Chuyển động Hà Nội

Thủ đô Hà Nội: Nhiều dự án trọng điểm dần hình thành, du lịch tiếp tục bứt phá

Quỳnh Chi 17:02 05/12/2024

Cục Thống kê Thành phố Hà Nội vừa cho biết, tình hình kinh tế - xã hội tháng 11/2024 và 11 tháng năm 2024 của Thủ đô tiếp tục phát triển về mọi mặt, trong đó có việc thực hiện vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước, du lịch…

Nhiều dự án trọng điểm của Thủ đô dần hình thành

Theo đó, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước (NSNN) do địa phương quản lý tháng 11 ước tính đạt 8.920 tỷ đồng, tăng 11,2 % so với thực hiện tháng trước và tăng 54,7% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó: Vốn NSNN cấp Thành phố 3.619 tỷ đồng, tăng 15,6% và tăng 36%; vốn NSNN cấp huyện 4.900 tỷ đồng, tăng 8,3% và tăng 67,3%; vốn NSNN cấp xã 401 tỷ đồng, tăng 9,2% và gấp 2,2 lần.

von-nha-nuoc.jpg
Vốn đầu tư thực hiện từ NSNN do địa phương quản lý 11 tháng năm 2024 (so với cùng kỳ năm trước).

Tính chung 11 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN do địa phương quản lý thực hiện được 62,3 nghìn tỷ đồng, tăng 38,2% so với cùng kỳ năm trước và đạt 75,2% kế hoạch năm 2024, trong đó: Vốn NSNN cấp Thành phố 24,1 nghìn tỷ đồng, tăng 32% và đạt 66,9%; vốn NSNN cấp huyện 35,4 nghìn tỷ đồng, tăng 39,9% và đạt 81,5%; vốn NSNN cấp xã 2,8 nghìn tỷ đồng, tăng 82,9% và đạt 83,7%.

Tại Hội nghị thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội ngày 4/12, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải đã báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố năm 2024. Theo đồng chí Hà Minh Hải, năm 2024, kinh tế Thủ đô duy trì tăng trưởng cao hơn cùng kỳ. GRDP 9 tháng đầu năm tăng 6,12% (cùng kỳ tăng 5,99%, dự kiến cả năm đạt khoảng trên 6,5% (cùng kỳ 6,27%)...

Ngoài ra, công tác phòng chống tiêu cực, lãng phí tiếp tục được đẩy mạnh. Thành phố Hà Nội đã tập trung quyết liệt trong việc nhận diện, rà soát 712 dự án chậm triển khai gây lãng phí nguồn lực và bức xúc xã hội. Hà Nội là địa phương đầu tiên cả nước thành lập Ban chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng chống lãng phí (ngày 20/11/2024).

Tình hình thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn Thành phố cũng có những bước chuyển biến tích cực. Cụ thể:

Dự án đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô thuộc nhóm dự án quan trọng quốc gia. Tuyến đường đi qua 3 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh), kết nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai và Nội Bài - Hạ Long có tổng chiều dài 112,8 km với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 85,8 nghìn tỷ đồng, tổng khối lượng giải phóng mặt bằng 1.386 ha, trên tuyến xây dựng 3 cầu lớn vượt sông Hồng, sông Đuống và 8 nút giao khác. Sau hơn 1 năm khởi công, đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đang dần hình thành, đã giải ngân 11,6% kế hoạch vốn.

phoi-canh-2.jpg
Phối cảnh đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô.

Dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1) có chiều dài 2,3 km, mặt cắt ngang 50 m và hợp phần 2 cầu vượt tại nút giao Láng Hạ - Nguyễn Chí Thanh. Điểm đầu tuyến đường giao với đường Cát Linh - La Thành - Yên Lãng tại Hoàng Cầu (quận Đống Đa) và điểm cuối tại nút giao thông Voi Phục (quận Ba Đình). Mức đầu tư giai đoạn 1 dự án hơn 7,2 nghìn tỷ đồng từ nguồn ngân sách Thành phố, trong đó chi phí xây dựng 627 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng 5,8 nghìn tỷ đồng. Đến nay dự án đã giải ngân 43,6% kế hoạch vốn.

Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai với chiều dài 21,7 km, đoạn nút giao Ba La quận Hà Đông đến Thị trấn Xuân Mai huyện Chương Mỹ. Dự án nâng cấp thành 4 - 6 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h, chiều rộng nền đường được mở 50m - 60m góp phần hoàn chỉnh trục đường hướng tâm kết nối Quốc lộ 21A đường Hồ Chí Minh và tuyến đường Vành đai 4 vùng Thủ đô. Tổng vốn đầu tư 8,1 nghìn tỷ đồng từ nguồn ngân sách Thành phố, trong đó trên 5,1 nghìn tỷ đồng giải phóng mặt bằng; 2,9 nghìn tỷ đồng chi phí xây dựng, mua sắm thiết bị. Đến nay dự án đã giải ngân 10,1% kế hoạch vốn.

Dự án tuyến đường cao tốc Đại Lộ Thăng Long, đoạn nối từ Quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình có chiều dài 6,7 km, điểm đầu kết nối giữa cao tốc Đại lộ Thăng Long với Quốc lộ 21, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, điểm cuối kết nối với đường Hòa Lạc - Hòa Bình; mặt cắt ngang từ 120m - 180m. Tổng mức đầu tư toàn dự án 5,2 nghìn tỷ đồng. Đến nay dự án đã giải ngân 11% kế hoạch vốn.

yen-xa.jpg
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài và Chủ tịch Trần Sỹ Thanh kiểm tra tại Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá (Ảnh: Viết Thành).

Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá thành phố Hà Nội có mức đầu tư 16,3 nghìn tỷ đồng, trong đó, 84,1% vốn vay ODA từ Chính phủ Nhật Bản. Dự án bao gồm một nhà máy xử lý nước thải với công suất 270 nghìn m³/ngày đêm và tuyến cống gom nước thải dọc sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, một phần sông Nhuệ với diện tích phục vụ khoảng 4.874 ha. Đến nay hệ thống dẫn nước thải từ sông Tô Lịch về nhà máy trên để xử lý đã hoàn thành 90% khối lượng, ngày 1/12/2024 Nhà máy Xử lý nước thải Yên Xá đi vào vận hành thử nghiệm.

Du lịch Thủ đô tiếp tục bứt phá

Quyền Cục trưởng Cục Thống kê Thành phố Hà Nội Vũ Văn Tấn, cho biết, những tháng cuối năm, ngành Du lịch Thủ đô đưa ra nhiều chương trình kích cầu du lịch nội địa; các doanh nghiệp du lịch, lữ hành mở bán nhiều Chương trình Du lịch Tết Ất Tỵ 2025 với đa dạng sự lựa chọn và mức giá khuyến mãi tốt nhất thông qua việc khuyến khích đăng ký sớm, tạo sức hút khách đặt tour, tăng sức mua tour du lịch dịp nghỉ Lễ dài ngày cuối năm. Đồng thời, Thành phố xây dựng đa dạng các hình thức truyền thông trên các nền tảng số, Website, nền tảng mạng xã hội và các hình thức tuyên truyền quảng bá khác phù hợp trên không gian mạng nhằm tạo sức lan tỏa lớn và thu hút khách đến Hà Nội.

du-lich.jpg
Khách du lịch đến Hà Nội do cơ sở lưu trú phục vụ 11 tháng năm 2024 (so với cùng kỳ năm trước).

Nhiều chương trình Lễ hội lớn được tổ chức trong tháng như Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội khơi gợi sự quan tâm, tìm hiểu và niềm tự hào của người dân và công chúng về di sản của Hà Nội; Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, ẩm thực truyền thống của Thủ đô Hà Nội, tạo nguồn lực phát triển, xây dựng và khai thác có hiệu quả thương hiệu văn hóa, ẩm thực, qua đó khẳng định vị thế của Hà Nội là điểm đến ẩm thực hấp dẫn tới bạn bè trong nước, khu vực và quốc tế.

“Tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội tháng 11/2024 ước đạt 677 nghìn lượt người, tăng 13,8% so với tháng trước và tăng 26% so với cùng kỳ năm trước; tính chung 11 tháng năm 2024 khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 5.795 nghìn lượt người, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm trước. Khách quốc tế tháng 11/2024 ước đạt 495 nghìn lượt người, tăng 19% so với tháng trước và tăng 32,4% so với cùng kỳ năm trước.

lehoisang-tao.jpg
Khách quốc tế chụp ảnh kỷ niệm tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024.

Tính chung 11 tháng năm 2024, khách quốc tế ước đạt 4.027 nghìn lượt người, tăng 36,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến từ Hàn Quốc đạt 462,1 nghìn lượt người, tăng 8,8%; Trung Quốc 455,9 nghìn lượt người, tăng 68,1%; Mỹ 254,7 nghìn lượt người, tăng 22,8%; Nhật Bản 240,9 nghìn lượt người, tăng 21,2%; Anh 212,2 nghìn lượt người, tăng 39%; Pháp 193,4 nghìn lượt người, tăng 52,9%; Đức 142,5 nghìn lượt người, tăng 46,1%; Malaysia 105,5 nghìn lượt khách, tăng 8,6%; Singapore 87,3 nghìn lượt người, tăng 3,6%; Canada 70,8 nghìn lượt người, tăng 27,3%” – ông Vũ Văn Tấn, chia sẻ.

Ngoài ra, khách du lịch nội địa tháng 11/2024 ước đạt 182 nghìn lượt người, tăng 1,7% so với tháng trước và tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2024, khách du lịch nội địa đến Hà Nội ước đạt 1.768 nghìn lượt người, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Hà Nội ra mắt Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo
    Tối 10/12, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra Lễ tổng kết Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 và Ra mắt trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội. Việc cho ra đời Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo cho thấy cam kết của Hà Nội với UNESCO khi tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo.
  • Thành lập thành phố Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình
    Với 100% thành viên có mặt tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Ninh Bình. Nghị quyết có hiệu lực từ 1-1-2025.
Đừng bỏ lỡ
Thủ đô Hà Nội: Nhiều dự án trọng điểm dần hình thành, du lịch tiếp tục bứt phá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO