Chuyển động Hà Nội

Thị xã Sơn Tây: Khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

Quỳnh Phạm 11:55 04/04/2024

Chia sẻ về định hướng phát triển du lịch trên địa bàn, đồng chí Trần Anh Tuấn - Bí thư Thị ủy Sơn Tây (TP. Hà Nội) khẳng định, Thị xã Sơn Tây chú trọng phát triển du lịch dịch vụ, sinh thái, nghỉ dưỡng. Đồng thời, Thị xã Sơn Tây đã, đang đẩy mạnh khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống, chuẩn hóa lại các lễ hội gắn với phát triển du lịch.

Thị xã Sơn Tây địa điểm diễn ra “Hội nghị giao ban công tác tuyên giáo Thành phố quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2024” sáng ngày 3/4/2024. Hội nghị do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội phối hợp Thị ủy Sơn Tây tổ chức. Tại Hội nghị này, Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn đã chia sẻ về công tác tuyên giáo địa phương, cùng đó giới thiệu tiềm năng, hướng phát triển du lịch của “xứ Đoài vùng đất đá ong”.

atua224.jpg
Đồng chí Trần Anh Tuấn - Bí thư thị ủy Sơn Tây phát biểu tại Hội nghị giao ban công tác tuyên giáo Thành phố quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2024.

Theo đồng chí Trần Anh Tuấn, trong công tác tuyên giáo, Ban Tuyên giáo Thị ủy thời gian qua đã thực hiện tốt các nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy cũng như Đảng bộ Thị xã Sơn Tây. Ngành tuyên giáo Thị ủy cũng đặc biệt quan tâm công tác bồi dưỡng, đào tạo, giáo dục chính trị. Năm vừa qua, Ban Tuyên giáo Thị ủy và cá nhân đồng chí Trưởng ban Tuyên giáo Thị ủy đã được Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy khen thưởng. Ngoài ra, các đồng chí làm việc tại Ban Tuyên giáo Thị ủy luôn được cấp trên đánh giá xếp loại hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh những thành tựu kể trên của ngành tuyên giáo, Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn chia sẻ, Sơn Tây là vùng đất hai vua gồm vua Phùng Hưng và vua Ngô Quyền. Sơn Tây còn được biết đến là “dân kẻ mía” vì gắn liền với truyền thuyết bà chúa Mía. Vì thế, vùng đất xứ Đoài xưa có Chùa Mía, Chợ Mía, gà Mía… Ngoài ra, thị xã Sơn Tây có 244 di tích lịch sử, trong đó có 80 di tích đã xếp hạng cấp quốc gia và thành phố. Những di tích nổi bật của vùng đất này có thể nhắc đến Đền Và, lăng vua Ngô Quyền - Phùng Hưng, Thành cổ Sơn Tây, chùa Khai Nguyên, đền Măng Sơn…

thanh-co-sontay.jpg
Giáo viên và học sinh trên địa bàn Thị xã Sơn Tây tham quan, tìm hiểu giá trị văn hóa lịch sử trong khuôn viên Thành cổ Sơn Tây.

“Trong đó, Thành cổ Sơn Tây đã, đang được bảo tồn nguyên vẹn và chúng tôi đang trong giai đoạn tu bổ, tôn tạo thành cổ để đưa nơi này thành điểm đến du lịch hấp dẫn của Thủ đô”, đồng chí Trần Anh Tuấn, cho biết.

Đặc biệt, tại vùng đất xứ Đoài xưa có một di tích nổi tiếng nhưng ít người nhắc đến, đó là Văn Miếu Sơn Tây được xây dựng từ thế kỷ XV, nơi đây đang còn lưu giữ 288 văn bia Tiến sĩ và khoa bảng của cả xứ Đoài và các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang. Theo đồng chí Trần Anh Tuấn, Văn Miếu Sơn Tây cũng là một di tích lịch sử, văn hóa đặc sắc của địa phương nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung. Bên cạnh đó, Sơn Tây có cảnh quan, sinh thái rất đa dạng, nằm dưới chân núi Ba Vì, hồ Đồng Mô, hồ Xuân Khanh, làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, sông Hồng, sông Tích, sông Hang...

khu-di-tich-van-mieu-son-tay.jpg
Văn Miếu Sơn Tây cũng là một di tích lịch sử, văn hóa đặc sắc của địa phương nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung

Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn nhấn mạnh, Thị xã sẽ đẩy mạnh trọng tâm phát triển du lịch dịch vụ sinh thái, nghỉ dưỡng theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Chính vì thế, thị xã Sơn Tây đã tập trung cao độ trong việc gìn giữ, phát huy các giá trị lịch sử văn hóa để phát triển du lịch.

Trong hai năm vừa qua, du lịch Sơn Tây đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Năm 2023 là năm đầu tiên Thị xã đón trên 1 triệu lượt khách du lịch, nhiều nhất từ trước đến nay. Tiếp đến, Diễn đàn Du lịch ASEAN 2024 vừa qua đã trao giải thưởng sản phẩm du lịch bền vững ASEAN năm 2024 cho ẩm thực truyền thống làng cổ Đường Lâm.

pho-di-bo.jpg
Không gian phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây buổi tối tấp nập người dân và du khách tham quan, trải nghiệm.

Năm 2024, Sơn Tây tiếp tục trọng tâm khôi phục lại các giá trị văn hóa truyền thống, chuẩn hóa lại các lễ hội để gắn với phát triển du lịch. Dẫn một hoạt động để minh chứng cho điều này, đồng chí Trần Anh Tuấn, cho biết từ năm 2022, Thị xã Sơn Tây đã tổ chức Giải vật dân tộc tranh cúp Phùng Hưng. Tháng 4/2024 này, thị xã tiếp tục tổ chức Giải vật dân tộc lần thứ 3 với sự tham gia của các đô vật từ 20 tỉnh, thành trên cả nước.

“Chúng tôi tổ chức Giải vật dân tộc vì sinh thời lúc trai trẻ, Phùng Hưng là một đô vật nổi tiếng của vùng xứ Đoài. Sự tích Phùng Hưng tay không giết hổ cho thấy sức mạnh, trí tuệ của ngài. Khi tuyển quân để khởi nghĩa, Phùng Hưng đi đến các sới vật để tuyển nghĩa sĩ. Vì vậy, Giải vật dân tộc tranh cup Phùng Hưng của Thị xã Sơn Tây nhằm tôn vinh sự nghiệp của vua Phùng Hưng - Bố Cái đại vương, cũng như tinh thần thượng võ của dân tộc Việt Nam. Giải vật dân tộc tranh cúp Phùng Hưng qua các năm tổ chức đã nhận được sự quan tâm của người dân, giới chuyên môn đánh giá cao”, đồng chí Trần Anh Tuấn, chia sẻ.

Bên cạnh đó, Thị xã Sơn Tây khôi phục lễ hội “Trung thu Thành cổ - Sơn Tây xứ Đoài” với nhiều hoạt động đặc sắc như Liên hoan múa lân - rồng, hội thi và diễu hành mô hình đèn Trung thu đẹp; hội thi trang trí, trưng bày mâm cỗ Tết Trung thu truyền thống… Lễ hội đã góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và khôi phục lại những nét đẹp của Tết Trung thu Hà Nội xưa, tạo không gian văn hóa, điểm đến du lịch cho nhân dân. Lễ hội đã trở thành "thương hiệu" của Sơn Tây, thu hút hàng vạn du khách trong và ngoài nước đến với xứ Đoài miền đất đá ong khi Lễ hội được tổ chức./.

2024 là năm đặc biệt đối với Thị xã Sơn Tây với Lễ kỷ niệm 70 năm Giải phóng Sơn Tây, 100 năm thành lập Thị xã Sơn Tây và 555 năm danh xưng Sơn Tây. Chúng tôi dự kiến tổ chức 3 Lễ kỷ niệm này vào ngày 3/8/2024.

Thị xã Sơn Tây đang xây dựng đề án, chương trình cho các sự này để trình Thành phố. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thị xã rất mong nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ban tuyên giáo quận, huyện của Thủ đô và các cơ quan báo chí trong việc tuyên truyền, quảng bá giá trị văn hóa lịch sử Sơn Tây.

Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Báo chí Thủ đô đa dạng phương thức tuyên truyền, nâng cao hiệu quả
    Chiều 10/7, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí Thành phố tháng 7/2025. Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Huy Cường chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa
    Sáng 10/7, tại kỳ họp thứ 25, HĐND TP. Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nghị quyết được thông qua nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô, mở đường cho mô hình phát triển kinh tế - văn hóa gắn với bảo tồn di sản, gìn giữ bản sắc Thủ đô.
  • Nhiều chính sách ưu đãi đối với hoạt động tái chế rác thải
    Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 25, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, sáng 10/7, với tỷ lệ tán thành cao, HĐND Thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đối với hoạt động tái chế rác thải sử dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất trên địa bàn Thành phố Hà Nội (thực hiện điểm d khoản 2 Điều 28 của Luật Thủ đô).
  • Hà Nội: Quan tâm chăm lo chu đáo gia đình chính sách, người có công
    Hướng tới Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô thực hiện những hoạt động thiết thực, ý nghĩa để thể hiện tình cảm, trách nhiệm, sự tri ân sâu sắc đối với những người có công với cách mạng.
  • “Bệ phóng” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội phát triển, đóng góp nhiều hơn vào GRDP Thủ đô
    “Nghị quyết quy định một số nội dung chi và mức chi đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2026-2030” đã được HĐND Thành phố Hà Nội thông qua vào chiều ngày 9/7, tại kỳ họp thứ 25. Đây là “bệ phóng” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Hà Nội đóng góp nhiều hơn vào GRDP thành phố, phát triển kinh tế tư nhân theo định hướng của Trung ương và Thành ủy Hà Nội đặt ra.
  • Phường Cửa Nam sử dụng Robot AI hỗ trợ người dân thực hiện thủ tục hành chính
    Phó Chủ tịch UBND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) Trịnh Ngọc Trâm vừa chia sẻ: “Từ ngày 10/7, phường Cửa Nam sử dụng Robot AI áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để nhằm hỗ trợ tự động hoá trong việc hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện các thủ tục hành chính”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Góc nhìn đa chiều và sâu sắc của một học giả Nhật về Việt Nam
    Nhằm cung cấp thêm cho bạn đọc góc nhìn của một học giả nước ngoài về Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sbooks xuất bản cuốn sách “Việt Nam - Một góc nhìn từ Nhật Bản” của GS.TS. Furuta Motoo. Không chỉ thể hiện tầm vóc học thuật, cuốn sách còn là sự kết tinh của gần 50 năm gắn bó, nghiên cứu nghiêm túc và đầy tâm huyết của một học giả Nhật Bản dành cho đất nước hình chữ S.
  • Ra mắt sách “Trở về từ hỗn loạn” của tác giả Trần Nhật Minh
    Công ty TNHH Sách và Truyền thông Việt Nam (Tri Thức Trẻ Books) phối hợp cùng NXB Thông tin và Truyền thông vừa ra mắt độc giả cuốn sách “Trở về từ hỗn loạn” của tác giả Trần Nhật Minh. Cuốn sách thuộc thể loại tâm lý ứng dụng, tập trung giải mã các biểu hiện tâm lý cực đoan, các hội chứng rối loạn thường gặp và hướng dẫn người đọc thực hành phương pháp Inner Role Therapy – Trị liệu nội vai.
  • Khởi dựng hai chương trình nghệ thuật đặc biệt Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi dựng chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc.
  • Báo chí Thủ đô đa dạng phương thức tuyên truyền, nâng cao hiệu quả
    Chiều 10/7, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí Thành phố tháng 7/2025. Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Huy Cường chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
  • Nhiều chính sách ưu đãi đối với hoạt động tái chế rác thải
    Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 25, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, sáng 10/7, với tỷ lệ tán thành cao, HĐND Thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đối với hoạt động tái chế rác thải sử dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất trên địa bàn Thành phố Hà Nội (thực hiện điểm d khoản 2 Điều 28 của Luật Thủ đô).
Đừng bỏ lỡ
Thị xã Sơn Tây: Khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO