Thầy thuốc ưu tú Trần Thị Thục Oanh và hành trình lan tỏa yêu

Minh Lý| 16/03/2022 16:04

Trong khi nhiều người chọn cuộc sống an nhàn để thụ hưởng tuổi già thì bà Trần Thị Thục Oanh, hội viên Chi hội 11, Hội Cựu chiến binh phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, TP. Hà Nội lại chọn cho mình một công việc rất bận rộn, vất vả mà theo cách nói của bà thì: “Đi suốt ngày để giúp đỡ người khó khăn, nghèo khổ”.

Thầy thuốc ưu tú Trần Thị Thục Oanh và hành trình lan tỏa yêu
Thầy thuốc ưu tú Trần Thị Thục Oanh

Trưởng thành từ mất mát, đau thương
Bà Trần Thị Thục Oanh sinh ra và lớn lên tại Tuyên Quang, trong một gia đình bố mẹ là người hoạt động cách mạng. Từ nhỏ bà đã chứng kiến tình cảnh đau thương của gia đình khi bố thì bị giặc Pháp bắn chết, nhà bị thiêu trụi, vườn tược tan hoang, mẹ cũng từ đó mà lâm bệnh và qua đời. Hai chị em gái bà phải nương tựa vào nhau để sống. Chính bởi lẽ đó bà Oanh thấm thía hơn bao giờ hết cái khó khăn, cơ cực và nỗi thống khổ của những người nghèo. 
Năm 1951, theo tiếng gọi của Tổ quốc, cô hộ lý Trần Thị Thục Oanh nhập ngũ vào Viện 6 ở Yên Kiện, Đoan Hùng, Phú Thọ. Suốt thời gian dài sau đó, hộ lý - y tá - y sĩ Trần Thị Thục Oanh đã trải qua những tháng ngày “mưa bom, bão đạn” phục vụ chiến đấu, cứu chữa thương binh… trên nhiều chiến trường như: Tây Bắc, Hòa Bình, Điện Biên Phủ, Tây Nguyên, Lào, Campuchia… Chứng kiến cảnh vừa gian khổ, khốc liệt; vừa nguy hiểm, đáng sợ của chiến tranh bởi “những đêm chôn xác đồng đội nơi chiến trường”, đã hun đúc trong bà một nghĩa tình cao cả, trân trọng và thương yêu vô hạn đối với những đồng đội đã để lại một phần máu xương hoặc đã hy sinh nơi chiến trường và cả thân nhân của họ nơi hậu phương. 
Nhắc về những kỷ niệm không thể nào quên trong thời gian tham gia phục vụ chiến đấu thực hiện nhiệm vụ của người chiến sĩ quân y trên chiến trường, bà Oanh trầm tư nhớ lại: “Tôi đã chứng kiến cuộc sống chiến trường mùa mưa đầu tiên, khí hậu khắc nghiệt, bom đạn ác liệt, địch rải chất độc hóa học dioxin ngày đêm; thiếu gạo, thiếu thuốc, bệnh sốt rét ác tính triền miên… Thương bệnh binh ở các hướng chuyển về, thương binh nặng đau đớn kêu rên từng giờ mà chúng tôi phải nén lòng để trị thương cứu chữa cho họ; đêm đêm rơi nước mắt, không ngủ được vì thương đồng đội…”.
Năm 1969, bà Oanh được cử ra miền Bắc học bác sĩ và công tác trong quân đội đến năm 1989 thì phục viên. Sau nhiều năm cống hiến và đóng góp cho ngành y, bà vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú” vào năm 2012.

Trọn đời làm việc thiện
Luôn trăn trở suy nghĩ về các đồng đội đã hy sinh và để lại một phần thân thể nơi chiến trường để bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân như ngày hôm nay; trở về với đời thường sau gần 40 năm phục vụ trong quân ngũ, với tinh thần của người lính Trường Sơn và tấm lòng “lương y như từ mẫu”, “thương người như thể thương thân…”, trong nhiều năm qua, bà Trần Thị Thục Oanh đã tích cực tham gia nhiều hoạt động nghĩa tình, tri ân đồng đội; lặn lội khắp nơi trên dải đất hình chữ S để làm việc thiện. 
Thầy thuốc ưu tú Trần Thị Thục Oanh và hành trình lan tỏa yêu
Từ lúc nghỉ hưu, bà mở phòng mạch khám tư nhân chủ yếu giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, người già, trẻ em với lệ phí khám bệnh là 0 đồng. Cũng từ đó, hành trình làm việc thiện và lan tỏa yêu thương muôn nơi, không mệt mỏi của bà bắt đầu. Bà khám miễn phí và ủng hộ tiền cho người nghèo chữa bệnh ở nhiều nơi như: Thạch Thất (Hà Nội), Ninh Bình, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang…; ủng hộ tiền cho người nghèo chữa bệnh, xây nhà, mua đất làm nhà, như: gia đình cô Hoa Soát (25 triệu đồng), gia đình cô Cúc (30 triệu đồng), cô Xinh (35 triệu đồng)…; ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, hội viên hội cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn; ủng hộ tìm kiếm và xây mộ cho các liệt sĩ…
Năm 2018, bà giúp đỡ đưa hài cốt của 3 liệt sĩ Viện Quân y 211/QDD ở Tây Nguyên về nghĩa trang quê nhà, hỗ trợ xây nhà tình nghĩa 443 triệu đồng. Năm 2020, bà ủng hộ các gia đình lũ lụt ở Rào Trăng, huyện Hương Trà 50 triệu đồng. 
Theo thống kê, từ năm 2010 đến năm 2021, bà Oanh đã ủng hộ người có hoàn cảnh khó khăn và xây nhà tình nghĩa với tổng số tiền gần 2,4 tỷ đồng. Hiện nay, bà tiếp tục giúp xây dựng 3 nhà tình nghĩa cho 3 gia đình cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn ở các huyện Mê Linh, Phúc Thọ. 
Đặc biệt, hưởng ứng Lời kêu gọi gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà đã làm đơn tình nguyện xung phong tham gia công tác phòng, chống dịch, tiêm vắc xin và ủng hộ quỹ phòng chống dịch 46 triệu đồng.
Thầy thuốc ưu tú Trần Thị Thục Oanh và hành trình lan tỏa yêu
Bà Trần Thị Thục Oanh trong những lần trao quà từ thiện tình nghĩa đồng đội
Để ghi nhận những đóng góp của bà trong hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng, bà vinh dự được Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” năm 2021.
Có thể nói, niềm vui lớn nhất của bà Oanh là mỗi ngày có thể giúp đỡ càng nhiều những người nghèo khổ, khó khăn. Bà chia sẻ: “Tôi sống có một mình, tuổi đã cao, ăn không hết bao nhiêu.. Còn sống khỏe ngày nào, cứ cóp nhặt được bao nhiêu tiền là tôi lại giúp đỡ người nghèo. Cứ ai nghèo khổ là tôi giúp đỡ…”. 
Đến nay đã gần 90 tuổi, nhưng trong tim vị nữ bác sĩ quân y, thầy thuốc ưu tú Trần Thị Thục Oanh chưa lúc nào tắt ngọn lửa nhân ái, yêu thương con người. Nhiều năm qua, tấm lòng vàng và những việc làm cao cả của bà đã góp phần lan tỏa những giá trị nhân văn cao cả, tốt đẹp trong cuộc sống; làm ấm lòng những người có số phận không may mắn, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn; giúp họ vươn lên và trở thành người có ích cho xã hội.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
  • Huy động sức dân xây dựng Thủ đô Sáng - Xanh – Sạch – Đẹp
    Với quyết tâm mạnh mẽ, cam kết tạo ra bước đột phá trong công tác bảo vệ môi trường, kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm, thúc đẩy phong trào chung tay hành động để xây dựng Thủ đô, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 359/KH-UBND về việc thực hiện phong trào thi đua Sáng - Xanh – Sạch – Đẹp của Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Thầy thuốc ưu tú Trần Thị Thục Oanh và hành trình lan tỏa yêu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO