Thể thao Việt Nam đón tin vui ngày đầu Xuân

PV| 02/02/2023 14:47

Trong buổi làm việc đầy thân tình, cởi mở tại thủ đô Hà Nội vào chiều tối 31/1/2023, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã đàm phán thành công với Quỹ Chiến lược thể thao quốc tế (ISF), mang về những thỏa thuận cụ thể hết sức vui mừng cho thể thao thành tích cao Việt Nam.

z4073898684859185b49ebdebd902065d34beebb119a7e-16751704273941322757532-1675234696325-16752346964721982099648.jpg
Ông Ryu Seung-min - Chủ tịch ISF tặng quà lưu niệm cho Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng sau buổi làm việc vào chiều tối 31/1/2023.

Trước hết đó là việc 100 VĐV của thể thao thành tích cao của Việt Nam sẽ được phía ISF đài thọ toàn bộ kinh phí đào tạo. Trong số 100 VĐV này, phía Hàn Quốc sẽ lựa chọn những VĐV xuất sắc nhất để đưa sang đào tạo tại Hàn Quốc.

Ngoài ra, Công ty TNHH Asong Invest, đối tác chiến lược của Quỹ ISF tại Việt Nam cũng đồng ý trao mức thưởng 1 triệu USD cho VĐV của Việt Nam đoạt HCV, 500 ngàn USD cho VĐV đoạt HCB và 200 ngàn USD cho VĐV đoạt HCĐ tại Olympic Paris 2024.

Có thể khẳng định, đây là những tín hiệu rất tích cực cho thể thao thành tích cao Việt Nam trong bối cảnh kinh tế của chúng ta vẫn còn nhiều khó khăn, nguồn lực đầu tư cho thể thao dù đã có sự quan tâm nhưng vẫn còn hạn chế. Đây cũng là sự động viên, khích lệ vô cùng to lớn để các VĐV Việt Nam thêm hăng say tập luyện, thi đấu hết mình cho các giải thể thao quốc tế sắp tới.

Những kết quả bước đầu này cũng là minh chứng rõ ràng nhất cho việc sớm cụ thể hóa các cam kết giữa Bộ VHTTDL Việt Nam và Bộ VHTTDL Hàn Quốc trong lĩnh vực thể thao bằng những hành động thực chất. Đó cũng là "quả ngọt" của quá trình làm việc, đàm phán trong thời gian hơn 1 năm qua của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng với các đối tác phía Hàn Quốc.

Còn nhớ, hơn 1 năm qua, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã có 3 chuyến công tác đến Hàn Quốc (2 lần tháp tùng Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội - PV). Trong chuyến công tác tại Hàn Quốc vào tháng 10/2022, ông đã dành nhiều thời gian để có các cuộc làm việc với Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế; lãnh đạo Quỹ Chiến lược thể thao quốc tế…

Trong các buổi làm việc này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam đã trao đổi về tiềm năng phát triển, cơ hội trong đầu tư cho lĩnh vực thể thao tại Việt Nam. Trong đó, giữa Việt Nam - Hàn Quốc thời gian qua đã có những kết quả bước đầu trong hợp tác ở lĩnh vực thể thao nhất là trong bóng đá, tạo tiền đề vững chắc cho việc phối hợp của hai quốc gia về lĩnh vực này trong tương lai.

Từ những cuộc làm việc này, trong chuyến công tác mà Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng tháp tùng Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sang thăm và làm việc chính thức tại Hàn Quốc vào cuối năm 2022, trước sự chứng kiến của lãnh đạo cấp cao của hai quốc gia, lĩnh vực thể thao đã đạt được những cam kết quan trọng trong thời gian sắp tới. Minh chứng cụ thể cho những cam kết đó chính là kết quả trong buổi làm việc vào chiều tối 31/1 vừa qua.

Có thể thấy rằng, trong những năm qua, với sự quan tâm từ Đảng, Nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp, lĩnh vực thể thao Việt Nam được đầu tư, phát triển đồng đều trên cả 2 trụ cột chính đó là thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao.

Đặc biệt, đối với thể thao thành tích cao và nhất là các bộ môn Olympic, nhờ làm tốt công tác đào tạo trẻ, các VĐV Việt Nam đã giành được nhiều tấm huy chương quý giá ở các đấu trường khu vực và thế giới. Điều đó chứng tỏ thể thao Việt Nam có nhiều tiềm năng, cơ hội để sánh ngang với các quốc gia thế mạnh trong khu vực cũng như quốc tế.

Tin rằng, cùng với sự hỗ trợ tích cực bằng các hành động cụ thể từ các tổ chức thể thao uy tín thế giới, sự quan tâm thường xuyên của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ VHTTDL và toàn xã hội, thể thao thành tích cao của Việt Nam sẽ tiếp tục gặt hái thêm nhiều thành công ở các đấu trường khu vực và thế giới, từng bước khẳng định vị thế của thể thao nước nhà trên trường quốc tế.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Cầu Long Biên cần được coi là Di sản đô thị của Thủ đô Hà Nội
    Theo TS.KTS Nguyễn Hoàng Minh, Phó Trưởng khoa Sau Đại học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, cầu Long Biên và Công viên Văn hóa Bãi Giữa sông Hồng cần được nhìn nhận là Di sản đô thị của Thủ đô Hà Nội.
  • Hà Nội trong mắt tôi
    Tôi sinh ra và lớn lên nơi mảnh đất phương Nam đầy nắng gió. Mỗi lần nhắc đến Hà Nội trái tim tôi lại xuyến xao. Tôi luôn ao ước được chiêm ngưỡng vẻ rêu phong cổ kính. Được đắm mình trong tiết thu se sắt hay cái giá rét của ngày đông phố cổ. Được ngắm nhìn những phụ nữ Hà Thành, với nét duyên dáng đặc trưng của mình.
  • Trao giải Cuộc thi sáng tác truyện đồng thoại ENEOS & MOGU “Đóa hoa đồng thoại” lần thứ 6
    Đóa hoa đồng thoại” là cuộc thi sáng tác truyện ngắn dành cho thiếu nhi, đây là cơ hội để các em học sinh và những người yêu sáng tác có những tác phẩm cho chính mình.
  • 4 nhiệm vụ và giải pháp của Hà Nội về công tác thi đua, khen thưởng năm 2024
    UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch triển khai “Công tác thi đua, khen thưởng năm 2024”, trong đó nhấn mạnh 4 nội dung và giải pháp của Thành phố trong năm tới.
  • Việt Nam được vinh danh là “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới”
    Việt Nam vượt qua 6 quốc gia khác gồm Armenia, Brazil, Ai Cập, Hy Lạp, Nhật Bản và Ả Rập Saudi để thắng giải “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới 2023” tại lễ trao giải chung cuộc World Travel Awards.
  • Diễn viên Minh Tiệp được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Trường quay Cổ Loa
    Minh Tiệp sinh năm 1977, tốt nghiệp ĐH Ngoại ngữ và cử nhân chính trị Học viện Báo chí tuyên truyền. Nam diễn viên lấy bằng thạc sĩ quản lý văn hóa của Đại học Văn hóa năm 2017. Anh sớm nổi tiếng qua các phim: Ban mai xanh, Cuộc gọi lúc 0 giờ, Tiếng dương cầm trên biển, Lập trình cho trái tim...
  • Chuyện tình công chúa Ngọc Hoa với thương nhân Nhật Bản hơn 400 năm trước được tái hiện
    Câu chuyện Công chúa Ngọc Hoa được Chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả cho thương nhân Nhật Bản Araki Sotaro vào thế kỷ 17 được tái hiện trong đêm diễn “Hương sắc Việt Nam” trong khuôn khổ chương trình “Ngày Việt Nam tại Nhật Bản năm 2023” diễn ra tại Fukuoka (Nhật Bản).
  • Nói chệch, viết trật
    Chữ viết sai chính tả do một số nguyên nhân, mà nguyên nhân chính là phát âm không chuẩn (có nơi không sửa được tật nói ngọng). Bài viết này chỉ nêu một số trường hợp dễ thấy nhất.
  • “HỘP NGHỆ THUẬT” - Số 30: Từ xưởng tranh "Dũng Dị Art Studio" đến mô hình du lịch trải nghiệm độc đáo
    Từ chất liệu trang trí cổ truyền, qua bàn tay điêu luyện và yêu nghề của các nghệ sĩ tài hoa đã làm phong phú thêm ngôn ngữ và vẻ đẹp nghệ thuật sơn mài Việt Nam hiện đại. Tìm về làng nghề sơn mài Hạ Thái, huyện Thường Tín, podcast “Hộp nghệ thuật” tuần này đã có cơ hội gặp gỡ và trò chuyện với họa sĩ Trần Công Dũng, nhà sáng lập xưởng tranh Dũng Dị Art Studio, một trong những cá nhân đi đầu trong việc thực hiện mô hình du lịch trải nghiệm làm tranh sơn mài độc đáo giữa lòng Hà Nội.
  • Nhà thờ Lớn Hà Nội - điểm đến dịp Lễ Giáng sinh
    Dù không phải người Hà Nội nào cũng theo đạo nhưng khi nhắc đến Nhà thờ Lớn Hà Nội (nhà thờ chính tòa Hà Nội) thì hầu như ai ai cũng biết. Là một công trình do người Pháp xây dựng, mô phỏng theo kiến trúc của nhà thờ Đức bà Paris. Đây không chỉ là nơi hành hương của tín đồ Công giáo, mà còn là địa điểm du lịch nổi tiếng của Thủ đô.
Thể thao Việt Nam đón tin vui ngày đầu Xuân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO