Sự kiện & Bình luận

Thương nhớ Đại tướng Nguyễn Quyết – Vị tướng tài ba của quân và dân Thủ đô

Đại tá Đinh Tiên Hường – Bí thư Chi bộ 15, Đảng bộ phường Xuân La 14:33 28/12/2024

Chúng tôi là thế hệ con cháu của ông, chưa được một lần gặp mặt Đại tướng, song chúng tôi vẫn nhận được sự lan toả từ những đức tính tốt đẹp, tinh tuý của một vị tướng "Trí - Dũng - Nhân - Tín - Liêm - Trung".

udg.jpg
Ở tuổi 100 nhưng Đại tướng Nguyễn Quyết hằng ngày vẫn cập nhật thông tin trên báo chí.

Ở Tây Hồ có rất nhiều cựu chiến binh quê ở các địa phương hội tụ về đây, họ là những người lính sau khi hoàn thành nhiệm vụ trở về đời thường nơi bến đỗ ở phường Tứ Liên, Yên Phụ, Xuân La, Bưởi, Quảng An, Nhật Tân, Phú Thượng, Thụy Khuê. Họ là những người đã từng tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong sự nghiệp xây dụng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đã một thời dưới sự chỉ huy của Nguyễn Quyết một vị tướng tài năng, đức độ, nhất mực trung thành của Đảng ta, Quân đội ta, nay được tin ông mất họ ngồi lại với nhau, tìm nhau bùi ngùi, nhớ thương, xúc động kể chuyện về ông cho cán bộ và nhân dân thêm hiểu biết để tiếp lửa truyền thống cha anh trong thời kỳ mới với tấm lòng yêu mến, kính trọng, tiếc thương vô hạn.

Tôi có vinh dự sinh ra và lớn lên ở vùng quê giàu truyền thống cách mạng Tứ Tổng (nay là phường Tứ Liên, quận Tây Hồ) nơi có bến sông xưa đã đi vào lịch sử, trong cuộc chiến chống Pháp giữ thành Hà Nội không cân sức, thời kỳ toàn quốc kháng chiến 1946, nhân dân và du kích Tứ Tổng quê tôi đã tổ chức hiệp đồng chặt chẽ, mưu trí, sáng tạo, ý chí quyết tâm cao, cùng du kích Xuân Canh; du kích Tam Lạc, Tàm Xá (nay thuộc Đông Anh); Phúc Xá (nay thuộc quận Ba Đình) giúp đỡ.

Trung đoàn Thủ đô làm một cuộc rút quân thần kỳ trong đêm 17 tháng 2 năm 1947, với đầy đủ vũ khí, phương tiện, bí mật rút khỏi Thành phố trong vòng vây khép kín của kẻ thù, đêm mưa phùn, gió bấc, vượt sông Hồng bằng mấy chục chiếc thuyền nan của tự vệ ngoại thành, sang bến Dâu (Đông Anh) để ra vùng tự do bảo đảm bí mật, an toàn. Được nghe ông bà, bố mẹ kể lại và lần giở lại những trang sử vàng của Thủ đô Hà Nội, về những năm tháng oai hùng những ngày đầu thập kỷ bốn mươi ở Hà Nội, nhân dân quận Tây Hồ nói riêng, Hà Nội nói chung tự hào có một con người nổi lên như một nhân vật đặc biệt đó là Đại tướng Nguyễn Quyết, tài năng, đức độ, được Bác Hồ tin tưởng giao cho trọng trách Bí thư Thành uỷ Hà Nội.

Vào thời điểm Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khi ấy Ông mới 23 tuổi đời, 5 năm tuổi Đảng, nhưng đã đảm trách một vị trí đặc biệt quan trọng ở mảnh đất “Rồng thiêng”, cũng chính mảnh đất này đã ghi dấu đậm nét của ông. Một người lãnh đạo trẻ tuổi dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, cùng tập thể Thành ủy Hà Nội đã nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, của Bác Hồ, đã biết vận dụng một cách sáng tạo tình hình cụ thể, bằng lực lượng tại chỗ, không chờ Quân giải phóng từ chiến khu về chớp thời cơ trực tiếp lãnh đạo nhân dân Hà Nội nổi dậy, tiến hành thành công.

Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ngày 19/8/1945, quyết định táo bạo của đồng chí Bí thư Thành uỷ Nguyễn Quyết khẳng định tầm nhìn và quyết tâm dám nghĩ, dám làm của người lãnh đạo, góp phần rất quan trọng để cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước. Cách mạng tháng Tám thành công như một mốc son chói lòa bảo đảm cho sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 02/9/1945, Nhà nước Công Nông đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam giành thắng lợi ở khu vực châu Á.

ugdiw.jpg
Gặp gỡ thân mật các cán bộ, đội viên tự vệ chiến đấu đã tham gia Khởi nghĩa Tháng 8 ở Hà Nội (đồng chí Nguyễn Quyết - hàng trước, thứ 3 từ trái sang). Ảnh tư liệu.

Để thấy rõ hơn công lao và tài năng của Đại tướng Nguyễn Quyết khi đánh giá về cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 tại Hà Nội, đồng chí Trường Chinh đã nhận xét đối với đồng chí Nguyễn Quyết “Trong thời cơ lịch sử có một không hai đó, đã xuất hiện những con người thông tuệ được tôi luyện trong môi trường cách mạng, những trái tim và khối óc không chỉ dựa vào lòng yêu nước nồng nàn mà còn có tư chất tuyệt vời, phán đoán sắc sảo về khả năng thắng lợi của cách mạng với sự nhạy cảm thời cuộc đặc biệt. Ban lãnh đạo của Hà Nội khi đó toàn những người trẻ tuổi, dưới 30, mà người đứng đầu là Bí thư Thành ủy Nguyễn Quyết mới ở tuổi 23 và kinh qua 6 năm tôi luyện trong đấu tranh cách mạng. Thật là tuyệt vời”.

Với quận Tây Hồ tưởng nhớ và tri ân Đại tướng Nguyễn Quyết, việc chắt lọc, vận dụng tấm gương đạo đức, những bài học kinh nghiệm trong cuộc đời hoạt động cách mạng, đặc biệt là những kinh nghiệm trong Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Tháng Tám năm 1945 vận dụng trong xây dựng quận Tây Hồ đang vươn mình với những “khát vọng Tây Hồ, khát vọng Thăng Long” với tầm nhìn đến năm 2030 - 2035 xây dựng và phát triển quận Tây Hồ sớm trở thành trung tâm dịch vụ du lịch, văn hoá của Thủ đô, “phát triển bền vững, văn minh, hiện đại” là đặc biệt quan trọng và cần thiết, nhất là trong giai đoạn mới khi đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc./.

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Tây Hồ nói chung luôn vinh dự, tự hào về những đóng góp của Đại tướng Nguyễn Quyết đối với sự phát triển Thủ đô. Chúng tôi, lớp cán bộ trẻ luôn biết ơn Đảng, Bác Hồ, những thế hệ ông cha, Đại tướng Nguyễn Quyết, những anh hùng liệt sỹ đã mang lại độc lập tự do cho đất nước ngày càng phát triển phồn vinh, hạnh phúc./.

Bài liên quan
  • Đại tướng Nguyễn Quyết người chiến sĩ cộng sản trọn đời phụng sự Tổ quốc
    Đại tướng Nguyễn Quyết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương), nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, là một trong những nhà lãnh đạo tiêu biểu của cách mạng Việt Nam.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Hương hoa mùa xuân tụ trong chén trà
    Năm nay mọi thứ dường như trôi qua chậm hơn, Lập Xuân rồi mà vẫn cứ rét ngọt và nắng hanh hao mãi. Phải đến qua Nguyên tiêu mới thấy lác đác mưa phùn cùng gió nồm ẩm thổi vào Giêng hai Bắc bộ. Chiều nay trà thất của tôi đón khách quý từ phương xa ghé thăm.
  • Trao 15 giải thưởng cuộc vận động sáng tác “Bài ca thống nhất”
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Ban Tổ chức Cuộc vận động sáng tác “Bài ca thống nhất” vừa tổ chức trao 15 giải thưởng cho các tác giả – tác phẩm xuất sắc nhất tham gia cuộc vận động.
  • Khởi động Chương trình truyền thông "Những cống hiến thầm lặng" năm 2025
    Ngày 31/3, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid Việt Nam), Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) tổ chức Lễ khởi động chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” năm 2025 và Tọa đàm “Giải pháp đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai”.
  • Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội ra chỉ thị giao các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, đột phá để Hà Nội tăng trưởng GRDP 8% trở lên
    Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBND về việc giao các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, đột phá để quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 của Thành phố đạt 8% trở lên.
Đừng bỏ lỡ
Thương nhớ Đại tướng Nguyễn Quyết – Vị tướng tài ba của quân và dân Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO