buôn lậu, hà ng giả, hà ng nhái. Bộ cũng tăng cường kiểm tra, giám sát trên toà n quốc.

Tuy nhiên, việc quan trọng là  chúng ta cần chống luôn từ biên giới. Việc thà nh lập Ban chỉ đạo trên sẽ phối hợp các lực lượng như Biên phòng, Hải quan, Công an cùng lực lượng của Bộ Công Thương sẽ kiên quyết kiểm soát, ngăn chặn vấn đử nà y. Tôi mong rằng, người dân sẽ nâng cao tinh thần tránh dùng hà ng giả, hà ng nhái. Các cơ quan truyửn thông sẽ tăng cường nâng cao nhận thức của người dân trong vấn đử nà y.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, thực hiện và  giải ngân các nguồn vốn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO