Thủ tướng: Đưa thị trường chứng khoán Việt Nam sớm lên thành thị trường mới nổi

Theo VGP| 20/07/2020 16:09

Sáng nay (20/7), tại TPHCM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ kỷ niệm 20 năm hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam và Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).

Thủ tướng: Đưa thị trường chứng khoán Việt Nam sớm lên thành thị trường mới nổi

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ kỷ niệm - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thực hiện nghi thức đánh cồng kỷ niệm 20 năm hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam và Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM; trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM; gửi tặng Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM và ngành chứng khoán bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, thị trường chứng khoán là “phong vũ biểu” của nền kinh tế; là bộ phận quan trọng của kinh tế thị trường, với vai trò là một kênh huy động vốn quan trọng và hiệu quả của nền kinh tế, là một cửa sổ hội nhập, liên thông với các thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế. Vì vậy, xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán được xác định là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình đổi mới và hội nhập của đất nước, đã được khẳng định trong Chiến lược phát triển KTXH 1996-2000 được Đại hội Đảng lần thứ VIII thông qua.

Cách đây đúng 20 năm, ngày 20/7/2000, thị trường chứng khoán Việt Nam với Trung tâm Giao dịch chứng khoán TPHCM đã ra đời ngay chính tại địa điểm này của Thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu, vừa là trung tâm, vừa là đầu tàu kinh tế phát triển năng động, sáng tạo với định hướng phát triển thành trung tâm kinh tế, tài chính, tiền tệ của cả nước và mang tầm khu vực, quốc tế.

Hai mươi năm qua đã minh chứng một quá trình nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để phát triển, vươn lên mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Từ một trung tâm giao dịch chứng khoán với 2 doanh nghiệp niêm yết, đến nay, chúng ta đã có tới hơn 1.600 doanh nghiệp niêm yết, đăng ký giao dịch trên 2 sở giao dịch với giá trị vốn hoá trên 4 triệu tỷ đồng, tương đương với 65% GDP; trong đó Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM khẳng định vị trí khởi nguồn và đầu tàu, chiếm gần 80% giá trị vốn hóa toàn thị trường và là nơi tập trung niêm yết của hầu hết các doanh nghiệp lớn. Đồng thời, chúng ta đã phát triển mạnh thị trường trái phiếu Chính phủ với quy mô 20% GDP, hỗ trợ đắc lực huy động vốn cho NSNN và được đánh giá là thị trường trái phiếu phát triển tốt nhất khu vực. Thị trường chứng khoán phái sinh, dù mới ra đời hơn 2 năm, nhưng cũng hứa hẹn đầy tiềm năng phát triển.

“Chúng ta rất tự hào, thị trường chứng khoán Việt Nam non trẻ đã kiên cường vượt qua mọi thử thách của nhiều cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ, suy thoái kinh tế khu vực, toàn cầu, đặc biệt là trước những tác động, ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 trong thời gian gần đây và được đánh giá là một trong những thị trường hồi phục nhanh nhất và ổn định nhất trong khu vực”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng: Đưa thị trường chứng khoán Việt Nam sớm lên thành thị trường mới nổi

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thực hiện nghi thức đánh cồng kỷ niệm 20 năm hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam và Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Trải qua 20 năm phát triển và trưởng thành, thị trường chứng khoán Việt Nam từ quy mô rất nhỏ, sơ khai đã vượt qua mọi khó khăn, không ngừng hoàn thiện về cấu trúc, phát triển mạnh mẽ về quy mô, chất lượng, chiều sâu và trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế.

Trong 10 năm gần đây, tổng số vốn huy động qua thị trường chứng khoán đạt trên 2,4 triệu tỷ đồng, tương đương 14% tổng mức đầu tư toàn xã hội, đóng góp quan trọng chia sẻ nhiệm vụ huy động vốn cùng hệ thống tín dụng ngân hàng, giúp nền kinh tế duy trì tốc độ tăng tổng mức vốn đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Đây cũng là “bệ phóng” cho nhiều doanh nghiệp trong huy động nguồn lực để phát triển vượt bậc cả về quy mô và chất lượng, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế và từng bước mang tầm vóc khu vực, quốc tế như Vietcombank, Vinamilk, Vingroup và nhiều doanh nghiệp tên tuổi khác.

Thủ tướng nêu rõ, đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới trong trạng thái bình thường mới với những thời cơ thuận lợi nhưng cũng nhiều khó khăn thách thức, nhất là tác động ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 gây nên suy thoái kinh tế toàn cầu nặng nề nhất từ sau đại suy thoái 1929-1933. Chúng ta đã quyết liệt ngăn chặn, sớm kiểm soát thành công dịch bệnh, vì vậy chúng ta cần tận dụng hiệu quả cơ hội có thể nói là có một không hai này để phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là thu hút mạnh mẽ các nguồn lực trong nước và các luồng luân chuyển vốn trong khu vực, toàn cầu để đáp ứng nhu cầu tài chính rất lớn cho đầu tư phát triển cả trước mắt và lâu dài.

Trong bối cảnh đó, yêu cầu đặt ra đối với thị trường chứng khoán sau 20 năm hoạt động là cần có sự phát triển đột phá cả về quy mô và chất lượng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, chia sẻ nhiệm vụ huy động vốn với hệ thống tín dụng ngân hàng, góp phần phát triển hệ thống doanh nghiệp hiệu quả hơn nữa, bền vững hơn nữa. Ngành chứng khoán cần có khát vọng vươn lên mạnh mẽ, đưa thị trường chứng khoán Việt Nam sớm nâng hạng thành thị trường mới nổi, có chất lượng và năng lực cạnh tranh cao mang tầm vóc khu vực, toàn cầu, qua đó góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phấn đấu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại phát triển thịnh vượng trong 15-20 năm tới và tầm nhìn tới năm 2045.

Thủ tướng: Đưa thị trường chứng khoán Việt Nam sớm lên thành thị trường mới nổi

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Để thực hiện mục tiêu định hướng phát triển nêu trên, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các bộ, ngành địa phương tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ giải pháp. Một là cần có tư duy đột phá và hành động quyết liệt trong việc sớm hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách cho việc phát triển đồng bộ thị trường tài chính-tiền tệ nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.

“Ngay trong năm nay, phải ban hành đồng bộ hệ thống nghị định và các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư; nghiên cứu sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan khác trong thời gian tới”, Thủ tướng nói. Yêu cầu đặt ra đối với hệ thống quy định pháp luật là phải thực sự có tinh thần đổi mới, có tầm nhìn trung và dài hạn, tạo dựng được môi trường kinh doanh thuận lợi và cơ hội công bằng, bình đẳng cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Hai là, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các bộ, ngành liên quan cần phối hợp chặt chẽ để bảo đảm sự phát triển nhịp nhàng, đồng bộ các thị trường, trong đó có thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ và thị trường bảo hiểm; hướng tới cơ cấu các thị trường hoàn chỉnh để phát huy sức mạnh tổng hợp trong huy động các nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Ba là, thực hiện hiệu quả các giải pháp phát triển nhanh quy mô chất lượng của thị trường, trong đó đẩy nhanh cổ phẩn hoá DNNN gắn với niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán, thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhân niêm yết trên thị trường, tăng cường công khai, minh bạch, bảo vệ nhà đầu tư áp dụng các chuẩn mực quốc tế về thị trường, dịch vụ tài chính, kế toán kiểm toán và các thông lệ tốt nhất về quản trị doanh nghiệp.

Bốn là, sớm hoàn thiện cơ cấu tổ chức thị trường chứng khoán bảo đảm hạ tầng kỹ thuật cho phát triển thị trường ổn định, an toàn, bền vững, chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, tổ chức hệ thống giao dịch phù hợp, hiệu quả đối với cổ phiếu, trái phiếu và các sản phẩm khác, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp và các nhà đầu tư.

Năm là, tăng cường năng lực và tập trung nâng cao hiệu quả công tác quản lý, kiểm tra, giám sát và thực thi pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường. Củng cố, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước với các bộ, ngành, cơ quan chức năng; nâng cao năng lực phân tích, dự báo, kịp thời có đối sách, giải pháp phù hợp với những biến động bất thường trên thị trường quốc tế, trong nước; bảo đảm an ninh, an toàn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính, tiền tệ nói chung.

Sáu là, tập trung đổi mới một cách căn bản hệ thống công nghệ thông tin và ứng dụng các thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ hiệu quả hệ thống giao dịch, thanh toán, giám sát và nâng cao hiệu quả hoạt động của các dịch vụ tài chính, chứng khoán; sớm nghiên cứu, triển khai thực hiện số hóa tài sản giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Bảy là, chủ động hội nhập với thị trường tài chính, tiền tệ, chứng khoán khu vực quốc tế; bảo đảm tiệm cận với các thông lệ và chuẩn mực tốt nhất. Phấn đấu sớm nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi; đưa thị trường chứng khoán Việt Nam thành điểm đến an toàn, tin cậy, hiệu quả của các tổ chức tài chính quốc tế, các nhà đầu tư lớn trong khu vực, toàn cầu; góp phần từng bước phát triển các trung tâm tài chính tầm cỡ khu vực, quốc tế ở nước ta.

Cho rằng chặng đường phía trước của đất nước nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng còn nhiều khó khăn, thách thức, Thủ tướng bày tỏ tin tưởng rằng, với sức trẻ tuổi 20 với những kinh nghiệm, thành quả quý giá đã tích lũy trong nhiều năm, ngành chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp mà các thế hệ đi trước đã để lại, có đủ điều kiện và sẵn sàng vượt qua sóng gió để tiếp tục ra khơi, chinh phục biển lớn, như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển. Quyết chí, ắt làm nên”.

(0) Bình luận
  • Phường Khương Đình: Tổ chức tuyên truyền công tác PCCC&CNCH trên địa bàn
    Đảm bảo triển khai kịp thời, có hiệu quả Luật PCCC&CNCH năm 2024 đối với mô hình chính quyền 2 cấp (Không tổ chức UBND cấp huyện), Đội CC&CNCH khu vực số 13 - Phòng PC07, Công an Thành phố Hà Nội phối hợp UBND phường Khương Đình tổ chức Hội nghị triển khai Luật PCCC&CNCH và các văn bản thi hành Luật cho lãnh đạo, cán bộ chủ chốt trên địa bàn phường Khương Đình.
  • Khai mạc triển lãm HanoiPrintPack 2025
    HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
  • Khai mạc triển lãm ENTECH HANOI 2025
    Sáng ngày 25/6, Hội chợ triển lãm quốc tế công nghệ năng lượng-môi trường Hà Nội năm 2025 (ENTECH HANOI 2025) đã được khai mạc.
  • Taste of Queensland: Kết nối tôn vinh mối quan hệ đối tác bền chặt giữa Việt Nam và Queensland
    “Taste of Queensland” do Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư bang Queensland (TIQ) phối hợp với Hiệp hội Thịt và Chăn nuôi Australia (MLA) tổ chức tại Hà Nội đã trở thành điểm nhấn nổi bật trong hành trình thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa Queensland và Việt Nam.
  • Đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ 1-7-2025
    Văn phòng Chính phủ hoàn thành việc nâng cấp chức năng của Cổng Dịch vụ công quốc gia; phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối thông suốt với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh, đưa vào thử nghiệm chính thức trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trước ngày 28-6-2025 để bảo đảm vận hành thông suốt từ ngày 1-7-2025.
  • Tôn vinh 125 doanh nghiệp, cá nhân tại Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam năm 2025
    Tối 22/6, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Tự động hóa Việt Nam, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số tổ chức Lễ biểu dương “Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – Industrie 4.0 Awards” lần thứ tư, năm 2025.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Mở rộng “biên độ” cho các nhà sáng tạo nội dung âm nhạc
    Cùng với điện ảnh, âm nhạc là một trong những ngành trọng tâm trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Ngày càng có nhiều sản phẩm âm nhạc mới ra đời, cùng với đó là những ồn ào về vấn đề vi phạm bản quyền ngày càng gia tăng. Nếu không giải quyết triệt để vấn đề này sẽ rất khó để phát triển công nghiệp văn hóa ở lĩnh vực này, bởi vi phạm bản quyền chính là hủy hoại sự sáng tạo. Khi người tiêu dùng chưa có thói quen trả tiền cho sản phẩm văn hóa, giải trí thì bên cạnh việc hoàn thiện các quy định pháp luật để bảo vệ bản quyền cần chú trọng xây dựng thị trường tiêu dùng văn hóa một cách bền vững.
  • Khơi dậy khát vọng xây dựng xã Thanh Trì thành phường giàu đẹp, văn minh, hiện đại
    Ngày 26/7, Đảng bộ xã Thanh Trì đã tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, với sự tham dự của 208 đại biểu chính thức đại diện cho 2.966 đảng viên thuộc 68 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc Đảng bộ xã.
  • Ra mắt sách “Cuộc phiêu lưu của Bella và Harry”
    Sáng ngày 26/7, tại trụ sở NXB Kim Đồng đã diễn ra buổi giao lưu ra mắt sách “Cuộc phiêu lưu của Bella và Harry” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền – nhà khoa học lâm sàng người Việt đang sống tại Đan Mạch. Buổi giao lưu thu hút đông đảo bạn đọc nhỏ tuổi, phụ huynh và những người yêu văn học thiếu nhi.
  • Phường Phú Thượng khám chữa bệnh cho 162 đối tượng chính sách dịp 27/7
    Ngày 26/7, phường Phú Thượng đã tổ chức chương trình khám, chăm sóc sức khỏe miễn phí cho 162 đối tượng chính sách trên địa bàn nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025).
  • Đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh
    Việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh là cần thiết và cần bảo đảm công bằng, thích ứng với biến động giá cả.
Đừng bỏ lỡ
Thủ tướng: Đưa thị trường chứng khoán Việt Nam sớm lên thành thị trường mới nổi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO