Thêm nhiều giải pháp thu hút giáo viên mầm non

Hải Truyền| 23/11/2022 15:01

Ngày 22/11, thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, hiện nay, bậc học mầm non của cả nước có 368.968 giáo viên (khối công lập có 271.073 giáo viên, còn lại là khối ngoài công lập). Trong tổng số 271.073 giáo viên công lập, có 256.020 giáo viên trong biên chế, còn lại là giáo viên hợp đồng.

z3902996360124_6a23399d14712eaa96802121c30be396.jpg
Hiện tại, giáo viên bậc mầm non còn thiếu nhiều so với yêu cầu tối thiểu.

Tỷ lệ giáo viên/lớp bình quân trên cả nước là 1,76. So với định mức quy định (2,2 giáo viên/lớp), cấp mầm non còn thiếu hơn 44.000 giáo viên. Về trình độ, tỷ lệ giáo viên mầm non đạt chuẩn theo Luật Giáo dục năm 2019 trên cả nước đạt bình quân là 77,6%.

Theo đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ở các địa phương có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, vẫn còn tình trạng giáo sinh tốt nghiệp tại các trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm đạt trình độ chuẩn đào tạo theo Luật Giáo dục năm 2005, nhưng chưa đạt theo Luật Giáo dục năm 2019. (Luật Giáo dục năm 2019 quy định trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non là có bằng cao đẳng sư phạm trở lên).

Để khẩn trương bảo đảm số lượng giáo viên mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Chính phủ cho phép các địa phương được tuyển dụng, kí hợp đồng với giáo viên đủ điều kiện, nhưng chưa đạt chuẩn đào tạo theo Luật Giáo dục năm 2019; đồng thời đề ra lộ trình đào tạo nâng chuẩn cho các đối tượng theo lộ trình. Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng kiến nghị Chính phủ khẩn trương xây dựng chính sách tiền lương mới theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế theo đúng tinh thần: “Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng”.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đề xuất Chính phủ nâng mức phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non đang hưởng mức 35% và mức 50% lên mức 70%; giáo viên mầm non đang công tác vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn hưởng mức 100%. Với mức đề xuất này, có khoảng hơn 200.000 giáo viên mầm non thuộc đối tượng điều chỉnh.

Để bảo đảm chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các địa phương tuyển dụng hết số biên chế giáo viên đã được giao; triển khai tuyển dụng biên chế giáo viên vừa bổ sung; đồng thời, đề nghị các địa phương tiếp tục chỉ đạo rà soát, xác định cụ thể số lượng, cơ cấu giáo viên còn thiếu của địa phương theo từng cấp học, đến năm 2026 báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ để bổ sung biên chế giáo viên trong tổng số biên chế giáo viên bổ sung đến năm 2026 bảo đảm lộ trình và cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của địa phương.

Bài liên quan
  • Tập đoàn Egroup đầu tư môi trường lý tưởng để phát triển năng lực tư duy và sáng tọa cho trẻ mẫu giáo
    Lứa tuổi mẫu giáo là giai đoạn vàng để trẻ tiếp thu và hình thành những nhận thức đầu tiên, phát triển năng lực tư duy và sáng tạo. Đây chính là lứa tuổi cần được đầu tư để trẻ phát triển nền tảng trí tuệ, hoàn thiện nhân cách ngay từ bậc học nhỏ nhất. Trung tâm đào tạo năng lực tư duy và sáng tạo quốc tế (CMS Edu) do Tập đoàn Egroup đầu tư mang tới môi trường lý tưởng để trẻ được tự do phát triển bằng chính sự tò mò, sáng tạo tự thân.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • Nhà văn hoá Nguyễn Đình Thi - người nghệ sĩ tài hoa của Thủ đô và đất nước
    Chiều 12/12/2024, Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Báo Nhân Dân và các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà văn hóa lớn, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 – 20/12/2024). Hội thảo là dịp để nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
  • Nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử năm 2025
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ban hành Kế hoạch số 362/KH-UBND về tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước, Thủ đô trong năm 2025 trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Thêm nhiều giải pháp thu hút giáo viên mầm non
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO