Nhịp sống Hà Nội

Điều chỉnh tuyến buýt số 67 Phùng - Bến xe Sơn Tây kết nối 2 vùng đất xứ Đoài

Mai Chi 20:55 01/03/2024

Từ ngày 1/3/2024, Tổng công ty vận tải Hà Nội thực hiện điều chỉnh lộ trình, dịch vụ tuyến buýt số 67 Phùng (huyện Đan Phượng) – Bến xe Sơn Tây (Thị xã Sơn Tây). Tuyến buýt góp phần kết nối 2 vùng đất giàu truyền thống văn hóa - lịch sử của xứ Đoài.

Theo đó, Xí nghiệp Xe buýt 10-10 (Transerco) là đơn vị vận hành tuyến buýt số 67 và thực hiện điều chỉnh. Cụ thể: Điểm đầu (A) - giữ nguyên: Phùng (Bến xe buýt Đan Phượng - phố Tây Sơn, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng) và Điểm cuối (B) thay đổi thành Kim Sơn (lề đường ven hồ Đồng Mô - tỉnh lộ 416, xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây). Cự ly tuyến là 35,25 km (trong đó chiều đi: 35 km; chiều về: 35,5 km).

bus-phung-son-tay-3-.jpg
Lộ trình, dịch vụ tuyến buýt số 67 Phùng (huyện Đan Phượng) – Bến xe Sơn Tây (Thị xã Sơn Tây) vừa được điều chỉnh.

Thời gian hoạt động tuyến buýt số 67 Phùng – Kim Sơn (thị xã Sơn Tây), thời gian từ 5 giờ sáng đến 20 giờ 30 phút hàng ngày, tần suất 25 - 30 phút/chuyến với giá vé 9000đ/lượt.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội yêu cầu Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Thành phố Hà Nội có trách nhiệm phối hợp với các phòng nghiệp vụ Sở Giao thông Vận tải thành phố, Sở Tài chính và đơn vị vận hành tổ chức thực hiện điều chỉnh. Căn cứ nhiệm vụ được giao thực hiện các công việc liên quan theo đúng các quy định hiện hành và chịu trách nhiệm về tính chuẩn xác và tính hợp pháp của các thông tin, số liệu, tài liệu gửi kèm theo hồ sơ trình duyệt.

bus-phung-son-tay-2-.jpg
Điểm đầu tuyến số 67 Phùng – Bến xe Sơn Tây giữ nguyên: Phùng (Bến xe buýt Đan Phượng - phố Tây Sơn, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng) và Điểm cuối (B) thay đổi thành Kim Sơn (lề đường ven hồ Đồng Mô - tỉnh lộ 416, xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây).
bus-phung-son-tay-6-.jpg
Tuyến buýt số 67 Phùng – Bến xe Sơn Tây góp phần nâng cao chất lượng xe buýt.

Kiểm tra, rà soát lại lộ trình, cự ly vận hành và các chỉ tiêu kỹ thuật tuyến trong quá trình thực hiện đảm bảo tính chính xác của khối lượng được nghiệm thu; chịu trách nhiệm về tính chính xác của khối lượng sản phẩm dịch vụ được nghiệm thu; kịp thời báo cáo những phát sinh, thay đổi liên quan đến các chỉ tiêu vận hành tuyến trong quá trình thực hiện.

Sau 3 tháng vận hành tính từ thời điểm điều chỉnh tuyến, đề nghị Trung tâm chủ trì, phối hợp với Tổng công ty vận tải Hà Nội tổ chức khảo sát, đánh giá sản lượng hành khách và tỷ lệ trợ giá chi phí sau khi điều chỉnh tuyển và đề xuất phương án hoạt động của tuyến cho phù hợp với quy định của Luật Đấu thầu, các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.

bus-phung-son-tay-5-.jpg
Hành khách hào hứng với trong ngày đầu điều chỉnh tuyến buýt số 67 Phùng - Bến xe Sơn Tây.
bus-phung-son-tay-4-.jpg
Tuyến buýt số 67 Phùng – Bến xe Sơn Tây hướng tới phát triển kinh tế - văn hóa – du lịch của xã Kim Sơn nói riêng, thị xã Sơn Tây và Hà Nội nói chung.

Có thể nói, nhiều năm qua, hệ thống xe buýt ở Thủ đô đã khẳng định được vai trò chủ lực trong mạng lưới vận tải hành khách công cộng.

Việc điều chỉnh điểm cuối, lộ trình, dịch vụ tuyến buýt số 67 Phùng – Bến xe Sơn Tây góp phần nâng cao chất lượng xe buýt, hướng tới phát triển kinh tế - văn hóa – du lịch của xã Kim Sơn nói riêng, thị xã Sơn Tây và Hà Nội nói chung, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trên địa bàn cũng như kết nối du khách đến với “Xứ Đoài miền đất đá ong” và ngược lại, Đan Phượng - “cái nôi xứ Đoài mây trắng”./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ngẩn ngơ trước vẻ đẹp của Hà Nội mùa thay lá
    Thủ đô mỗi mùa mang một sắc, mỗi con phố nhuốm một màu. Đó cũng chính là nét đẹp riêng của Hà Nội khiến bao người say đắm. Đi đạo phố phường những ngày này, mọi người sẽ cảm nhận được sự dịu dàng, thơ mộng của thiên nhiên lúc giao mùa.
  • Khoảnh khắc đẹp nhất tháng Ba Hà Nội: “Hoa ban bung nở”
    Mỗi độ tháng 3 về, Thủ đô Hà Nội lại được điểm tô bởi sắc tím thanh khiết của hoa ban – loài hoa đặc trưng của vùng núi rừng Tây Bắc. Dọc các tuyến phố như Hoàng Diệu, Bắc Sơn, Nguyễn Du, Thanh Niên…, từng chùm hoa ban bung nở, tạo nên khung cảnh lãng mạn như tranh vẽ.
  • Công viên Cầu Giấy - "Lá phổi xanh" giữa Thủ đô
    Sau nhiều năm đưa vào hoạt động, Công viên Cầu Giấy đã xuống cấp và đang được triển khai cải tạo, sửa chữa nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu vui chơi, giải trí, tập thể dục thể thao… của người dân.
  • Tân binh Thị xã Sơn Tây lên đường nhập ngũ với ý chí, hành trang của Thủ đô anh hùng
    Đại diện cho hơn 100 tân binh thị xã Sơn Tây lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an Nhân dân năm 2025, công dân Nguyễn Duy Long đã hứa: Tiếp tục phát huy truyền thống quê hương Sơn Tây – Thủ đô anh hùng, luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, Quân đội, Công an và nhân dân giao phó.
  • Hà Nội: Lan tỏa văn hóa đọc từ Lễ hội Xuân Ất Tỵ chùa Bối Khê
    Tại Lễ hội xuân Ất Tỵ chùa Bối Khê (xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội) từ ngày 10 đến 12 tháng Giêng, cạnh ngôi chùa cổ kính vừa đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt là không gian văn hóa đọc đặc sắc thu hút đông đảo nhân dân, các em nhỏ.
  • Thị xã Sơn Tây phát động Tết trồng cây và khai bút xuân Ất Tỵ 2025
    Sáng 5/2 (mùng 8 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại cụm di tích Đền thờ vua Phùng Hưng; Đền thờ và lăng Vua Ngô Quyền (thôn Cam Lâm - xã Đường Lâm), Thị ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ khai bút đầu năm và phát động Tết trồng cây xuân Ất Tỵ 2025.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Điều chỉnh tuyến buýt số 67 Phùng - Bến xe Sơn Tây kết nối 2 vùng đất xứ Đoài
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO