Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Thị xã Sơn Tây: Chủ động giáo dục học sinh thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh

Quỳnh Chi 16:12 09/06/2024

Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) – nhà giáo Phan Thị Thu Hương, cho biết, hoạt động giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, nếp sống thanh lịch, văn minh, các giá trị tinh thần cao đẹp, nhân văn trong các nhà trường đã thu được nhiều kết quả tích cực.

Chủ động giáo dục đạo đức, nếp sống thanh lịch, văn minh đem lại nhiều quả ngọt

10 năm qua, ngành giáo dục và đào tạo thị xã Sơn Tây đã tích cực thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, góp phần thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

tuyen-duong.jpg
Lãnh đạo thị xã Sơn Tây tuyên dương, khen thưởng học sinh tiêu biểu trong phong trào “Nói lời hay - Làm việc tốt - Ứng xử văn minh” năm học 2023 - 2024.

Hiện thực hóa mục tiêu lớn tại Nghị quyết số 29-NQ/TW và Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngành giáo dục thị xã Sơn Tây luôn chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh. “Trước hết là tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc; giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống. Song song với đó là hình thành nếp sống thanh lịch, văn minh, “mình vì mọi người, mọi người vì mình”; khẳng định, tôn vinh cái đúng, tốt đẹp, tích cực, cao thượng; nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn; đề cao, tôn trọng con người; quan tâm nâng cao trí tuệ, cải thiện chất lượng sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam”, nhà giáo Phan Thị Thu Hương, cho biết.

Với sự vào cuộc chủ động, tích cực của toàn ngành, trong 10 năm qua, hoạt động giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, nếp sống thanh lịch, văn minh, ý thức tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, các giá trị tinh thần cao đẹp, nhân văn đã có nhiều đổi mới, đem lại những kết quả đáng khích lệ. Trong đó 100% các nhà trường quan tâm tổ chức cho học sinh được tham quan và tìm hiểu về các di tích lịch sử, văn hóa địa phương: Thành Cổ Sơn Tây, Làng cổ Đường Lâm, Khu Tưởng niệm Bác Hồ tại K9, Lăng Bác, Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám…

Qua đó học sinh được bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, có thêm những hiểu biết về văn hóa, về lịch sử, các di tích của địa phương, thêm tự hào về truyền thống quê hương, nâng cao tầm hiểu biết về văn hóa các dân tộc và có ý thức hướng về cội nguồn, giữ gìn, phát huy truyền thống dân tộc; bồi dưỡng kỹ năng sống cho học sinh, giúp các em có cơ hội thể hiện năng lực bản thân.

Ngành giáo dục Sơn Tây phối hợp với Đoàn Thanh niên Thị xã phát động phong trào “Nói lời hay - Làm việc tốt - Ứng xử văn minh” trong hai năm học gần nhất, 100% trường học đã triển khai tới toàn thể học sinh thực hiện tốt nội dung này. 98,28% học sinh đã thực hiện tốt phong trào “Nói lời hay - Làm việc tốt - Ứng xử văn minh”. Phong trào này đã góp phần giáo dục đạo đức, khả năng giao tiếp, ứng xử và nâng cao ý thức kỷ luật cho học sinh tại các nhà trường trên địa bàn. Học sinh tự giác chấp hành về các quy định của pháp luật đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT) và văn hóa giao thông, góp phần giảm thiểu vi phạm ATGT, tai nạn giao thông liên quan đến thanh thiếu nhi.

stay-doivien.jpg
Các em học sinh tham quan, trải nghiệm di sản và nhà trường tổ chức kết nạp đội viên mới tại điện Kính Thiên - Thành cổ Sơn Tây.

“Nhiều học sinh nhặt được ví tiền, đồng hồ, dây chuyền… đều tìm cách trả lại người đánh rơi. Học sinh tích cực tham gia các cuộc vận động: Tết vì bạn nghèo, Những viên gạch hồng, Tết yêu thương, Học bổng cho học sinh nghèo, Ủng hộ học sinh vùng lũ lụt... Những điều đó góp phần giáo dục các em tính trung thực, thật thà, tình yêu thương, biết sẻ chia trong cuộc sống. Học sinh biết hướng tới lối sống “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”.

Nhà giáo Phan Thị Thu Hương.

Bên cạnh đó, các trường học từ cấp mầm non tới THCS đã phối hợp Công an Thị xã lồng ghép trong chương trình giảng dạy chính khóa về an toàn giao thông và phổ biến, tuyên truyền, giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khóa về “Văn hóa giao thông” cho học sinh. Công tác giáo dục về phòng, chống tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử, chất gây nghiện mới cho giáo viên, học sinh được thực hiện thường xuyên. 100% học sinh Tiểu học và THCS đã ký cam kết không sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử, chất gây nghiện trong học sinh, xây dựng môi trường học đường không khói thuốc. Từ đó nâng cao ý thức cho các em học sinh, góp phần tích cực xây dựng một môi trường sống, học tập, làm việc có văn hóa, an toàn, lành mạnh.

Thời gian qua, toàn bộ học sinh tiểu học và THCS trên địa bàn Thị xã Sơn Tây ký cam kết giữ vệ sinh môi trường, góp phần tạo cảnh quan trường lớp luôn xanh - sạch - đẹp. Các em học sinh thực hiện nếp sống văn hóa văn minh: không bỏ rác bừa bãi trong lớp học, trong sân trường, các nơi công cộng. Các trường học trồng thêm hoa và chăm sóc cây xanh, trang trí cây xanh trong lớp học. Học sinh tham gia tuyên truyền cho gia đình, người thân thực hiện nghiêm quy định của Thị xã trong việc bỏ rác thải sinh hoạt hàng ngày tại nơi cư trú, bỏ rác thải đúng giờ và đúng nơi quy định đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị.

Gợi mở hướng xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam theo mục tiêu Nghị quyết số 33-NQ/TW

Tuy nhiên, Phòng Giáo dục và Đào tạo Thị xã Sơn Tây cũng thẳng thắn nhìn nhận, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh các trường phổ thông trên địa bàn vẫn còn những hạn chế. Nguyên nhân chính là sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong giáo dục con người có lúc chưa thường xuyên; sự phát triển của Internet cùng các nền tảng mạng xã hội không có sự kiểm soát chặt chẽ về mặt nội dung cũng như giới hạn lứa tuổi đã tạo môi trường thiếu lành mạnh trong giáo dục trẻ em…

son-tay-ngay-sach.jpg
Các em học sinh trường Tiểu học Lê Lợi (Thị xã Sơn Tây) tham gia Ngày sách và Văn hóa đọc năm 2024 tại nhà trường.

Để góp phần xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, toàn xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng, lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Thị xã Sơn Tây cho rằng cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu. Thứ nhất, tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, tư tưởng và nhận thức về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường học.

Tiếp đến, cần đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh ngay từ cấp học mầm non. Tăng cường hoạt động giáo dục kỹ năng sống, trải nghiệm, gắn bài học với thực hành. Xây dựng môi trường nhà trường hạnh phúc, thân thiện, tích cực; lối sống “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”… Tôn vinh, nhân rộng các giá trị tốt đẹp, nhân văn, cái đúng, cái đẹp và các giá trị cốt lõi của con người.

Cần tiếp tục phổ biến rộng rãi các tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị; giới thiệu, tôn vinh giá trị của các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn nhằm nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, tạo bản lĩnh và sức đề kháng cho học sinh, góp phần chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, bảo vệ truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Cuối cùng là phát huy vai trò, trách nhiệm của thầy cô giáo, gia đình và xã hội trong công tác quản lý, giáo dục đạo đức cho học sinh; trong thực hiện các giải pháp đấu tranh loại trừ các sản phẩm độc hại, phản văn hóa, những nội dung trái thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng xấu đến xây dựng con người trên các nền tảng xã hội và trong môi trường giáo dục. Từ đó, xây dựng môi trường sống, môi trường giáo dục lành mạnh, văn minh, tiến bộ./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Về bến nước xưa
    Hoàng Khánh Duy là một cây bút tài năng với những truyện ngắn lấy bối cảnh miệt vườn sông nước miền Tây. Những câu chuyện của anh thường gắn liền với hình ảnh của những bà má quê, những phụ nữ Nam Bộ hiền lành, chân chất, chịu thương chịu khó nhưng số phận còn nhiều thua thiệt. Với ngòi bút chân thật và trái tim trong sáng, Hoàng Khánh Duy đã chia sẻ với bạn đọc những cảm nhận sâu sắc về những giá trị chân thiện mỹ trong cuộc sống. Truyện ngắn "Về bến nước xưa" với mạch cảm xúc như thế.
  • Chuyện cùng nhà văn hóa - nhà báo Hữu Ngọc giờ mới kể
    Đối với những người làm báo trẻ về tuổi đời lẫn tuổi nghề, không có gì quý báu hơn khi được gặp gỡ, nghe chuyện đời, chuyện nghề của các nhà báo lão thành. May mắn trong 15 năm làm báo, tôi được gặp nhà văn hóa - “đại” nhà báo Hữu Ngọc. Trước một “cây cổ thụ” Hữu Ngọc, phóng viên trẻ dù tài năng, thành công đến mấy cũng cảm thấy bé nhỏ trước kiến thức sâu rộng, sự tận hiến với nghề của ông.
  • Bế mạc Liên hoan sân khấu Kịch Công an Thủ đô lần thứ II - năm 2024
    Tối ngày 21/6, Liên hoan sân khấu Kịch Công an Thủ đô lần thứ II - năm 2024 đã chính thức khép lại, sau 3 ngày tranh tài sôi nổi. Liên hoan khép lại với các giải thưởng được trao cho các vở diễn xuất sắc.
  • Kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra trong 2 ngày 27 và 28/6
    Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 27 đến ngày 28/6 với tổng số thí sinh đăng ký dự thi là hơn 1.071.000 em trên khắp 63 tỉnh, thành phố.
  • Nhận ưu đãi tương đương 50% phí trước bạ khi mua xe BMW
    THACO AUTO và BMW triển khai chương trình ưu đãi hấp dẫn tương đương 50% phí trước bạ dành cho khách hàng khi mua xe BMW trong tháng 6/2024.
Đừng bỏ lỡ
  • Nhộn nhịp mùa sen Tây Hồ
    Những ngày tháng 6 Hà Nội liên tục đón những đợt nóng gay gắt nhưng không khí nhộn nhịp tại những đầm sen ở quanh khu vực Thung lũng hoa hồ Tây (quận Tây Hồ) vẫn không hề bị ảnh hưởng. Hàng trăm lượt du khách tìm đến chụp ảnh mỗi ngày đã tạo nên một bầu không khí vô cùng ấn tượng.
  • Ra mắt cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Cuốn sách tuyển chọn 92 bài viết, bài phát biểu, bài nói, lược ghi, trả lời phỏng vấn, thư... gửi gắm những thông điệp sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư đối với đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ và những người làm công tác văn hóa.
  • Bảo tồn văn hóa truyền thống trong chợ phiên của đồng bào các dân tộc thiểu số tại Cao Bằng
    Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết định số 1642/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức tập huấn về bảo tồn, phát huy đặc trưng văn hóa truyền thống trong chợ phiên của đồng bào các dân tộc thiểu số tại Cao Bằng năm 2024.
  • Thể lệ Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước
    Căn cứ Kế hoạch số 316-KH/BTGTW ngày 29/6/2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương về kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025); Thực hiện Kế hoạch số 238/KH-TU ngày 17/5/2024 của Thành ủy Hà Nội về Kế hoạch Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội đã xây dựng Kế hoạch tổ chức và công bố Thể lệ Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước.
  • [Video] Công bố một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06/Chính phủ trên địa bàn Thủ đô
    Thủ đô Hà Nội là địa phương được Chính Phủ, Tổ công tác triển khai Đề án 06/CP giao thực hiện thí điểm một số nội dung nhiệm vụ của Đề án 06 làm cơ sở đánh giá trước khi nhân rộng. Sau thời gian nghiên cứu thí điểm, UBND thành phố Hà Nội đã công bố một số nền tảng ứng dụng của Đề án 06/Chính phủ gồm: Công dân Thủ đô số iHanoi, Hồ sơ sức khỏe điện tử trên VNeID, Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc I-Cabinet.
  • Giải thưởng Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Bình mang tên Nhà bác học Lê Quý Đôn
    Các thể loại tham dự giải thưởng bao gồm: Văn xuôi, thơ, âm nhạc, múa, sân khấu, kiến trúc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, văn nghệ dân gian, phát thanh - Truyền hình.
  • Làm báo nơi vùng giải phóng
    Tôi học và bắt đầu viết báo từ năm 1974, tại một vùng đất mới giải phóng - đó là Quảng Trị. Nơi ấy lúc bấy giờ là miền đất đói nghèo, đau thương nhưng cũng biết mấy can trường, biết bao thương nhớ… Nói như nhà thơ Chế Lan Viên, ấy là vùng quê: “Những đồi tranh ăn độc gió Lào/ Những ruộng đói mùa, những đồng đói cỏ/ Những đồi sim không đủ quả nuôi người/ Cuộc sống gian lao, ít tiếng nói cười/ Chỉ tiếng gió mù trời chen tiếng súng…”.
  • Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Dấu thiêng miền đất cổ”
    Tối 20/6, quận Bắc Từ Liêm tổ chức chương trình nghệ thuật đình Chèm “Dấu thiêng miền đất cổ” chào mừng Lễ hội truyền thống đình Chèm năm 2024 (diễn ra từ ngày 19/6 đến ngày 21/6), đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • "Hỗn độn và khu vườn" - đánh dấu sự trở lại đường thơ của Nguyễn Vĩnh Tiến
    Công ty cổ phần văn hoá và truyền thông Nhã Nam vừa ra mắt độc giả tập thơ “Hỗn độn và khu vườn” của tác giả Nguyễn Vĩnh Tiến. Tác phẩm đánh dấu một bước phát triển mới trong sự nghiệp thơ của Nguyễn Vĩnh Tiến.
  • Nhà báo Đỗ Quảng - xa và gần…
    Nhà báo Đỗ Quảng sinh năm 1938, hơn tôi một giáp. Mới diện kiến lần đầu và thời gian cũng không nhiều bởi các cuộc họp cộng tác viên báo chí thì vui là chính, nhưng trực giác vén mở tôi biết nhà báo Đỗ Quảng trong đời, trong nghề là con người tiết tháo, khôn ngoan, thâm thúy, chịu chơi, hiện sinh, thực tế. Như thế đã đủ hiểu một con người từ xa đến mà ta mới gặp?! Đây có thể là một trường hợp thú vị nếu chịu khó quan sát tiếp. Rồi phải chờ đến “thì tương lai” mới rõ.
Thị xã Sơn Tây: Chủ động giáo dục học sinh thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO