Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Thực hiện hiệu quả Quy tắc ứng xử vì một Hà Nội thanh lịch, văn minh

Ly Ly 07:35 13/09/2023

Năm 2017, Hà Nội chính thức ban hành bộ “Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội” và “Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội". Theo đánh giá của các sở, ban, ngành, sau 6 năm triển khai, 02 bộ Quy tắc ứng xử đã, đang và sẽ đem lại những hiệu quả thiết thực.

Thực hiện Kế hoạch số 98/KH-UBND ngày 22/3/2023 của UBND Thành phố Hà Nội về việc Kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2023, sáng ngày 12/9, Đoàn kiểm tra của Thành phố về kết quả thực thiện hiện 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố do Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Bùi Minh Hoàng làm Trưởng đoàn đã có buổi khảo sát đánh giá thực tế và làm việc tại huyện Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ và Đan Phượng.

Đem lại “diện mạo mới” cho bộ phận một cửa, tăng chỉ số hài lòng của người dân

Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến xã, thị trấn và sự hưởng ứng tích cực của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân. Quy tắc ứng xử góp phần quan trọng trong thực hiện cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị, sở, ngành trên địa bàn Thủ đô; làm thay đổi rõ rệt cả về “chất” và “lượng” của bộ phận một cửa.

z4687980597303_415017ceb6ae5eae15cf77a66cb912a3.jpg
Trụ sở UBND xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì

Đối với UBND huyện Ba Vì, từ 7/2023, huyện đã ban hành và triển khai thực hiện mô hình “Ngày không viết” và “Ngày không hẹn”. Huyện chỉ đạo bộ phận một của của huyện và các xã, thị trấn căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị tổ chức, sắp xếp, bày trí tại bộ phận một cửa đảm bảo đáp ứng 05 khu vực như: Khu vực cung cấp thông tin và thủ tục hành chính; Khu vực tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; Khu vực ngồi chờ giao dịch của công dân; Khu vực đặt các thiết bị phục vụ việc tra cứu…; Khu vực cung cấp dịch vụ hỗ trợ khác.

1(1).jpg
Công chức bộ phận một cửa xã Vạn Thắng trong trang phục lịch sự , chuyên nghiệp đón tiếp công dân

Xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì là một trong 5 đơn vị đi tiên phong thực hiện điểm Mô hình này và đã thu lại được những kết quả đáng kích lệ. Bí thư Đảng ủy xã Ba Vì Phương Văn Liễu cho biết, quan điểm của xã là cố gắng sắp xếp, bài trí không gian làm việc tại bộ phận một cửa tiếp công dân sao cho bàn ghế gọn gàng, khoa học; trang phục, đầu tóc của cán bộ lịch sự, kết hợp với phong cách làm việc hiệu quả, thái độ niềm nở tận tình nhằm tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể cho công dân khi đến giao dịch tại xã; từ đó tạo niềm tin và tăng chỉ số hài lòng của người dân đối với chính quyền.

Ở mỗi nơi, sự thay đổi “diện mạo” trong cải cách hành chính được thể hiện ở những góc độ khác nhau phù hợp với tình hình thực tế của mỗi địa phương.

z4686667992888_3532d9962071149ea47dfd5df31af945.jpg
Bộ phận một cửa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ tại huyện Đan Phượng
z4687981651528_f3ffe59593cf46be167088153f1a0829.jpg
Quy tắc ứng xử, nhận diên Mô hình một cửa thân thiện được treo đầy đủ, to, cẩn thận ngay tại cửa

Ghi nhận thực tế của phóng viên Người Hà Nội tại các địa phương cho thấy, “diện mạo mới” cả về chất và lượng tại bộ phận một cửa của các huyện: Thạch Thất, Ba Vì, Đan Phượng thông qua việc triển khai Mô hình “Bộ phận một cửa, một cửa liên thông giải quyết thủ tục hành chính thân thiện, văn minh”, “Cơ quan xanh, nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng” thể hiện ở cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp, khoa học, chuyên nghiệp; được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại để hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính cho công dân, tổ chức; nhiều cây xanh… ngay tại nơi tiếp công dân; cảnh quan đường làng, ngõ phố xanh, sạch đẹp. Quy tắc ứng xử niêm yết đầy đủ, có công khai số điện thoại đường dây nóng. Cán bộ, công chức, viên chức trang phục lịch sự, đeo thẻ đầy đủ; thái độ tiếp đón nhân dân niềm nở, nhiệt tình.

z4687999234422_7b589941ba209c1f3cf5a3a51ee941d0.jpg
Quy tắc ứng xử được niêm yết đầy đủ tại Trụ sở tạm của UBND huyện Phúc Thọ

Với huyện Phúc Thọ, Quy tắc ứng xử đã góp phần không nhỏ vào việc tăng chỉ số hài lòng của huyện lên 7 bậc. Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Kiều Trọng Sỹ cho biết, nhận thức rõ tầm quan trọng của Quy tắc ứng xử, huyện xã xác định triển khai thực hiện tốt 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố là một trong những nhiệm vụ lớn trên địa bàn huyện và đã quán triệt, chỉ đạo cả hệ thống chính trị từ huyện tới cơ sở cùng vào cuộc. Năm 2022, chỉ số hài lòng của người dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ tăng lên 7 bậc, đứng thứ tự 12/30 của Thành phố. Để có được thành tựu vượt bậc này phải kể đến sự góp phần quan trọng của việc triển khai Quy tắc ứng xử của Thành phố.

Làm sâu sắc thêm các phong trào ở cơ sở

Thạch Thất được đánh giá là huyện đã và đang triển khai khá thành công trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu của Thành phố hiện nay. Phó Chủ tịch huyện Thạch Thất Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, hiện huyện đã có 1 xã Nông thôn mới kiểu mẫu và 2 xã Nông thôn mới nâng cao; phấn đấu trong năm 2023 sẽ tăng lên 2 xã Nông thông mới kiểu mẫu và tăng số xã Nông thôn mới nâng cao.

z4688003867859_ba7df22d329bd6a524b82b4b7bf1179a.jpg
Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu tại buổi làm việc

Theo báo cáo của Phó Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Thạch Thất Nguyễn Thị Minh Phương, bên cạnh thành tựu nhằm tạo chuyển biến tích cực, rõ nét về nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực thi nhiệm vụ, trong giao tiếp, ứng xử với công dân, đồng nghiệp, góp phần nâng cao năng suất làm việc, hiệu quả quản lý, hoạt động và phục vụ nhân dân; xây dựng ý thức, nét đẹp văn hoá cho mỗi người dân để từng bước xây dựng, hình thành những chuẩn mực văn hoá, xây dựng Người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xây dựng Huyện Thạch Thất và Thủ đô Hà Nội hiện đại và phát triển bền vững. Quy tắc ứng xử tiếp tục góp phần tăng hiệu quả các phong trào như: Giữ gìn tổ dân phố, đường làng, ngõ xóm xanh – sạch – đẹp; phong trào tổng vệ sinh môi trường tại các khu dân cư…Trong 06 tháng đầu năm, toàn huyện đã trồng mới trên 3.313 cây xanh, 3.252 chậu hoa, cây cảnh các loại, bổ sung mới hơn 1.193 thùng rác có nắp đạy, triển khai vẽ 1.425m2 tranh bích họa tại các khu dân cư; đóng góp 1.332 ngày công lao động vệ sinh môi trường, trồng mới 46 đoạn đường nở hoa; xã hội hóa xây dựng 500m2 đường bê tông, các điểm sinh hoạt cộng đồng; vận động nhân dân thực hiện quét vôi, sơn, sửa tường, trồng, treo các giỏ hoa trên ban công nhà tạo cảnh quan đẹp…

Theo báo cáo của Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Đan Phượng Phan Công Tính cùng đại diện các ban, ngành thuộc huyện, Uỷ ban MTTQ và các đoàn thể huyện tích cực triển khai các nội dung liên quan tới việc thực hiện 02 Bộ Quy tắc ứng xử. Triển khai lồng ghép có hiệu quả với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và các phong trào thi đua của các cấp, các ngành phát động. Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện có hiệu quả hương ước, quy ước; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, phối hợp thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở; tham gia xây dựng và củng cố “Tổ hòa giải 5 tốt” ở cơ sở. Đoàn thanh niên huyện xây dựng các mô hình “Điểm đê xanh thanh niên”, “Sân chơi cho thiếu nhi”, “Giàn hoa thanh niên”, “Nhà nhân ái”, tuyến đường/đoạn đường Thanh niên; “Áo xanh bảo vệ vùng xanh”. Hội Phụ nữ Huyện ra mắt mô hình “Thôn văn hóa kiểu mẫu” tại thôn Thống Nhất, xã Song Phượng, ra mắt mô hình “Chợ văn minh an toàn hiệu quả” tại chợ Phùng - Thị trấn Phùng, chợ Mới xã Thọ Xuân, Chợ Gối xã Tân Hội... Tại các địa điểm trên, Hội Phụ nữ xã in Pano về thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng và gắn tại điểm gần Nhà văn hóa thôn, cổng chợ…

z4687979937184_fc2477d0f5b8d884c9e392617ad87e04.jpg
Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Bùi Minh Hoàng phát biểu

Qua công tác kiểm tra thực tế và lắng nghe chia sẻ của các địa phương, Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Bùi Minh Hoàng ghi nhận và đánh giá cao việc nỗ lực triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử của các đơn vị. Đây là căn cứ để Thành phố, cơ quan tham mưu và các sở, ngành liên quan của Thành phố tiếp tục tổng hợp, đề xuất việc triển khai trong thời gian tới. Trong quá trình thực hiện các đơn vị cần lưu ý đến việc tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, lan tỏa sâu rộng nội dung các Quy tắc ứng xử tới quần chúng nhân dân. Chú ý đến vai trò nêu gương của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nghiêm, hiểu thấu đấu đáo quy tắc ứng xử để từ đó tuyên truyền tới nhân dân cùng thực hiện, noi theo.

Đồng chí Bùi Minh Hoàng nhấn mạnh, mục đích cuối cùng của thực hiện Quy tắc ứng xử trên địa bàn Thành phố là hình thành những chuẩn mực điều chỉnh lời nói, hành vi, tăng hiệu quả trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức; từ đó góp phần tăng chỉ số hài lòng của tổ chức, công dân đối với sự phục vụ của các các cơ quan nhà nước. Vì vậy, việc đánh giá những thành công bước đầu cũng như rút ra những vướng mắc, tồn tại; những bài học kinh nghiệm và hướng đi phù hợp trong triển khai 02 bộ Quy tắc ứng xử thời gian qua có vai trò vô cùng quan trọng đối với Thành phố cũng như các địa phương./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Lời cảm ơn của Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội
    Ngày 25/6/2025, Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội tổ chức trang trọng hội nghị Gặp mặt tri ân các thế hệ nhà báo Thủ đô và khen thưởng tập thể, cá nhân hội viên nhà báo các cơ quan báo chí Hà Nội, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).
  • Tôn vinh 80 gia đình văn hóa tiêu biểu Thủ đô
    Hướng tới kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 – 28/6/2025), sáng 26/6 tại Hội trường Bảo tàng Hà Nội, Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu Thủ đô năm 2025. Sự kiện góp phần tôn vinh những mái ấm gương mẫu, giàu trách nhiệm với cộng đồng, góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa trong đời sống xã hội.
  • Tây Hồ: Vững bước trên hành trình kiến tạo đô thị hiện đại, văn minh và giàu bản sắc
    Ba thập kỷ nhìn lại, quận Tây Hồ đã ghi tên mình vào bản đồ đô thị hiện đại của Thủ đô Hà Nội không chỉ bằng những công trình, con đường hay chỉ số tăng trưởng mà bằng cả những chuyển biến sâu sắc trong chất lượng sống, trong tư duy quản trị và trong tinh thần xây dựng cộng đồng người dân “thanh lịch, văn minh”, đúng với bản sắc của đất Kinh kỳ ngàn năm văn hiến.
  • Nhà báo Hồ Quang Lợi: “Viết về Hà Nội luôn có sự rung cảm của trái tim”
    Không sinh ra tại Hà Nội nhưng nhà báo Hồ Quang Lợi – nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, nguyên Tổng Biên tập báo Hà Nội Mới có một tình yêu lớn với Thủ đô. Ông chia sẻ: “Đọc các bài viết, xem một số bộ phim truyền hình anh em báo chí làm về Hà Nội, tôi thấy trong đó không chỉ có kỹ năng về nghề nghiệp, mà luôn có rung cảm của trái tim. Trái tim dành cho Hà Nội. Trái tim dành cho đất nước Việt Nam của chúng...”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuyện người phụ nữ họ Trần cứu chúa Nguyễn trên phá Tam Giang
    Người phụ nữ họ Trần được dân gian kể là người có công cứu chúa Nguyễn Hoàng trên phá Tam Giang và đang được thờ tự ở xã Đan Điền (TP Huế) với tên gọi miếu Bà Tơ.
  • Ra mắt hai ấn phẩm pháp lý phục vụ triển khai sắp xếp đơn vị hành chính
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa phát hành hai ấn phẩm: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2025)” và “Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025”. Đây là những tài liệu có tính thời sự, cung cấp cơ sở pháp lý đầy đủ, chính thống, hỗ trợ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quá trình triển khai sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố theo định hướng cải cách bộ máy nhà nước.
  • Chuyện khuyến học ở một dòng họ khoa bảng xứ Đoài
    Làng Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nổi tiếng khắp vùng xứ Đoài xưa và nay, không chỉ bởi nghề đục tượng, làm hoành phi, câu đối cho các di tích mà còn là làng khoa bảng với 8 tiến sĩ, một Sĩ vọng, từ thời Trần đến cuối thời Nguyễn.
  • Bộ Y tế thu hồi toàn quốc 2 loại kem đánh răng phổ biến trên thị trường
    Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành các quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc đối với 2 sản phẩm kem đánh răng do Công ty TNHH Phát Anh Minh chịu trách nhiệm đưa ra thị trường.
  • Công khai địa chỉ, đường dây nóng tại các điểm phục vụ hành chính công thuộc UBND 126 xã/phường
    Ngày 4/7, Trung tâm Phục vụ hành chính công (UBND thành phố Hà Nội) ban hành Thông báo số 195/TB-TTPVHCC công khai các điểm phục vụ hành chính công thuộc UBND 126 xã/phường, các chi nhánh thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công và thông tin đường dây nóng hỗ trợ, giải đáp những khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Thực hiện hiệu quả Quy tắc ứng xử vì một Hà Nội thanh lịch, văn minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO